timber
30-07-2012, 10:28 AM
<div align="center">TAM THẬP LỤC KẾ
(36 CHƯỚC)</div>
Lời giới thiệu
Nói đến mưu kế, có người cho rằng nó chỉ là sự lừa bịp, dối trá, gian manh, ác độc… Thực ra, mưu kế là sản phẩm trí tuệ của con người, nó giúp con người vượt qua những tình huống khó khăn phức tạp, đạt đến mục têu bằng khả năng chủ quan và theo quy luật khác quan. Sử sách đã ghi nhận không ít người làm nên sự nghiệp nhờ “đa mưu, túc trí”, biết tạo thời cơ và tận dụng thời cơ. Vậy mưu kế là tốt hoặc xấu phải xét ở mục đích, động cơ ta sử dụng nó.
Tập sách này giới thiệu “ ba mươi sáu chước” khá điển hình. Tác giả chọn trích các ví dụ từ trong truyện tích Trung Hoa, bởi lẽ chúng đã được lưu truyền khác rộng rãi trong nhân dân ta từ trước đến nay. Mặt khác, xã hội phong kiến Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại đã là nơi tiêu biểu để bộc lộ sự tranh chấp giữa thiện và ác, giữa chính và tà… để lại cho người đời sau nhiều tấm gương, nhiều bài học không dễ bỏ qua.
Con số “tam thập lục” cũng mang nặng tinh thần triết lý phương Đông – Nó là “thái dương chi số lục lục”(sáu lần sáu bằng ba mươi sáu”, biểu thị sự biến hoá vô cùng, theo quan niệm của người xưa. Tuy nhiên, cho dù các mưu kế là thiên biến vạn hoá, nó vẫn có những nguyên tắc, những cơ sở có tính quy luật mà chúng ta có thể nhận biết và học hỏi để tăng thêm khả năng xét đoán, khả năng ứng xử trong cuộc sống của mỗi người.
NHÀ XUẤT BẢN LONG AN
-1989-
THANH ĐÔNG KÍCH TÂY
Kế “Thanh đông kích tây” là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào mặt tây.
Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là “Thanh đông kích tây” vậy.
Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.
Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:
• Tạo tinh đồn.
• Làm tối tai rối mắt địch.
• Buộc đối phương lo nhiều mặt.
• Mê hoặc ý chí của địch.
• Nghi binh.
• Làm phân tán lực lượng đối phương.
• Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
Nguyên tắc của “Thanh đông kích tây” là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khiên chế của địch.
Điều kỵ khi dùng kế “Thanh đông kích tây” là để lộ cơ.
Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.
Đời Chiến Quốc, nước Tề có một thừa tướng là Mạnh Thường Quân, sau khi trốn khỏi nước Tần liền bị vua Tần cho phao tin là họ Mạnh về Tề để mưu thoán đoạt vương vị. Vua Tề nghe tin đồn, tin là thật, nên thâu hồi tướng ấn của Mạnh Thường Quân, bãi chức đuổi về nơi thôn dã giam lỏng.
Môn khách của Mạnh Thường Quân bấy giờ có người tên là Phùng Huyên, rất mưu trí, lập kế phục vị cho người tri kỷ.
Phùng Huyên mới đến nước Tần, xin vào gặp vua Chiêu Tương Vương nói rằng: Mạnh Thường Quân nay đã bị triệt chức, Phùng Huyên khuyên vua Chiêu Tương Vương nên vời Mạnh Thường Quân về mà dùng.
Vua Tần mừng lắm, phái người bí mật đến đón gặp Mạnh Thường Quân, Phùng Huyên nói xin để ông ta về trước thong báo. Về nước Tề rồi, ông vào thẳng vua Tề, cho biết rằng nước Tần đã cho người bí mật đón Mạnh Thường Quân, nếu để Mạnh Thường Quân bỏ sang Tần thì Tề bất lợi. Vua Tề sai người dò xét thì quả thực có chuyện đó, nên mới hỏi Phùng Huyên có biện pháp nào.
Phùng Huyên đáp:
- Xin bệ hạ hãy khôi phục tướng vị cho Mạnh Thường Quân.
Vua Tề nghe theo.
Nói một chiều, làm xoay chuyển sự việc thànhg một chiều ngược lại đúng theo ý mình muốn, đó lả tác dụng biện chứng của kế “Thanh đông kích tây”.
Đọc trong Tây Hán Chí, người ta hẳn phải thích thủ đoạn: Trần Bình thiết kế cứu Lưu Bang. Câu chuyện như sau:
Lưu Bang và Hạng Vũ chia nhau tấn công Hàm Dương. Vua Sở Hoài Vương, trước mặt dân chúng, chỉ dụ rằng: Ai vào trước, người ấy làm vương.
Lưu Bang vào trước, nhưng Hạng Vũ thì lại nắm trọn quyền hành và chế ngự luôn Lưu Bang, phong cho Lưu Bang làm Hán Trung Vương đóng ở đất Nam Trinh.
Mưu thần của Hạng Vũ là Phạm Tăng, ghét cay ghét đắng Lưu Bang, nhiều lần bày mưu giết cho được. Phạm Tăng xui giữ Lưu Bang ở Hàm Dương trên danh nghĩa là phụ tá, nhưng sự thật là giam lỏng.
Lưu Bang ngày đêm lo thoát hang hùm, mới hỏi kế Trương Lương. Trương Lương mang ra bàn với Trần Bình.
Trần Bình ghé tai Trương Lương nói nhỏ mấy câu, Trương Lương vỗ tay cười ha hả khen là diệu kế, diệu kế.
Sáng hôm sau, Trần Bình tâu với Hạng Vũ xin để Phạm Tăng đến Bành Thành thu xếp cho xong việc Sở Hoài Vương.
Phạm Tăng khi đi, nói với Hạng Vũ 3 vấn đề:
1. Không nên rời Hàm Dương.
2. Phải trọng dụng Hàn Tín, nếu không muốn dùng thì phải giết đi, chớ để Hàn Tín lọt vào tay người khác.
3. Không nên để cho Lưu Bang về Hán Trung
Hạng Vũ gật đầu hứa sẽ y lời khuyên đó.
Phạm Tăng yên trí lên đường.
Mới được ít lâu, Trần Bình dâng biểu lên Hạng Vũ nói đến vấn đề kinh tế quốc gia cần phải tiết kiệm, quân đội đang đóng ở Hàm Dương đế mấy chục vạn người, miệng ăn núi lở, tiếp vận cực kỳ khó khăn, nên để cho quân chư hầu về địa phương của họ để giảm bớt chi tiêu tốn kém.
Hạng Vũ chuẩn tấu, ra lệnh các người mới được thụ phong làm vương các nước chư hầu, ai nấy nội trong năm ngày đem quân về đất Phong. Riêng Lưu Bang, Hạng Vũ giữ lại.
Lưu Bang biết ý Hạng Vương muốn hại, nên lo cuống cuồng, vội cùng Trương Lương tính kế.
Trương Lương xui quân Lưu Bang cũng dâng biểu với lời lẽ thật tự hạ, xin về quê quán là đất Phong Bái thăm cha.
Hạng Vũ xem biểu của Lưu Bang rồi, trầm ngâm hồi lâu mới nói:
- Ông muốn về quê thămg thân phục, thật là lòng hiếu kính hiếm có. Nhưng tôi e không phải như vậy. Phải chăgn ông ở Hàm Dương này nên mới nảy sinh ra lòng biểu kính ấy.
Lưu Bang vẻ mặt âu sầu đáp:
- Cha tôi nay đã già, không ai hầu hạ, tôi ngày đêm mong được gặp mặt. Mấy bữa trước vì thấy chúa công mới lên ngôi sao, công việc bề bộn nên không dám hé răng xin. Nay chư hầu được về bản địa cả, chỉ mình tôi phải ở lại, chẳng biết đến bao giờ mới giáp mặt cha.
Nói rồi, Lưu Bang khóc rống lên một hồi.
Vừa lúc đó thì Trương Lương quỳ xuống tâu:
- Nếu không cho về quê hương thì xin cho được tới Hán Trung, rồi ở nơi ấy sai người về Phong Bái tìm rước thân phụ, cho được làm tròn bổn phận con cái.
Hạng Vũ vuốt râu gật gù:
- Cũng phải. Nếu ta không cho Lưu Bang về Hán Trung, tất họ Lưu sẽ oán ta mà sinh lòng kia khác.
Trần Bình cũng thừc cơ nói vun vào:
- Chúa công đã phong cho Lưu Bang làm Hán Trung Vương, thiên hạ ai cũng hay biết, nếu không cho về thì e khó lòng gây được chữ tín với tiên thiên hạ. Thần dân nghĩ rằng chúa công nói dối, pháp luật có thể vì vậy mà mất uy tín, chẳng bằng chúc công nghe lời Trương Lương, giữ quyến thược Lưu Bang làm con tin, để Lưu Bang đến Hán Trung như vậy vừa giữ chữ tín với thiên hạ lại vừa buộc Lưu Bang phải trung thành với mình, thật là kế lưỡng toàn.
Hạng Vũ suy nghĩ hồi lâu nữa rồi mới bảo với Lưu Bang:
- Mọi người đều nói như vậy thì kể cũng hợp tình hợp lý! Được, bây giờ tôi cho ông về Hán Trung, nhưng tuyệt đối không được tới Phong Bái. Ngày mai ông có thể đi ngay.
Lưu Bang nghe thế, lòng mừng như kẻ chết được cứu sống, nhưng vẫn làm ra vẻ mặt thều não, cố nì nèo xin cho về Phong Bái thăm cha.
Hạng Vũ thấy thế, an ủi rằng:
- Thì ông cứ về Hán Trung đi, tôi sẽ cho người đến Phong Bái đón gia quyến về đây phụng dưỡng chu đáo. Đợi cho tình hình êm đẹp thì ông rảnh rang muốn gì cũng được.
Lưu Bang bấy giờ mới gượng đứng dậy cảm tạ ơn đức lớn của Hạng Vũ.
Lưu Bang trở về doanh trại, lập tức thu dọn đi gấp như mãnh hổ về rừng, trực chỉ Hán Trung.
Còn Hạng Vũ thì vì lỗi lầm này, sau phải tự đâm cổ chết tại Ô Giang.
Diệu kế của Trần Bình là mưu cho Lưu Bang xin về Phong Bái mà thực ra chủ đích là về Hán Trung, chứ vè Phong Bái làm gì!
Tóm lại, “Thanh đông kích tây” là đưa ra một ý đồ giả để che giấu cho ý đồ thực, trong trường hợp không thể giữ tất cả cho hoàn toàn mật.
(36 CHƯỚC)</div>
Lời giới thiệu
Nói đến mưu kế, có người cho rằng nó chỉ là sự lừa bịp, dối trá, gian manh, ác độc… Thực ra, mưu kế là sản phẩm trí tuệ của con người, nó giúp con người vượt qua những tình huống khó khăn phức tạp, đạt đến mục têu bằng khả năng chủ quan và theo quy luật khác quan. Sử sách đã ghi nhận không ít người làm nên sự nghiệp nhờ “đa mưu, túc trí”, biết tạo thời cơ và tận dụng thời cơ. Vậy mưu kế là tốt hoặc xấu phải xét ở mục đích, động cơ ta sử dụng nó.
Tập sách này giới thiệu “ ba mươi sáu chước” khá điển hình. Tác giả chọn trích các ví dụ từ trong truyện tích Trung Hoa, bởi lẽ chúng đã được lưu truyền khác rộng rãi trong nhân dân ta từ trước đến nay. Mặt khác, xã hội phong kiến Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại đã là nơi tiêu biểu để bộc lộ sự tranh chấp giữa thiện và ác, giữa chính và tà… để lại cho người đời sau nhiều tấm gương, nhiều bài học không dễ bỏ qua.
Con số “tam thập lục” cũng mang nặng tinh thần triết lý phương Đông – Nó là “thái dương chi số lục lục”(sáu lần sáu bằng ba mươi sáu”, biểu thị sự biến hoá vô cùng, theo quan niệm của người xưa. Tuy nhiên, cho dù các mưu kế là thiên biến vạn hoá, nó vẫn có những nguyên tắc, những cơ sở có tính quy luật mà chúng ta có thể nhận biết và học hỏi để tăng thêm khả năng xét đoán, khả năng ứng xử trong cuộc sống của mỗi người.
NHÀ XUẤT BẢN LONG AN
-1989-
THANH ĐÔNG KÍCH TÂY
Kế “Thanh đông kích tây” là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào mặt tây.
Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là “Thanh đông kích tây” vậy.
Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.
Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:
• Tạo tinh đồn.
• Làm tối tai rối mắt địch.
• Buộc đối phương lo nhiều mặt.
• Mê hoặc ý chí của địch.
• Nghi binh.
• Làm phân tán lực lượng đối phương.
• Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
Nguyên tắc của “Thanh đông kích tây” là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khiên chế của địch.
Điều kỵ khi dùng kế “Thanh đông kích tây” là để lộ cơ.
Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.
Đời Chiến Quốc, nước Tề có một thừa tướng là Mạnh Thường Quân, sau khi trốn khỏi nước Tần liền bị vua Tần cho phao tin là họ Mạnh về Tề để mưu thoán đoạt vương vị. Vua Tề nghe tin đồn, tin là thật, nên thâu hồi tướng ấn của Mạnh Thường Quân, bãi chức đuổi về nơi thôn dã giam lỏng.
Môn khách của Mạnh Thường Quân bấy giờ có người tên là Phùng Huyên, rất mưu trí, lập kế phục vị cho người tri kỷ.
Phùng Huyên mới đến nước Tần, xin vào gặp vua Chiêu Tương Vương nói rằng: Mạnh Thường Quân nay đã bị triệt chức, Phùng Huyên khuyên vua Chiêu Tương Vương nên vời Mạnh Thường Quân về mà dùng.
Vua Tần mừng lắm, phái người bí mật đến đón gặp Mạnh Thường Quân, Phùng Huyên nói xin để ông ta về trước thong báo. Về nước Tề rồi, ông vào thẳng vua Tề, cho biết rằng nước Tần đã cho người bí mật đón Mạnh Thường Quân, nếu để Mạnh Thường Quân bỏ sang Tần thì Tề bất lợi. Vua Tề sai người dò xét thì quả thực có chuyện đó, nên mới hỏi Phùng Huyên có biện pháp nào.
Phùng Huyên đáp:
- Xin bệ hạ hãy khôi phục tướng vị cho Mạnh Thường Quân.
Vua Tề nghe theo.
Nói một chiều, làm xoay chuyển sự việc thànhg một chiều ngược lại đúng theo ý mình muốn, đó lả tác dụng biện chứng của kế “Thanh đông kích tây”.
Đọc trong Tây Hán Chí, người ta hẳn phải thích thủ đoạn: Trần Bình thiết kế cứu Lưu Bang. Câu chuyện như sau:
Lưu Bang và Hạng Vũ chia nhau tấn công Hàm Dương. Vua Sở Hoài Vương, trước mặt dân chúng, chỉ dụ rằng: Ai vào trước, người ấy làm vương.
Lưu Bang vào trước, nhưng Hạng Vũ thì lại nắm trọn quyền hành và chế ngự luôn Lưu Bang, phong cho Lưu Bang làm Hán Trung Vương đóng ở đất Nam Trinh.
Mưu thần của Hạng Vũ là Phạm Tăng, ghét cay ghét đắng Lưu Bang, nhiều lần bày mưu giết cho được. Phạm Tăng xui giữ Lưu Bang ở Hàm Dương trên danh nghĩa là phụ tá, nhưng sự thật là giam lỏng.
Lưu Bang ngày đêm lo thoát hang hùm, mới hỏi kế Trương Lương. Trương Lương mang ra bàn với Trần Bình.
Trần Bình ghé tai Trương Lương nói nhỏ mấy câu, Trương Lương vỗ tay cười ha hả khen là diệu kế, diệu kế.
Sáng hôm sau, Trần Bình tâu với Hạng Vũ xin để Phạm Tăng đến Bành Thành thu xếp cho xong việc Sở Hoài Vương.
Phạm Tăng khi đi, nói với Hạng Vũ 3 vấn đề:
1. Không nên rời Hàm Dương.
2. Phải trọng dụng Hàn Tín, nếu không muốn dùng thì phải giết đi, chớ để Hàn Tín lọt vào tay người khác.
3. Không nên để cho Lưu Bang về Hán Trung
Hạng Vũ gật đầu hứa sẽ y lời khuyên đó.
Phạm Tăng yên trí lên đường.
Mới được ít lâu, Trần Bình dâng biểu lên Hạng Vũ nói đến vấn đề kinh tế quốc gia cần phải tiết kiệm, quân đội đang đóng ở Hàm Dương đế mấy chục vạn người, miệng ăn núi lở, tiếp vận cực kỳ khó khăn, nên để cho quân chư hầu về địa phương của họ để giảm bớt chi tiêu tốn kém.
Hạng Vũ chuẩn tấu, ra lệnh các người mới được thụ phong làm vương các nước chư hầu, ai nấy nội trong năm ngày đem quân về đất Phong. Riêng Lưu Bang, Hạng Vũ giữ lại.
Lưu Bang biết ý Hạng Vương muốn hại, nên lo cuống cuồng, vội cùng Trương Lương tính kế.
Trương Lương xui quân Lưu Bang cũng dâng biểu với lời lẽ thật tự hạ, xin về quê quán là đất Phong Bái thăm cha.
Hạng Vũ xem biểu của Lưu Bang rồi, trầm ngâm hồi lâu mới nói:
- Ông muốn về quê thămg thân phục, thật là lòng hiếu kính hiếm có. Nhưng tôi e không phải như vậy. Phải chăgn ông ở Hàm Dương này nên mới nảy sinh ra lòng biểu kính ấy.
Lưu Bang vẻ mặt âu sầu đáp:
- Cha tôi nay đã già, không ai hầu hạ, tôi ngày đêm mong được gặp mặt. Mấy bữa trước vì thấy chúa công mới lên ngôi sao, công việc bề bộn nên không dám hé răng xin. Nay chư hầu được về bản địa cả, chỉ mình tôi phải ở lại, chẳng biết đến bao giờ mới giáp mặt cha.
Nói rồi, Lưu Bang khóc rống lên một hồi.
Vừa lúc đó thì Trương Lương quỳ xuống tâu:
- Nếu không cho về quê hương thì xin cho được tới Hán Trung, rồi ở nơi ấy sai người về Phong Bái tìm rước thân phụ, cho được làm tròn bổn phận con cái.
Hạng Vũ vuốt râu gật gù:
- Cũng phải. Nếu ta không cho Lưu Bang về Hán Trung, tất họ Lưu sẽ oán ta mà sinh lòng kia khác.
Trần Bình cũng thừc cơ nói vun vào:
- Chúa công đã phong cho Lưu Bang làm Hán Trung Vương, thiên hạ ai cũng hay biết, nếu không cho về thì e khó lòng gây được chữ tín với tiên thiên hạ. Thần dân nghĩ rằng chúa công nói dối, pháp luật có thể vì vậy mà mất uy tín, chẳng bằng chúc công nghe lời Trương Lương, giữ quyến thược Lưu Bang làm con tin, để Lưu Bang đến Hán Trung như vậy vừa giữ chữ tín với thiên hạ lại vừa buộc Lưu Bang phải trung thành với mình, thật là kế lưỡng toàn.
Hạng Vũ suy nghĩ hồi lâu nữa rồi mới bảo với Lưu Bang:
- Mọi người đều nói như vậy thì kể cũng hợp tình hợp lý! Được, bây giờ tôi cho ông về Hán Trung, nhưng tuyệt đối không được tới Phong Bái. Ngày mai ông có thể đi ngay.
Lưu Bang nghe thế, lòng mừng như kẻ chết được cứu sống, nhưng vẫn làm ra vẻ mặt thều não, cố nì nèo xin cho về Phong Bái thăm cha.
Hạng Vũ thấy thế, an ủi rằng:
- Thì ông cứ về Hán Trung đi, tôi sẽ cho người đến Phong Bái đón gia quyến về đây phụng dưỡng chu đáo. Đợi cho tình hình êm đẹp thì ông rảnh rang muốn gì cũng được.
Lưu Bang bấy giờ mới gượng đứng dậy cảm tạ ơn đức lớn của Hạng Vũ.
Lưu Bang trở về doanh trại, lập tức thu dọn đi gấp như mãnh hổ về rừng, trực chỉ Hán Trung.
Còn Hạng Vũ thì vì lỗi lầm này, sau phải tự đâm cổ chết tại Ô Giang.
Diệu kế của Trần Bình là mưu cho Lưu Bang xin về Phong Bái mà thực ra chủ đích là về Hán Trung, chứ vè Phong Bái làm gì!
Tóm lại, “Thanh đông kích tây” là đưa ra một ý đồ giả để che giấu cho ý đồ thực, trong trường hợp không thể giữ tất cả cho hoàn toàn mật.