Home Rules Contact  
Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam Kiến thức xã hội Kiến thức văn học Văn học phổ thông, Tam thập lục kế

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 30-07-2012, 10:28 AM
timber timber đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 167
Mặc định Tam thập lục kế

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

TAM THẬP LỤC KẾ
(36 CHƯỚC)


Lời giới thiệu
Nói đến mưu kế, có người cho rằng nó chỉ là sự lừa bịp, dối trá, gian manh, ác độc… Thực ra, mưu kế là sản phẩm trí tuệ của con người, nó giúp con người vượt qua những tình huống khó khăn phức tạp, đạt đến mục têu bằng khả năng chủ quan và theo quy luật khác quan. Sử sách đã ghi nhận không ít người làm nên sự nghiệp nhờ “đa mưu, túc trí”, biết tạo thời cơ và tận dụng thời cơ. Vậy mưu kế là tốt hoặc xấu phải xét ở mục đích, động cơ ta sử dụng nó.

Tập sách này giới thiệu “ ba mươi sáu chước” khá điển hình. Tác giả chọn trích các ví dụ từ trong truyện tích Trung Hoa, bởi lẽ chúng đã được lưu truyền khác rộng rãi trong nhân dân ta từ trước đến nay. Mặt khác, xã hội phong kiến Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại đã là nơi tiêu biểu để bộc lộ sự tranh chấp giữa thiện và ác, giữa chính và tà… để lại cho người đời sau nhiều tấm gương, nhiều bài học không dễ bỏ qua.

Con số “tam thập lục” cũng mang nặng tinh thần triết lý phương Đông – Nó là “thái dương chi số lục lục”(sáu lần sáu bằng ba mươi sáu”, biểu thị sự biến hoá vô cùng, theo quan niệm của người xưa. Tuy nhiên, cho dù các mưu kế là thiên biến vạn hoá, nó vẫn có những nguyên tắc, những cơ sở có tính quy luật mà chúng ta có thể nhận biết và học hỏi để tăng thêm khả năng xét đoán, khả năng ứng xử trong cuộc sống của mỗi người.
NHÀ XUẤT BẢN LONG AN
-1989-


THANH ĐÔNG KÍCH TÂY
Kế “Thanh đông kích tây” là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào mặt tây.

Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là “Thanh đông kích tây” vậy.

Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.

Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:
• Tạo tinh đồn.
• Làm tối tai rối mắt địch.
• Buộc đối phương lo nhiều mặt.
• Mê hoặc ý chí của địch.
• Nghi binh.
• Làm phân tán lực lượng đối phương.
• Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
Nguyên tắc của “Thanh đông kích tây” là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khiên chế của địch.

Điều kỵ khi dùng kế “Thanh đông kích tây” là để lộ cơ.

Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.

Đời Chiến Quốc, nước Tề có một thừa tướng là Mạnh Thường Quân, sau khi trốn khỏi nước Tần liền bị vua Tần cho phao tin là họ Mạnh về Tề để mưu thoán đoạt vương vị. Vua Tề nghe tin đồn, tin là thật, nên thâu hồi tướng ấn của Mạnh Thường Quân, bãi chức đuổi về nơi thôn dã giam lỏng.

Môn khách của Mạnh Thường Quân bấy giờ có người tên là Phùng Huyên, rất mưu trí, lập kế phục vị cho người tri kỷ.

Phùng Huyên mới đến nước Tần, xin vào gặp vua Chiêu Tương Vương nói rằng: Mạnh Thường Quân nay đã bị triệt chức, Phùng Huyên khuyên vua Chiêu Tương Vương nên vời Mạnh Thường Quân về mà dùng.

Vua Tần mừng lắm, phái người bí mật đến đón gặp Mạnh Thường Quân, Phùng Huyên nói xin để ông ta về trước thong báo. Về nước Tề rồi, ông vào thẳng vua Tề, cho biết rằng nước Tần đã cho người bí mật đón Mạnh Thường Quân, nếu để Mạnh Thường Quân bỏ sang Tần thì Tề bất lợi. Vua Tề sai người dò xét thì quả thực có chuyện đó, nên mới hỏi Phùng Huyên có biện pháp nào.

Phùng Huyên đáp:
- Xin bệ hạ hãy khôi phục tướng vị cho Mạnh Thường Quân.

Vua Tề nghe theo.

Nói một chiều, làm xoay chuyển sự việc thànhg một chiều ngược lại đúng theo ý mình muốn, đó lả tác dụng biện chứng của kế “Thanh đông kích tây”.

Đọc trong Tây Hán Chí, người ta hẳn phải thích thủ đoạn: Trần Bình thiết kế cứu Lưu Bang. Câu chuyện như sau:

Lưu Bang và Hạng Vũ chia nhau tấn công Hàm Dương. Vua Sở Hoài Vương, trước mặt dân chúng, chỉ dụ rằng: Ai vào trước, người ấy làm vương.

Lưu Bang vào trước, nhưng Hạng Vũ thì lại nắm trọn quyền hành và chế ngự luôn Lưu Bang, phong cho Lưu Bang làm Hán Trung Vương đóng ở đất Nam Trinh.

Mưu thần của Hạng Vũ là Phạm Tăng, ghét cay ghét đắng Lưu Bang, nhiều lần bày mưu giết cho được. Phạm Tăng xui giữ Lưu Bang ở Hàm Dương trên danh nghĩa là phụ tá, nhưng sự thật là giam lỏng.

Lưu Bang ngày đêm lo thoát hang hùm, mới hỏi kế Trương Lương. Trương Lương mang ra bàn với Trần Bình.

Trần Bình ghé tai Trương Lương nói nhỏ mấy câu, Trương Lương vỗ tay cười ha hả khen là diệu kế, diệu kế.

Sáng hôm sau, Trần Bình tâu với Hạng Vũ xin để Phạm Tăng đến Bành Thành thu xếp cho xong việc Sở Hoài Vương.

Phạm Tăng khi đi, nói với Hạng Vũ 3 vấn đề:
1. Không nên rời Hàm Dương.
2. Phải trọng dụng Hàn Tín, nếu không muốn dùng thì phải giết đi, chớ để Hàn Tín lọt vào tay người khác.
3. Không nên để cho Lưu Bang về Hán Trung

Hạng Vũ gật đầu hứa sẽ y lời khuyên đó.

Phạm Tăng yên trí lên đường.

Mới được ít lâu, Trần Bình dâng biểu lên Hạng Vũ nói đến vấn đề kinh tế quốc gia cần phải tiết kiệm, quân đội đang đóng ở Hàm Dương đế mấy chục vạn người, miệng ăn núi lở, tiếp vận cực kỳ khó khăn, nên để cho quân chư hầu về địa phương của họ để giảm bớt chi tiêu tốn kém.

Hạng Vũ chuẩn tấu, ra lệnh các người mới được thụ phong làm vương các nước chư hầu, ai nấy nội trong năm ngày đem quân về đất Phong. Riêng Lưu Bang, Hạng Vũ giữ lại.

Lưu Bang biết ý Hạng Vương muốn hại, nên lo cuống cuồng, vội cùng Trương Lương tính kế.

Trương Lương xui quân Lưu Bang cũng dâng biểu với lời lẽ thật tự hạ, xin về quê quán là đất Phong Bái thăm cha.

Hạng Vũ xem biểu của Lưu Bang rồi, trầm ngâm hồi lâu mới nói:
- Ông muốn về quê thămg thân phục, thật là lòng hiếu kính hiếm có. Nhưng tôi e không phải như vậy. Phải chăgn ông ở Hàm Dương này nên mới nảy sinh ra lòng biểu kính ấy.

Lưu Bang vẻ mặt âu sầu đáp:
- Cha tôi nay đã già, không ai hầu hạ, tôi ngày đêm mong được gặp mặt. Mấy bữa trước vì thấy chúa công mới lên ngôi sao, công việc bề bộn nên không dám hé răng xin. Nay chư hầu được về bản địa cả, chỉ mình tôi phải ở lại, chẳng biết đến bao giờ mới giáp mặt cha.

Nói rồi, Lưu Bang khóc rống lên một hồi.

Vừa lúc đó thì Trương Lương quỳ xuống tâu:
- Nếu không cho về quê hương thì xin cho được tới Hán Trung, rồi ở nơi ấy sai người về Phong Bái tìm rước thân phụ, cho được làm tròn bổn phận con cái.

Hạng Vũ vuốt râu gật gù:
- Cũng phải. Nếu ta không cho Lưu Bang về Hán Trung, tất họ Lưu sẽ oán ta mà sinh lòng kia khác.

Trần Bình cũng thừc cơ nói vun vào:
- Chúa công đã phong cho Lưu Bang làm Hán Trung Vương, thiên hạ ai cũng hay biết, nếu không cho về thì e khó lòng gây được chữ tín với tiên thiên hạ. Thần dân nghĩ rằng chúa công nói dối, pháp luật có thể vì vậy mà mất uy tín, chẳng bằng chúc công nghe lời Trương Lương, giữ quyến thược Lưu Bang làm con tin, để Lưu Bang đến Hán Trung như vậy vừa giữ chữ tín với thiên hạ lại vừa buộc Lưu Bang phải trung thành với mình, thật là kế lưỡng toàn.

Hạng Vũ suy nghĩ hồi lâu nữa rồi mới bảo với Lưu Bang:
- Mọi người đều nói như vậy thì kể cũng hợp tình hợp lý! Được, bây giờ tôi cho ông về Hán Trung, nhưng tuyệt đối không được tới Phong Bái. Ngày mai ông có thể đi ngay.

Lưu Bang nghe thế, lòng mừng như kẻ chết được cứu sống, nhưng vẫn làm ra vẻ mặt thều não, cố nì nèo xin cho về Phong Bái thăm cha.

Hạng Vũ thấy thế, an ủi rằng:
- Thì ông cứ về Hán Trung đi, tôi sẽ cho người đến Phong Bái đón gia quyến về đây phụng dưỡng chu đáo. Đợi cho tình hình êm đẹp thì ông rảnh rang muốn gì cũng được.

Lưu Bang bấy giờ mới gượng đứng dậy cảm tạ ơn đức lớn của Hạng Vũ.

Lưu Bang trở về doanh trại, lập tức thu dọn đi gấp như mãnh hổ về rừng, trực chỉ Hán Trung.

Còn Hạng Vũ thì vì lỗi lầm này, sau phải tự đâm cổ chết tại Ô Giang.

Diệu kế của Trần Bình là mưu cho Lưu Bang xin về Phong Bái mà thực ra chủ đích là về Hán Trung, chứ vè Phong Bái làm gì!

Tóm lại, “Thanh đông kích tây” là đưa ra một ý đồ giả để che giấu cho ý đồ thực, trong trường hợp không thể giữ tất cả cho hoàn toàn mật.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 30-07-2012, 10:29 AM
qtuanfashion qtuanfashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 170
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

ĐIỆU HỔ LY SƠN

Kế “Điệu hổ ly sơn” là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng.

Kế “Điệu hổ ly sơn” có 2 lối:

Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ.

Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.

Trong lịch sử, xuất sắc nhất về kế này phải kể đến Trần Bình.

Ông đưa cho Lưu Bang sáu giải pháp mà giải pháp nào cũng đều thuộc kế “Điệu hổ ly sơn”. Sáu giải pháp ấy như sau:
• Dùng vàng bạc để phản gián ly khai Sở Vương và các trọng thần, các người tài giỏi.
• Chọc tức Phạm Tăng, khiến Phạm Tăng bỏ đi để cô lập Sở Vương.
• Nửa đêm thả hai ngàn mỹ nữ để giải vây cho Lưu Bang khỏi nguy khốn trong vụ Huỳnh Đường.
• Xui Lưu Bang phong cho Hàn Tín làm Tề Vương để Hàn Tín hết lòng một dạ.
• Xui Lưu Bang giả đi chơi Vân Mộng để bắt Hàn Tín.
• Cứu thoát Lưu Bang khỏi nạn Bạch Đằng.


Đọc Đông Chu Liệt Quốc có vụ Trịnh Trang Công đáng làm tiêu biểu cho kế “Điệu hổ ly sơn”.
Trịnh Vũ Công lấy Khương Thị, con gái Thân Hầu sinh ra 2 con. Con lớn là Ngụ Sinh, con thứ là Đoạn.

Ngụ Sinh được sanh ra sau cơn mộng dữ nên Khương Thị không ưa, còn Đoạn khí dũng hiên ngang nên Khương Thị yêu chiều.

Trước mặt chồng, Khương Thị thường nói những giọng ghét bỏ con lớn và tang bốc con nhỏ, xui chồng bỏ trưởng lập thứ. Nhưng vua Vũ Công nói:
- Trưởng ấu phải có thứ tự, không thể hỗn loạn, huống chi Ngụ Sinh chẳng có lỗi gì, tình lý đều trái cả.

Nghĩ thế, nên vua Vũ Công quyết lập Ngụ Sinh làm thế tử và chỉ cho công tử Đoạn một thành nhỏ ở Nam Huy.

Khi Vũ Công chết, thế tử Ngụ Sinh lên ngọi, hiệu là Trịnh Trang Công.

Mẹ là Khương Thị, thấy con thứ chẳng có quyền thế gì cả, không bằng lòng, nên nói với Ngụ Sinh:
- Nay con thừa kế sự nghiệp ông cha được cả thiên hạ mà thằng Đoạn chỉ có vài trăm dặm đất, con nhẫn tâm thế sao?

Ngụ Sinh nói:
- Ý mẹ thế nào, con xin vâng theo.

Khương Thị đáp:
- Mẹ nghĩ con nên cho Đoạn về một thành trấn lớn như Chế Ấp chẳng hạn.

Ngụ Sinh nói:
- Chế Ấp là hiểm địa, cha đã dặn con là không được phong đất ấy cho ai. Ngoài ra, mẹ muốn đất nào con cũng bằng lòng.

- Thế thì con cắt Nam Kinh thành mà phong cho em con vậy.

Ngụ Sinh suy tư không nói gì.

Khương Thị giận dữ, phất tay áo đứng dậy mà rằng:
- Nếu mày không đồng ý thì để mẹ con tao đi.

Ngu Sinh sợ hãi vội nói:
- Mẹ đừng giận con, con xin tuân lời mẹ.

Ngày hôm sau, Trang Công thiết triều tuyên bố phong cho Đoạn trấn Kinh thành. Quan đại phu là Sái Túc lên khải tấu:
- Không được, Trời không hai mặt trời, dân không thể hai chủ; Kinh thành là đất trọng yếu, đất rộng người nhiều, giá trị quân sự, chính trị không thua gì Hoàng thành. Thêm nữa, công tử Đoạn là con yêu của phu nhân, nếu phong thêm một vị vua nữa thì ngày kia e manh tâm làm loạn, thật là nguy khốn cho bệ hạ lắm.

Trang Công nghe dại phu Sái Túc can gián, gạt đi:
- Không nên nói, đó là lệnh của mẹ ta.

Nói về công tử Đoạn, trước khi lên đường vào từ biệt mẹ. Khương Thị đuổi tả hữu ra nói nhỏ với Đoạn:
-Lần này việc phong ấp cho con rất là miễn cưỡng. Sau này thế nào cũng sẽ thay đổi, con phải sớm tính toán. Đến Kinh thành rồi tụ binh, tích lương mà chuẩn bị thời cơ, mẹ sẽ làm nội ứng để đạp đổ thằng Ngụ Sinh, như vậy mẹ mới hài lòng.

Đoạn vâng mệnh xuất thành, dương dương tự đắc, nghĩ mình sắp lên ngôi vua. Tới nơi, các thủ trưởng địa phương đã nghênh đón chúc mừng, Đoạn nói:
-Các ngươi từ này thuế má phải nộp giao ta, binh mã phải do ta cai quản, không được trái lệnh.

Các thủ trưởng thấy Đoạn là con yêu của mẫu hậu, có thể là quốc vương, vả lại phong thái Đoạn rất hiên ngang, có thể là người xuất chúng, nên ai nấy đều vâng lệnh.

Từ đó, Đoạn ra sức huấn luyện quân đội, thực lực mỗi ngày mỗi tăng.\

Nhân viên tình báo đem việc này trình với Trang Công, Trang Công chỉ cười. Trong triều có một vị quan hô to:
-Xin hãy xử trảm công tử Đoạn.

Trang Công nhìn xuống thì ra là quan thượng khanh họ Lã:
-Quan thượng khanh có cao luận gì chăng?

Họ Lã đáp:
-Từ trước đến nay, những người được phong ấp không được nắm quyền quân sự, nay có mưu đồ quân quyền thì tội đáng chết, không tha thứ. Công tử Đoạn cậy mẫu thân yêu chiều, cậy Kinh thành kiên cố, ngày đêm luyện binh, thế chẳng phải mưu thoán đoạt hay sao? Xin trao quyền cho tôi, tôi sẽ đến tận nơi thảo phạt để trừ hậu hoạ.

-Nhưng Đoạn chưa có hành vi tạo phản mà.

Lã thượng khanh nói:
-Nay theo báo cáo, các đất đai đang bị lấn, thuế má bị lạm, chính sách tằm ăn dâu của Đoạn đã bắt đầu.

Trang Công cười lớn mà nói:
-Đoạn là con cưng của mẹ ta, là em ta. Ta thà mất đất còn hơn làm phật ý mẹ ta, còn hơn là cắt tình máu mủ.

Lã thượng khanh tiến lên tâu:
-Tôi không sợ mất đầu mà tôi sợ nhân tâm đang biến, họ thấy thế lực Đoạn mỗi ngày một to, ai nấy đều chờ đợi mong ngóng. Nếu cứ nhẫn nhịn mãi, tơi sợ khó kịp trở tay. Nay chúa công dung công tử, chắc gì mai công tử sẽ dung chúa công.

Không đợi Lã thượng khanh nói hết lời, Trang Công đã gạt đi:
-Xin đừng nói bậy, ta sẽ có biện pháp để cảm hoá y.

Lã thượng khanh ra ngoài nói với Sái Túc:
-Chúa công thiên vị tư tình, quên mất đại kế quốc gia, tôi thật đau lòng.

Sái Túc nói:
-Đừng ngại, tôi xem chúa công vốn là người túc trí đa mưu, tôi chắc chúa công chẳng quên đâu, chẳng qua giữa chỗ đông người không tiện tiết lộ đó mà thôi. Ông là người trong họ, vậy nên yết kiến riêng hỏi xem sự tình mới rõ được.

Lã thượng khanh nghe lời Sái Túc, bèn vào cung cấm gặp Trang Công mà rằng:
-Chúa công lên ngôi, ai nấy đều biết mẫu hậu không muốn, vì mẫu hậu định đưa công tử Đoạn kế vị. Nay công tử hoành hành rõ ràng là có âm mưu đoạt quyền rồi, vạn nhất cả trong lẫn ngoài giúp cho nhau thì làm sao chúa công chống đỡ?

Trang Công nói:
-Ta đã biết cả, nhưng không muốn làm cho bẽ mặt mẫu hậu đó thôi.

Lã thượng khanh nói:
-Bệ hạ không nghe chuyện Chu Công chém Quản Sái hay sao? Việc phải quyết mà không quyết, e sau này hối không kịp.

Trang Công thở dài:
-Bởi thế đến nay ta đành phải giả câm giả điếc để cho nó muốn làm gì thì làm. Ta đành đợi nó tỏ rõ hành động, lúc ầy ta phạt tội nó cũng không muộn.

Lã thượng khanh bấy giờ mới tỉnh ngộ nói rằng:
-Chúa công thật là người nhìn xa thấy rộng, nhưng tôi vẫn sợ rằng để chậm một ngày, thế lực nó lớn lên một ngày.

-Việc ấy ta cũng thấu hiểu cả! Đoạn tuy có âm mưu đoạt quyền, nhưng chưa rõ rệt, nếu ta trấn áp nó sớm, mẹ ta sẽ làm dự, khiến người ngoài đàm tiếu chê ta không có nghĩa tình an hem, cười ta vô tình vô nghĩa.

-Chẳng bằng phải tính trước, bóp vỡ âm mưu từ trong trứng nước.

Trang Công hỏi:
-Tính kế nào?

Lã thượng khanh thưa:
-Chúa công lâu nay chưa đến triều kiến Chu Thất. Bây giờ chúa công nên sửa soạn xuất du để nhử cho Đoạn khởi sự. Tôi sẽ phục quân để đợi lúc ra tây, một mặt đánh tan binh Đoạn, một mặt tiến vào chiếm luôn căn cứ địa của Đoạn. Như vậy Đoạn khó lòng thoát.

Trang Công gật đầu khen kế nhay.

Hôm sau, lúc thiết triều, Trang Công giả đưa ra một mệnh lệnh giao cho quan đại phu Sái Túc trông nom quốc sự trong lúc Trang Công bắng mặt để đi triều kiến Chu Vương.

Khương Thị nghe tin, thấy cơ hội đẽ đến, vội vã mật sai người mang tin cho công tử Đoạn, ước hẹn thắng năm khởi binh đánh chiếm Hoành thành.

Vào hạ tuần tháng tư, Lã thượng khanh âm thầm điều động quân ngày đêm mai phục ở các nơi hiểm yếu, bắt được kẻ đưa thư giết đi, đem thư dâng lên Trang Công. Trang Công xem xong nói:
-Kẻ tự tác điều ác nghiệt sẽ phải chịu hết hậu quả.

Nói rồi, lại cho một người thân tín giả là kẻ tâm phúc của Khương Thị đưa thư đến cho Đoạn. Đoạn hồi thư hẹn đúng ngày khởi sự, dấu hiện là một lá cờ trắng ở trên lầu thành.

Trang Công cả mừng nói:
-Chứng cớ ở đây, thử xem nó còn chối cãi được nữa không?

Lập tức Trang Công vào từ biệt mẹ đi triều kiến Chu Vương. Khương Thị cũng đãi bôi vài lời.

Nói về Đoạn, Đoạn vội vã chuẩn bị cho con sang Vệ mượn quân phao tin là phải về chấp chính trong lúc Trang Công vắng nhà.

Giữa lức ấy thì Lã thượng khanh cho quân tiềm nhập Kinh thành. Thấy Đoạn và quân đội đã ra khỏi thành, liền ra lệnh phóng hoả chiếm luôn Kinh thành, xuất bảng an dân, kết tội bội phản của công tử Đoạn.

Đoạn đi đến nửa đường, nghe tin địa bàn của mình bị cướp, tâm lý hoang mang, vội ra lệnh lui quân chuẩn bị phản công.

Nhưng lòng quân đã dao động rồi, hàng ngũ rời rạc, đồn đại lung tung, chưa được một ngày chúng binh bỏ đi mất hết, Đoạn sợ hãi xuất tàn binh bỏ chạy đến ấp Yên, ý định chiêu binh mãi mã tái thực hiện mưu đồ.

Chẳng ngờ Trang Công đã biết, dự liệu cả, mang quân chặn đường đuổi bắt. Đoạn vừa chạy vừa khóc oán trách mẹ cùng được, Đoạn rút gươm tự vận.
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 30-07-2012, 10:29 AM
aumy.wood aumy.wood đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 131
Mặc định

hehehe, cái nài trúng đài roài. ở nhà có cuốn Tam Thập Lục kế nà. tui thấy kế thì hay có hay nhưng có những kế fải hi sinh wá nhìu. như Khổng Minh Gia Cát nói áh. ổng hem bao h xài: mĩ nhân kế, khổ nhục kế, trá tử kế hít trơn. tại những kế nài "hao binh tổn tướng" nhìu wá mah "lời" hem nhìu
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 30-07-2012, 10:29 AM
tanthanhfurniture tanthanhfurniture đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 184
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Pà .............. đúng là bạn tui. Khổng Minh nói đúng á, tui cũng thấy dị
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 30-07-2012, 10:29 AM
manhhatuna manhhatuna đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 159
Mặc định

hehehe, thì tui khoái ông nài nhứt mah. với tui thì KM nói j` tui cũng thấy right hít trơn áh. chỉ tội cho ổng là tới khi die roài cũng chưa hoàn thành tâm nguyện. bùn ghia gúm (
Trả lời với trích dẫn


  #6  
Cũ 30-07-2012, 10:29 AM
qtuanfashion qtuanfashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 170
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thắng chiến kế gồm có:
1-Man thiên quá hải (dối trời qua biển)
2-Vi Ngụy cứu Triệu (vây Ngụy cứu Triệu)
3-Tá đao sát nhân (mượn dao giết người)
4-Dĩ dật đãi lao (lấy nhàn đãi mệt)
5-Tấn hỏa đả cướp (nhân cháy nhà đánh cướp)
6-Thanh ngôn kích tây (nói thẳng là đánh phía tây)

Địch chiến kế gồm có:
1-Vô trung sinh hữu (trong không sinh có)
2-Ám độ Trần Thương (lén đi qua Trần Thương - ghi chú người đọc: nay ở tỉnh Thiểm Tây)
3-Cách ngạn quan hỏa (cách bờ xem lửa)
4- Lý đại đào cương (mận chết thay đào)
5-Thuận thủ khiên dương (thuận tay bắt dê)
6-... đây thiếu một kế

Công chiến kế gồm có:
1-Đả thảo kinh xà (đánh cỏ động rắn)
2-Tả thi hoàn hồn (mượn xác trả hồn)
3-Điệu hổ ly sơn (bắt hổ lìa núi)
4-Dục cầm cố túng (muốn bắt thì thả)
5-Phao chuyên dẫn ngọc (ném gạch đưa ngọc đến)
6-Cầm tặc cầm vương (bắt giặc bắt vua)

Hỗn chiến kế gồm có:
1-Phú để trừu tân (rủi củi dưới đáy nồi)
2-Hỗn thủy mô ngư (đục nước mò cá)
3-Kim thiền thoát xác (ve vàng lột xác)
4-Quan môn trúc tặc (đóng cửa bắt giặc)
5-Viễn giao cận công (xa thì chơi, gần thì đánh)
6-Giả đạo phạt Quắc (mượn đường đánh Quắc)

Tịnh chiến kế gồm có:
1-Du lương hoán trụ (trộm rường thay cột)
2-Chỉ tang mạ hoè (chỉ cây dâu mắng cây hoè)
3-Giả si bất điên (giả ngu không điên)
4-Thượng ốc trừu thê (lên nhà rút thang)
5-Thụ thượng khai hoa (trên cây hoa nở)
6-Phản khách vi chủ (đổi khách làm chủ)

Bại chiến kế gồm có:
1-Mỹ nhân kế
2-Không thành kế
3-Phản gián kế
4-Khổ nhục kế
5-Liên hoàn kế
6-Tẩu vi thượng.

Tôi thích kế cuối cùng nhất : Tẩu vi thượng
"Tẩu kế" nghĩa là chạy, lùi, thoát thân.
Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là "kế chạy"?
Lại có câu: "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!)
Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài.
Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy... Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng.
"Tẩu kế" không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng.
Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là "Tẩu kế".
Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì "tẩu" không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!
Trả lời với trích dẫn


  #7  
Cũ 30-07-2012, 10:29 AM
thanhlongcoltd thanhlongcoltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 187
Mặc định

CHuyện này vui wé .
Trả lời với trích dẫn


  #8  
Cũ 30-07-2012, 10:29 AM
vua_biotech vua_biotech đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 152
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trời ơi, zuziên, tưởng zô nói cái gì, thiệt pó tay, sao dạo nì ai cũng khoái câu bài hít . Mờ wên, dạo ni mần biếng wớ, ai rảnh post típ dùm đc hem zạ?

NHẤT TIỄN SONG ĐIÊU
Kế “Nhất tiễn song điêu” là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim.

Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.

Đời Xuân Thu Chiến Quốc có Điền Khai Cương, Cổ Dã Từ, Công Tôn Hiệp, ba dũng sĩ rất được nhà Tề yêu thích. Ba người kết nghĩa an hem khác họ, tự danh là Tề quốc tam kiệt. Họ cậy thế cậy khoẻ, hoành hành phá phách, dưới mắt chẳng coi ai, thậm chí đến trước mặt vua, mà chúng cũng xưng hô ông ông tôi tôi.

Lúc ấy có hai loạn thần là Trần Vô Vũ, Lương Khâu Cứ thừa cơ mua chuộc tam kiệt, âm mưu lật đổ Tề Vương. Tướng quốc nước Tề là Án Ánh, thấy thế lực gian đảng mỗi ngày vây cánh thêm lớn rất nguy cho chính sự quốc gia nên lo lắng tìm mưu kế diệt trừ. Án Anh biết chủ lực của gian đảng là vũ lực, ba tên dũng sĩ phải trừ khử trước.

Nhiều lúc Án Anh đã định làm tội chúg, nhưng vua nghe chúng thì nguy. Án Anh đành ẩn nhẫn đợi dịp.

Một hôm vua nước láng giềng là Lỗ Chiêu Công sang thăm viếng ngoại giao, cùng đi với quan đại thần của Lỗ quốc là Tôn Thúc Nặc. Cả hai vào yết kiến Tề Cảnh Công.

Vua Tề mở yến tiệc khoản đãi, quan tướng quốc Án Anh chỉ huy việc tổ chức. Các quna văn võ ngồi hai hàng rất uy nghi. Ba dũng sĩ nước Tề cũng áo giáp kiếm vàng dự tiệc, anh nào cũng tỏ lộ thái độ kiêu căng. Rượu uống chừng ba tuần. Án Anh đứng lên tâu:
-Ngoài vườn có cây đào quý quả đã chín, xin cho hái vào để yến tiệc thêm ý vị.

Tề Cảnh Công ưng thuận, sai chưởng viên quan xuống vườn hái đào. Án Anh ngăn mà rằng:
-Kim đào khó kiếm như đào tiên, phải cho chính hạ thần xuống hái thì mới quan trọng.

Lát sau, đào đã bày trên khay ngọc, hương đào toả ra thơm ngát, Cảnh Công hỏi:
-Sao có ít vậy?
Án Anh đáp:
-Trên cây còn ba trái chưa chín. Hạ thần chỉ hái được sáu quả thôi.

Hai vị vua mỗi vị cầm một quả ăn và trầm trồ khen ngon. Tề Cảnh Công cao hứng cầm một trái đưa cho công tử Nặc mà nói:
-Đây là tiên đào, Tôn Thúc tiếng hiền vang bốn bể, lại có công trạng trong việc bang giao giữa hai nước, trẫm thưởng cho khanh đó.

Tôn Thúc Nặc quỳ xuống tâu:
-Thần đâu có bì kịp Án Anh tướng quốc nước Tề, xin bệ hạ dành tiên đào ấy cho quan tướng quốc mới đúng.

Tề Cảnh Công nói:
-Nếu cả hai nhường nhịn nhau thì tốt hơn mỗi người hãy ăn một trái.

Trên khay chỉ còn lại hai trái. Án Anh thỉnh thị Cảnh Công, truyền dụ cho các quan văn võ, hãy nói công tích của mình để được thưởng đào tiên.
Dũng sĩ Tôn Tiệp đứng phắt dậy nói lớn, nước bọt bắn ra tung toé:
-Trước tôi theo chúa công lên rừng Đồng Sơn săn thú, đã đánh chết con hổ trắng giải nguy cho chúa công, chắc công lao lớn nhất phải là tôi.

Án Anh tấm tắc khen:
-Thật là công kình thiên bảo giá, đáng thưởng lắm.

Công Tôn Tiệp đắc ý dương dương cầm trái đào ăn rau ráu và đưa mắt nhìn tả hữu phía dưới.

Cổ Dã Từ vươn mình quát to:
-Đánh hổ khó gì, tôi năm trước chém thuồng luồng yêu quái giữa cơn phong ba để cứu chúa công, mới là công to chứ.

Cảnh Công gật đầu vừa ý:
-Thật là kỳ tài, nếu lần ấy không nhờ tay tướng quân, chắc cả thuyền phải chui vào bụng cá.

Nói rồi, tay rót rượu tay đưa trái đào thưởng luôn.

Lúc ấy, dũng sĩ Điền Khai Cương hai mắt trợn tròn uất ức nói to:
-Còn tôi phụng mạng chúa công đi đánh dẹp nước Từ, bắt giặc hơn năm ngàn tên, bức bách Từ quốc phải nộp cống đầu hàng, khiến cho uy Tề chấn động lien bang, đưa nước Tề lên hàng minh chủ. Thế mà không được kể công lớn sao?

Nói xong, hai mắt hắn như muốn toé lửa.

Án Anh tâu với vua:
-Kể ra thì công của Điền Khai Cương còn gấp mười công của Tôn Tiệp và Dã Tử. Nhưng hiềm vì tiên đào đã hết cho nên trước thưởng rượu, chờ đào chín sẽ thưởng đào.

Cảnh Công cũng an ủi Điền Khai Cương:
-Điền tướng quân, tính ra thì công tướng quân là lớn nhất, tiếc rằng tướng quân nói muộn quá.

Điền Khai Cương nghe vậy, uất khí càng tăng thêm, đứng dậy rút kiếm khỏi vỏ mà nói lớn:
-Chém thuồng luồng, đánh chết hổ là cái gì mà không thèm kể đến mở rộng cương giới quốc gia ra cả ngàn dặm! Như vậy thì còn mặt mũi nào trông thấy ai.

Nói xong, cầm kiếm cắt cổ chết tốt.

Dũng sĩ Tôn Tiệp thấy thế cũng rút kiếm ra mà rằng:
-Tôi công nhỏ mà được thưởng, Điền tướng quân công lớn lại không được đào tiên, tình với lý khó nói làm sao.

Tiện tay, Tiệp đâm cổ mình một nhát.

Cổ Dã Từ nước mắt đầm đìa nói:
-Chúng ta ba người kết nghĩa anh em thề cùng sinh tử, nay cả hai đã chết, ta sống một mình làm chi?

Nói chưa dứt lời thì đầu Dã Tử đã lìa khỏi cổ.

Án Anh ngoài mặt thương tiếc không thôi. Nhưng ngay đêm đó, ông không ngủ để đặt một kế hoạch tiêu trừ gian đảng.

Kế này đúng là hay thiệt, nhưng hơi ác!
Trả lời với trích dẫn


  #9  
Cũ 30-07-2012, 10:29 AM
bsff20 bsff20 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 162
Mặc định

DU LONG CHUYỂN PHƯỢNG


Kế “Du long chuyển phượng” là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng.

Cái kế này rất phổ biến, trong dân giant a gọi là “Treo đầu dê, bán thịt chó”.

Đời Tống Chân Tôn, hoàng hậu Chương Hiến hiếm muộn không sinh con đẻ cái chi cả. Bà có con ữ tì nhan sắc mặn mà, được Châu Tôn yêu vài lần mà đã mang thai.
Hoàng hậu sợ nếu con đó sinh trai, tất sẽ được làm thái tử tương lai, nên mẹ dữa vào con, thì thân phận bà còn gì nữa! Vậy nên bà phải nghĩ kế. Kế ấy duy nhất là “Du long chuyển phượng”.

Hoàng hậu cũng độn bụng làm như mình có thai để cho thiên hạ tưởng lầm.

Mặt khác, bà mua chuộc bọn nội thị ngày đêm canh gác chờ nữ tì lâm bồn mà sinh con trai thì lập tức đem một con mèo mới sanh vào đổi lấy đứa nhỏ, mang thái tử giao cho hoàng hậu. Lúc ấy, hoàng hậu sẽ gỡ bụng ra mà phao tin là bà sinh hoàng nam. Nhờ kế này mà sau này bà được làm Hoàng hậu khi Tống Nhân Tôn lên ngôi.

Đời nhà Thanh cũng có vụ “Du long chuyển phượng”, đó là vụ Ung Chính hoàng đế.

Ung Chính vốn là con thứ tư của vua Khang Hi. Lúc nhỏ, Ung Chính chơi bời vô lại, rượu chè, cờ bạc cho nên vua Khang Hi không bằng long. Ung Chính phải bỏ đi và kết giao với ba mươi kiếm khách tài nghệ tuyệt kỹ.

Vua Khang Hi đã già rồi, nhưng việc chỉ định người nối ngôi chưa làm gì cả. Mãi đến lúc sắp chết. vua mới cho thảo một tờ chiếu nói rằng:
- “Hoàng tử thứ mười bốn của trẫm, trẫm cho kế thừa nghiệp tổ”.

Ấy là hoàng tử Tức Doãn, hoàng tử Tức Doãn là người hiền minh, lúc ấy đang phụng mạng đi dẹp loạn Tây Bắc.

Ung Chính được tin này vội cùng ba mươi kiếm khác về kinh đô, lọt vào mật thất của vua cha ăn cắp chiếu chỉ, đổi chữ “thập” thành chữ “đệ” như vậy là: “Hoàng tử thứ tư của trẫm, trẫn cho kế thức nghiệp tổ”.

Chữa rồi, để nguyên vào chỗ cũ, Ung Chính đi thẳng vào cung cấm thăm cha, nhưng không quên bố trí tay chân bên ngoài để trong ngoài không thông báo được với nhau.

Lúc ấy, bệnh tình Khang Hi đã nguy hiểm lắm nên mới tuyên triệu các đại thần vào cung nhưng chẳng có một ai vào cả. Trước mặt vua lúc ấy chỉ có mình Ung Chính, vua biết ngay rằng thằng con lưu manh này đã bao vây mình rồi, uất người lên cầm cái tượng nhỏ bằng ngọc thạch mà đập, vì dung sức quá mạnh nên vua tắt thở liền.

Ung Chính lâp tức chiêu tập văn võ bá quan để đọc chiếu chỉ.

Các quan không biết chân giả ra sao, vả lại cũng không ai đủ sức gây rối lạon, bèn lẳng lặng chấp nhận đức vua mới.

Tần Thuỷ Hoàng tuần thủ thiên hạ, đi đến Sa Khâu bỗng dưng bệnh cũ phát lên. Được các ông thầy thuốc cho biết mình sắp chết, Tần Thuỷ Hoàng mới gọi thừa tướng Lý Tư đến mà bảo rằng:
- Bệnh của ta có chiều không yên, thừa tướng giúp ta đã bao năm nay, việc to việc nhỏ đều nhờ cậy tay ông. Ta biết ông có bụng dạ trung thành, chỉ tiếc mệnh ta không thọ. Ta không thể cùng ông hưởng vinh hoa phú quý lâu dài.

Nói đến đây thì cả hai cùng sa nước mắt.

Tần Thuỷ Hoàng tiếp:
- Khi ta chết rồi, thừa tướng giúp thái tử Phù Tô lên ngôi. Thái tử là người thông minh, biết thương dân, có thể kế thừa phụ nghiệp. Thừa tướng nên đem cái long trung đối với ta mà trung đối với thái tử. Như vậy ta mới yên long nhắm mắt.

Sau đấy, Tần Thuỷ Hoàng lại cho gọi con thứ là Hồ Hai cùng bọn Triệu Cao, trước mặt mọi người giao ngọc tỉ cho Lý Tư và nói:
- Ta cùng các người sắp chia tay vĩnh quyết. Ta đem hậu sự giao lại cho thừa tướng, từ nay về sau nhất nhất việc to việc nhỏ, các ngươi phải nghe theo thừa tướng, không được sinh lòng khác. Thái tự Phù Tô là người có khả năng thay ta. Ta chết rồi không được loan tin ngay, chờ cho linh cữu về tới kinh thành và thái tử lên ngôi rồi mới được loan báo.

Vài ngày sau, Tần Thuỷ Hoàng chết. Lý Tư tuân theo lời chiếu chỉ, giữ kín không phát tang, cấp tốc quay về Hàm Dương, đặt thi thể Tần Thuỷ Hoàng trên một cái xe, ngày ngày dâng cơm rượu như thường lệ, cũng trấn an, cũng báo cáo công việc. Trừ một vài tên hoạn quan thân nhất, còn lại không ai biết gì hết.

Lúc ấy, trời ơi bức, sợ xác chết có mùi nên đặc biệt lại có một cỗ xe chở đầy tôm cá đi đàng trước với lý lẽ ở Hàm Dương thiếu tôm cá ngon nên phải mua tôm cá mang về.

Theo di chiếu thì thái tử Phù Tô lên kế vị, nhưng quân báo chưa kịp đến cho thái tử hay.

Có hoạn thần là Triệu Cao vốn không ưa thái tử, sợ nếu mai này thái tử nối ngôi thì vạ đến ngay, nên Cao lật đật đến gặp Lý Tư mà nói:
- Đại trượng phu không thể một ngày thiếu quyền lực, mất quyền lực thì khác nào mất sinh mạng. Tôi muốn cùng thừa tướng thương lượng đem chiếu chỉ sửa đổi lại, rồi lập thứ tử là Hồ Lợi lên ngôi. Ý thừa tướng thế nào?

Lý Tư nghe nói, giật mình kinh sợ, lập tức bảo Triệu Cao im ngay, rồi nghiêm mặt nói:
- Không được, làm vậy thì loạn đưa đến mất nước ngay.

Triệu Cao là người giỏi đoán tâm lý nên vẫn cứ chậm rãi thuyết phục Lý Tư:
- Tôi xin thừa tướng nghĩ lại xem đã, thái tử đối với thừa tướng thân thiết hơn hay đối với Mông Khoát tướng quân thân thiết hơn?
- Dĩ nhiên là không bằng Mông Khoát.
- Như vậy thừa tướng há lại không biết thái tử Phù Tô là người thông minh, lịch sự đâu ra đấy à? Nay lại có thêm Mông Khoát phù giúp thì khác nào hổ mọc thêm cánh. Lại nữa, tôi xem thái tử cũng chẳng yêu quý gì thừa tướng đâu, nếu thái tử lên ngôi, tôi chắc thái tử sẽ vời Mông Khoát làm thừa tướng. Trộm nghĩ, rồng mà không có mây, rắn không có sương mù cây cỏ thì thành ra giun hết. Thừa tướng hẳn còn nhớ lời Hàn Phi: Chủ yêu thì có trí óc lại càng được yêu, chủ ghét thì có trí óc lại càng bị ghét thêm. Thừa tướng bây giờ mà bỏ cái thế đang chế ngự người để cho người chế ngự ta thì tôi e không còn đất mà chôn.
- Lời của ông cũng có thể đúng, nhưng ý tiên vương làm sao thay đổi được?

Triệu Cao thấy lòng dạ Lý Tư đã lay chuyển, nên gửi thêm mấy câu nữa:
- Làm việc phải quyền biến, liệu gió giương buồm, nếu nhất nhất y theo mảnh giấu ghi lời người chết thì cái mạng của thừa tướng cũng khó vẹn toàn lắm. Nay ta phải đem tình thế xoay lại thì mới mong bảo toàn lâu dài. Đã đến lúc gấp kắm, không lo quyết định thì chỉ còn một nước vươn cổ ra mà chịu chem thôi. Chẳng bằng chúng ta ra tay trước, quất một mẻ lưới giết sạch kẻ thù.

Lý Tư suy nghĩ rồi gật đầu:
- Thôi cũng được, tôi giao cho ông toàn bộ kế hoạch này.

Triệu Cao thấy Lý Tư đã ngả theo ý kiến của mình nên vui vẻ đến yết kiến Hồ Lợi, nói:
- Công tử có biết rằng trước mặt đang có một việc giải quyết ngay chăng? Vâng, nó có liên quan đến sự thịnh suy của nhà Tần và nó nằm cả trong tay công tử.

Nếu tôi và thừa tướng Lý Tư cứ theo đúng thánh chỉ lập Phù Tô lên ngôi thì tất cả quyền lực sẽ rơi vào tay Phù Tô, công tử sẽ chỉ là một thần tử tầm thường chẳng còn đâu chuỗi ngày công tử được tiên vương yêu quý nữa. Tôi và thừa tướng đã đồng ý với nhau sửa đổi chiếu chỉ, lập công tử làm vua để cộng hưởng phú quý, công tử nghĩ sao?

Hồ Lợi nói:
- Bỏ trưởng lập thứ, trên đạo nghĩa việc này quá ngược.
- Thưa công tử, nếu cứ khư khư ôm lấy đạo nghĩa thì rồi có ngày hoạ nó ập lên trên đầu. Công tử bảo vệ thái tử, nhưng thái tử không bảo vệ công tử thì làm thế nào? Xin công tử nghĩ kỹ kẻo hối lại không kịp.

Hồ Lợi bị khuất phục liền, nhưng vẫn còn rụt rè nên nói bâng quơ:
- Ta cũng chẳng có thành kiến chi hết, ông xem công việc thế nào thì làm thế ấy.

Thế là Lý Tư và Triệu Cao thi hành việc sửa đổi chiếu chỉ, lập thành một thánh chỉ khác cho mang đến thái tử Phù Tô.

Chiếu thư mới như sau:
“Thuỷ hoàng đế chiếu thứ: Ba đời lấy hiếu làm chủ, cha lấy hiếu để đặt luân thường, con lấy hiếu mà tận chức phận, trái điều hiếu đạo là nghịch đạo. Con lớn ta là Phú Tô đã không hết đạo làm con lại còn dâng thơ tỏ ý cuồng nghịch, lấy nghĩa cha con tao có thể tha thứ, nhưng theo quốc pháp thì khó dưng…”

Thái tử Phù Tô không hề biết tin phụ thân đã chết, đọc xong chiếu chỉ, lệ tuôn mà nói:
- Vua bắt bầy tôi chết thì phải chết, cha bảo con nhảy vào lửa thì ta đáng chết, con nào dám cưỡng. Nay vua cha lệnh cho ta phải chết thì ta đáng chết. Thôi, cơ sự này có lẽ ta phải chọn rượu độc để tránh khỏi đầu một nơi thân một nẻo.
Mông Khoát vội ngăn:
- Hoàng thượng sai tôi lĩnh ba mươi vạn quân lên trấn giữ biên cương, lại sai thái tử lên giám quân. Trách nhiệm và sự mạng chúng ta lớn lao như thế, nay có sự thay đổi đột nhiên thế này, tôi e là âm mưu dối trái gì đây. Tôi nghĩ thái tử nên về nghe ngóng rồi chết sau cũng chẳng muộn.

Phù Tô nói:
- Mệnh lệnh vua cha, ta chẳng dám chậm trễ, nếu về hỏi lại thì tội chồng chất thêm.

Nói xong, Phú Tô uống một hơi hết chén rượu độc.

Phù Tô chết rồi, Hồ Lợi lại kế vị. Đại quyền quốc gia rơi hết vào tay Lý Tư và Triệu Cao. Ít lâu sau, Triệu Cao lại tạo một cớ khác nữa để giết nốt Mông Khoát.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:15 PM

Xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay | Chợ rao vặt miễn phí SangNhuong.com | Chợ thông tin bất động sản lớn nhất Việt Nam