Home Rules Contact  
Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam Kiến thức xã hội Kiến thức văn học Văn học phổ thông, Những cuộc đi đêm trong thế chiến 2

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 30-07-2012, 10:21 AM
watermandanang watermandanang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 157
Mặc định Những cuộc đi đêm trong thế chiến 2

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com



Đầu năm 1945, chiến tranh đã tiến gần sát đến biên giới của Đệ tam đế chế Quốc xã. Thất bại trên mặt trận quân sự khiến không còn phải nghi ngờ gì nữa về sự đổ vỡ không thể tránh khỏi của nước Đức phát-xít. Chỉ có một câu hỏi còn bỏ ngỏ: khi nào thì sự đổ vỡ đó sẽ xảy ra ? Trong bối cảnh này, thượng tầng lãnh đạo quốc xã không thấy lối thoát nào khác hơn, là cố chia rẽ khối liên minh chống phát-xít, tìm cách thương lượng tay đôi. Và chúng đã dồn sức lực theo chính hướng đó.
Về nguyên tắc, các tiếp xúc giữa nước Đức Quốc xã và các nước phương Tây vẫn được duy trì trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ hai. Hiển nhiên, đó là những tiếp xúc trong hậu trường. Chỉ cần nhắc lại một chi tiết là, một tháng trước khi quân Đức tấn công vào Liên Xô , tháng 5 năm 1941, thì Rudolf Hess, phó tướng của Hitler trong đảng Quốc xã, đã có chuyến bay đến nước Anh. Nhiều người cho rằng, việc đó đã được thực hiện không có sự cho phép của Quốc trưởng. Vậy Hess có thể truyền đạt những gì cho người Anh, rồi qua đó, chuyển đến người Mỹ ? Về chuyện chỉ huy tối cao của Đức đang chuẩn bị cuộc tấn công Liên Xô và cuộc nhảy dù xuống hòn đảo Anh quốc sẽ hõan lại chăng ? Hay là ông ta đã mang đến Lonđon một phương án chia xẻ hoà bình nào đó, sau khi phá tan được Liên bang Xô-viết ?







Rudolf Hess



Hitler đã không từng mất niềm hy vọng thương thảo được với người Anh. Dù sao chăng nữa, ngày 11 tháng Tám năm 1939, tức là một tháng rưỡi trước khi ký bản Thoả ước nổi tiếng Molotov - Ribbentrop, y đã nói với chính ủy Burkhardt của Liên đoàn dân tộc ở Danshig Thụy sĩ, về chuyện sẵn sàng sát cánh với Anh để chống Liên Xô , và đề nghị chuyển cho chính phủ Anh rằng : “Giả sử phương Tây quá mù quáng và ngu đần, đến nỗi không hiểu được điều đó, ta sẽ buộc phải thoả thuận với bọn Nga, để chặt châu Âu thành từng mảnh và sau khi đã phá vỡ châu lục này, sẽ dồn mọi sức lực để chống Liên bang Xô-viết ”.
Cho đến nay, những cuộc thương lượng của người Anh với Rudolf Hess vẫn còn là điều bí ẩn đối với gia đình báo chí. Vào cuối nhiệm kỳ của mình, trên cương vị thủ tướng nước Anh, bà Margaret Thatcher đã gia hạn đóng bảo mật các văn kiện lưu trữ liên quan đến việc này thêm 30 năm nữa. Còn về bản thân Rudolf Hess, thì bị đưa ra xét xử tại Toà án quốc tế Niurember, và khi đang là tù nhân cuối cùng tại nhà ngục Shlandau ở Berlin, hắn đã treo cổ tự vẫn trong một hoàn cảnh kỳ quặc, vì đúng vào phiên trực của các viên canh tù người Anh.
Và tiếp đây, còn có những điểm liên hệ khác của các chính trị gia Đức với “các nhà dân chủ Tây phương”. Theo báo cáo của đại sứ chính phủ Pháp lưu vong ở Bernơ, năm 1942 “các ngân hàng lớn của Anh và Mỹ đã phái đại diện của mình đến Thụy sĩ, nơi họ đã có một số cuộc gặp bí mật với các đại diện ngân hàng Đức. Tại các cuộc gặp này, người ta bàn bạc về vấn đề tài trợ cho nước Đức hậu chiến và cho cơ cấu kinh tế châu Âu”.






Hans Ulrich Rudel






Rồi sau đó, các cuộc đối thoại cũng không bị cắt đứt. Thậm chí, việc “đi đêm” còn đã đạt đến một kết cục nào đó, nếu dựa vào hồi tưởng của Hans Ulrich Rudel, phi công nổi tiếng của không quân Đức, người mà tháng Tư năm 1945 đã được Hitler giao cho chỉ huy toàn bộ lực lượng không quân chiến sự của quân đội Quốc xã. Trong hồi ký của mình, ông ta kể về một trong những lần hầu chuyện Hitler vào tháng Tư năm 1945 như sau:
“Ta đã không chỉ một lần cố thoả thuận hoà bình, nhưng các nước đồng minh từ chối – Hitler đã trả lời như vậy cho ý kiến của Rudel, về khả năng tiến hành chiến tranh trên cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây -. Bắt đầu từ năm 1943, họ đã đòi ta phải đầu hàng vô điều kiện. Số phận của riêng ta chẳng có nghĩa lý gì, nhưng mọi con người có suy nghĩ tỉnh táo đều cần phải hiểu rằng, ta không thể nhận lấy cho dân tộc Đức sự đầu hàng vô điều kiện. Thậm chí bây giờ, các cuộc thương lượng cũng vẫn chưa chấm dứt, nhưng ta đã không còn trông đợi gì vào kết quả. Hiển nhiên là chúng ta cần làm tất cả, để có thể vượt qua cơn khủng hoảng này, và sẽ làm sao, để các vũ khí mới mang lại thắng lợi cho nước Đức chúng ta”.

Dù sao chăng nữa, đến cuối chiến tranh, thì cả Hitler và những kẻ xung quanh hắn đã không còn mong sẽ chia rẽ được liên minh chống phát-xít và chặn đứng được thất bại thảm hại đang tiến tới ngày một gần. Chúng đã tính đến việc, nên chăng, thoả thuận với Hoa kỳ và Anh ? Nếu như thành công, giảng hoà được với phương Tây, khi đó sẽ dồn quân để chống cự với cuộc tấn công Xô-viết. Về chuyện bọn quốc xã đã trông cậy những gì, có thể xem phát biểu của Hitler trước các bộ hạ của y ngày 31 tháng Tám năm 1944 :
“Sẽ đến lúc, khi những rạn nứt giữa các nước đồng minh trở nên nghiêm trọng, đến mức xảy ra bùng nổ. Trong lịch sử, sớm hay muộn, mọi liên minh cũng đều tan rã. Cái chính là, đợi cho đến một thời điểm phù hợp, không ngại gì các khó khăn”.

Quốc trưởng của “đệ tam đế chế” đã coi sự kết hợp của các cường quốc chống Đức là một “liên minh phi tự nhiên”. Thêm nữa, y tin vào những lời bóng gió, mà những giới nhất định của Hoa kỳ và Anh đã từng nói ra, về chuyện Liên Xô không thể ra khỏi cuộc chiến này như một đất nước hùng mạnh. Điều đó giúp y tính toán tương lai phát triển ở châu Âu. Y cũng đã lưu ý cả đến sự khác biệt về tư tưởng và xã hội đang tồn tại giữa Liên bang Xô-viết và các đồng minh. Và Hitler cũng không quên những mâu thuẫn giữa Hoa kỳ và Anh. Trong chừng mực nhất định, vai trò và ảnh hưởng của Anh trên thế giới rõ ràng đang mất dần. Và nếu như tin vào những dòng mà Nikolaus Fon Belov, trợ lý của Hitler đã viết, thì “Quốc trưởng đã không sao hình dung được nổi, là người Anh phải thừa nhận vai trò chủ yếu của người Mỹ ở châu Âu”.

Chưa kể đến mối nguy của tình hình đã dồn nén lại, thì tất cả những tâm trạng và những tính toán trên đây, đã thúc đẩy bộ sậu của Hitler đến việc bắt đầu các cuộc “đi đêm” tại phương Tây. Có thể dẫn ra đây để làm chứng, những dòng của Paul Shmidt, thông ngôn riêng của Hitler:
“Tới cuối năm 1944 và đầu năm 1945, chính người Đức đã bắt đầu tìm cách thoả thuận riêng với các nước phương Tây trong khối đồng minh, thông qua các sứ quán và ngoại giao đoàn ở Thụy điển, Thụy sĩ và Tây ban nha. Thoạt đầu Hitler phản đối, nhưng cuối cùng, đã cho phép Ribbentrôp bắt tay vào cuộc thương thuyết này. Ông đã nói với Ribbentrôp rằng, “chẳng ăn thua gì đâu, nhưng nếu các vị xin ráo riết đến thế, thì có thể cứ làm thử”.
“Điều kiện tiên quyết cho mọi thương lượng hoà bình, là Quốc trưởng sẽ hạn chế ở vị trí người đứng đầu nhà nước, còn chính phủ sẽ được trao vào tay ngài X. nào đó – tôi đã đọc thấy như vậy trên một bức mật điện từ Madrid”.
Thậm chí sự thăm dò đã được dẫn dắt đến cả như vậy. Vào đầu tháng Bảy năm 1944, sứ giả Đức ở Thụy điển là Hans Tomsen, đã chuyển cho đại diện Anh đề nghị như sau :
“Để có những điều kiện cần thiết cho việc nước Đức tự bảo vệ mình và bảo vệ châu Âu chống lại nguy cơ bolsevic, Đức đồng ý cho quân đội Anh - Mỹ cùng với phương Tây tiến vào nước Đức, mà sẽ không chống cự , hoặc sẽ chỉ chống cự lấy lệ”.

Thế nhưng, Anh và Mỹ cần phải đảm bảo “dứt khoát từ bỏ việc cho phép quân Nga vào lãnh thổ Đức, từ phương Tây cho đến tuyến chạy ngang giữa sông Ođe và sông Visla”. Đồng thời, đề nghị rằng, “trong chính sách hậu chiến của mình, người Anh và người Mỹ sẽ thể hiện một thái độ sáng suốt và đúng mực đối với nước Đức”.

Những động thái ngoại giao này của “đệ tam đế chế thứ” đã có hồi âm. Theo một số bài báo, thì tháng Tám năm 1944, sau buổi vấn an ở chỗ Giáo hoàng La mã, thủ tướng Anh Uynston Sơcsin đã gặp gỡ đại sứ của Đức ở Vatican và đã chuyển giao những điều kiện mà phía Anh đặt ra. Họ đề nghị : “sự đầu hàng hoàn toàn của nước Đức”, và tiếp theo sẽ là “sự hợp tác của người Đức trong việc xoá bỏ hiểm hoạ chủ nghĩa cộng sản”.
Đầu hàng hoàn toàn là thứ không hợp ý bè lũ phát-xít. Chúng trông đợi diễn biến sự kiện trên các mặt trận sẽ làm cho các nước phương Tây nhún nhường hơn, và tự thông qua những bước đi nhất định cho việc này. Ngày 16 tháng Hai năm 1945, Ioakhim Fon Ribbentrov đã gửi mật lệnh của Ban lãnh đạo cho sứ giả Đức ở Cộng hoà Aixơlen. Trong đó có những chỉ dẫn và luận chứng, mà các nhà ngoại giao Đức cần sử dụng, khi tiếp xúc với các quan chức cao cấp đại diện Anh - Mỹ. Mục tiêu xuyên suốt là doạ dẫm về “hiểm hoạ Xô-viết ”. Xin trích văn kiện này: “Nếu một hôm nào đó, một tên lính Nga bước chân được vào Berlin, thì không cần nghi ngờ gì, khi đó cả châu Âu sẽ trở thành một châu lục cộng sản. Và chỉ những kẻ ngây thơ không thực tế mới tin vào chuyện, sau khi hoàn thành kế hoạch lợi dụng chủ nghĩa bolsevic để khuất phục Đức, người Anh và người Mỹ sẽ có thể làm thất bại hoàn toàn âm mưu của Stalin, bằng cách ký kết các hiệp định chia phần chiếm đóng lãnh thổ Đức... Không còn nghi ngờ gì nữa, hiện nay đối thủ chính trị và tinh thần duy nhất của học thuyết cộng sản, đang là chủ nghĩa dân tộc Quốc xã, tức chính là lực lượng mà người Mỹ và người Anh dự định tiêu diệt. Vì thế, Công đảng Anh và các tầng lớp trong chính phủ Mỹ, cần phải có chỉ một nguyện vọng : đó là, phải làm sao để không xảy ra điều gì bất hạnh với ngài Adolf Hitler”.





Goering – hiên ngang cùng Quốc trưởng…





Thế nhưng, Hitle đã là nhân vật không phù hợp cho các cuộc thương lượng. Nếu các nhà chính trị phương Tây đi tới thoả hiệp với Hitler, thì chỉ tổ làm hại cho thanh danh của họ mà thôi. Tại Đức, nhận thức ra điều đó đầu tiên lại chính là những kẻ thân tín của Hitler, như German Gơrinh, được coi là nhân vật quốc xã số 2, và Himler, thống chế SS. Sau lưng Hitler, chúng bắt đầu thương lượng với các đồng minh phương Tây. Aixenhao chỉ huy lực lượng đồng minh ở châu Âu đã mô tả việc đó như sau : “Mấy tuần lễ trước khi Đức đầu hàng hoàn toàn, chúng tôi đã nhận được một số ám chỉ về chuyện, có những nhà hoạt động nổi bật ở Đức đang ăn mảnh, tìm những con đường và phương tiện để chấm dứt các hành động chiến sự. Những lời bóng gió không nói gì đến sự tham gia của cá nhân Hitler vào tất cả những toan tính ấy. Ngược lại, mỗi người trong số những nhà hoạt động của đế chế Quốc xã đang ngầm thương lượng riêng, đều sợ phải hứng lấy cơn giận dữ của các đảng viên quốc xã, vì thế, đều thận trọng lo giữ kín cả sự tham gia của mình vào việc này, cả mưu mô đạt đến sự đầu hàng hoàn toàn của quân đội Đức.
Một trong những ám chỉ như vậy, chúng tôi đã nhận được qua sứ quán Đức ở Stokholm. Mục tiêu của những nỗ lực này, là ký được thoả ước hoà bình ở phương Tây. Đây rõ ràng là cố gắng để kết thúc chiến tranh với các đồng minh phương Tây, cùng với việc sao cho người Đức có thể bảo toàn lực lượng để chống Nga”.








…và kết cục (Xác Goering)







Ở đây nói về cuộc thương lượng bắt đầu ngày 19 tháng Hai năm 1945, của thống chế SS Himler với đại diện Hội Hồng thập tự Thụy điển, bá tước Bernadot. Cũng trong thời gian này, tướng Karl Volf chỉ huy đội quân SS ở Italya, đã thiết lập các tiếp xúc với tình báo Mỹ ở Thụy sĩ. Sau cuộc gặp của Volf với Alen Dales vào trung tuần tháng Ba, các chỉ huy tham mưu Anh và Mỹ ở Kazert, tướng Eiri và tướng Lemnitshe đã đến Thụy sĩ.
Trong hồi ký của mình, Uynston Socsil đã mô tả điều diễn ra khi ấy chỉ là những gì vô hại và “trong các cuộc đàm phán với Đức chẳng hề có chuyện gì cần giấu diếm người Nga”. Thế nhưng còn xa mới thực là như thế. Các cuộc thương lượng riêng rẽ với bọn Quốc xã, mà tình báo Xô-viết biết được, đều đã lập tức gây nên sự căng thẳng, trong quan hệ giữa Liên Xô và các đối tác phương Tây. Đã phải tốn phí sức lực, trao đổi nhiều công hàm, để giải quyết các vụ việc này. Ở một trong số các thông điệp như vậy gửi tổng thống Mỹ Ruzovel, Stalin đã viết :
“Ngài hoàn toàn đúng, rằng mọi thứ liên quan tới câu chuyện về các cuộc đàm phán của các chỉ huy Anh-Mỹ với các tướng lĩnh Đức, hình như ở Bernơ, hay ở địa điểm khác, “đã tạo ra bầu không khí nguy hiểm và thiếu tin cậy rất đáng tiếc”.
“Ngài khẳng định, không còn cuộc thương lượng nào hơn nữa. Cần phải giả định rằng, người ta đã không thông tin đầy đủ cho Ngài. Còn các đồng nghiệp quân sự của tôi, thì căn cứ trên những tư liệu nắm được, họ không nghi ngờ gì về chuyện đã từng có các cuộc thương lượng, và kết thúc bằng sự thoả thuận với bọn Đức, mà theo hiệu lực của thoả thuận này, nguyên soái Kesselrinh chỉ huy Đức đã đồng ý sẽ bỏ ngỏ mặt trận, để quân Anh-Mỹ vào phía Đông, còn người Anh và người Mỹ đã hứa đánh đổi cho bọn Đức các điều kiện ngừng bắn.

Tôi nghĩ rằng, các đồng nghiệp của tôi gần gũi với sự thật hơn. Nếu ngược lại, thì sẽ không sao lý giải được sự kiện, là người Anh và người Mỹ đã từ chối không cho đại diện chính quyền Xô-viết vào Bernơ để tham gia đàm phán với người Đức”.

Trông mong của ban lãnh đạo Quốc xã, đặt cược sự tan rã của phe đồng minh nhờ vào kết quả các cuộc thương lượng tay đôi với các nước phương Tây, thế là đã không thành. Tương quan lực lượng và diễn biến sự kiện trên chiến trường đã khác với mong muốn của Hitler và tay chân của y, khác cả với tâm trạng của giới bài Xô-viết ở phương Tây. Và những giới này cũng đã phải tính toán đến hậu quả.
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 30-07-2012, 10:21 AM
tamexim tamexim đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 158
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chà bài này "đại ca" kiếm đâu ra mà hay thế ????? :->
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 06:38 PM

Xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay | Chợ rao vặt miễn phí SangNhuong.com | Chợ thông tin bất động sản lớn nhất Việt Nam