Home Rules Contact  
Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam Chia sẻ thông tin tri thức Diễn đàn giáo viên Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, Bất cập trong giáo dục .

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 29-05-2012, 07:46 PM
thanhquy thanhquy đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 19
Mặc định Bất cập trong giáo dục .

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cần thay đổi cách làm giáo dục

Tuổi Trẻ – 04:10 Thứ hai, ngày 21 tháng ba năm 2011





TT - Với tựa đề “Nghịch lý trường mầm non”, báo Tuổi Trẻ ngày 18-3 đã phản ánh một nghịch lý đang diễn ra tại các trường mầm non trên địa bàn TP.HCM từ nhiều năm nay: học sinh con nhà khá giả vẫn nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, còn học sinh con nhà nghèo phải tự lực cánh sinh.
Thật ra tình trạng “trường tốt dành cho con em nhà giàu, trường xấu cho con em nhà nghèo” đã được nhiều nhà giáo dục chỉ ra cả chục năm nay rồi. Lúc sinh thời, giáo sư Dương Thiệu Tống đã nhiều lần chống lại cách làm giáo dục ấy nhưng hầu như chẳng quan chức nào nghe. Ông phản đối cách chia thành trường “điểm”, trường “chất lượng cao”, trường “chuyên”. Ông nói đó là cách làm nguy hiểm, làm đảo lộn những giá trị giáo dục truyền thống. Trường học sẽ trở thành “chợ” mà ở đó ai có nhiều tiền thì có nhiều quyền lợi. Ông dẫn ra ở Liên Xô (cũ) nhiều trường học của nhà nước trở thành nơi phục vụ giới nhà giàu, quan chức cấp cao vì phụ thuộc vào mức mà họ “đóng góp”. Còn con em nhà nghèo, con em giới thợ thuyền đành chấp nhận học ở những trường không được tốt về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.
Cách làm như vậy đã phá vỡ mục tiêu công bằng trong giáo dục. Trẻ em, đáng lý được hưởng một chất lượng giáo dục như nhau, thì nay phải chịu sự đối xử bất công của người lớn. Thử hỏi các thế hệ sẽ trở thành người chủ tương lai của đất nước nghĩ gì, sẽ đáp lại quá khứ của mình như thế nào, hay sự bất công sẽ tiếp tục bất công?
Nhưng vì sao cách làm giáo dục như vậy vẫn cứ tồn tại, thậm chí liên tục phát triển? Có thể nhận ra vì nó dính tới đặc quyền, đặc lợi của một số quan chức trong ngành. Trong điều kiện thu nhập còn khiêm tốn, họ duy trì những “giá trị” này để tạo thế “cân bằng” với những ngành khác vốn cũng đầy rẫy đặc quyền, đặc lợi.
Cuối cùng, vẫn chỉ con em dân nghèo thua thiệt!
Giáo dục phải được cung cấp đồng đều cho mọi trẻ em, không phân biệt giàu nghèo, thành thị hay nông thôn với giá rẻ nhất có thể hoặc miễn phí. Bởi vì có như vậy mọi trẻ em mới được đến trường một cách bình đẳng. Đó là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân.
TỪ NGUYÊN THẠCH
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:14 PM

Xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay | Chợ rao vặt miễn phí SangNhuong.com | Chợ thông tin bất động sản lớn nhất Việt Nam