Home Rules Contact  
Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam Kiến thức xã hội Kiến thức văn học Văn học thiếu nhi, Hồ Tây và những truyền thuyết

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 31-07-2012, 01:51 PM
goldenbee.admin goldenbee.admin đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 158
Mặc định Hồ Tây và những truyền thuyết

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Hồ Tây và những truyền thuyết

Từ xưa Hồ Tây đã được coi là một thắng cảnh của Hà Nội. Hồ Tây ở gần sát với Quảng trường Ba Đình. Đường Thanh Niên - con đường phân ranh giới giữa hồ Trúc Bạch và Hồ Tây, gần như thẳng, nối liền với đường Hùng Vương. Cách đây khoảng 20 năm về trước, Hồ Tây là nơi rất yên tĩnh. Người Hà Nội thích tới đây chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên và ngẫm nghĩ, cảm nhận từ sóng gợn mặt hồ, đến những tiếng chuông văng vẳng từ một ngôi chùa nào đó hay ngắm nhìn mầu trời, sắc nước... Những cảnh thiên nhiên tĩnh lặng của Hồ Tây đã đi vào lòng người Hà Nội làm phong phú tâm hồn bao thế hệ đã từng sống ở đất Hà Thành này.

Ngày nay, Hồ Tây được rất nhiều du khách đến, không chỉ vì cảnh đẹp mà còn có những di tích lịch sử và những món ăn đặc sản hấp dẫn. Đường Thanh Niên không còn chỉ là con đường dành cho nam nữ thanh niên chiều chiều thường đến đây ngồi chơi bên hồ mà trở nên tấp nập nhộn nhịp sau một ngày làm việc. Và không biết còn mấy ai ngồi ngắm Hồ Tây nhớ lại những câu thơ:

"Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương,
Mịt mù khói tỏa làn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ...".


Hay câu thơ:

..." Mặt hồ đáy nước trong xanh,
Quế đưa hương ngát cho thanh lòng trần"...


Và có còn ai tự hỏi tại sao hồ có tên là Hồ Tây?

Hồ Tây mới đầu chỉ là tên chung chỉ hồ ở phía tây bắc kinh thành. Gọi mãi trở thành tên riêng là Hồ Tây. Trong dân gian, Hồ Tây còn được gọi là hồ Trâu Vàng và còn có tên khác là Dâm Đàm (đầm mù sương). Theo tài liệu nghiên cứu của ông Bùi Văn Nguyên trong "Cảnh trí Hồ Tây" xuất bản năm 1978" thì tên Dâm Đàm còn được sử dụng đến năm 1573 (đời nhà Trần, nhà Lý). Khi vua Lê Thế Tông lên ngôi, người ta mới tránh gọi hồ là Dâm Đàm, vì tên húy của vua là Duy Đàm, thay vào đó là Hồ Tây.

Sách "Tây Hồ chí" còn ghi, Hồ Tây có từ thời vua Hùng. Lúc ấy, nơi đây là một bến ở cạnh sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp, nên gọi là bến Lâm Ấp của thôn Long Đỗ. Mãi tới thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng. Chung quanh bến Lâm Ấp là một rừng lim rậm rạp có nhiều hang động. Người già ở địa phương còn cho biết, khi đánh cá, thỉnh thoảng họ vớt được những khúc gỗ lim ở dạng trầm tích. Về địa lý, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo. Hồ tạo thành chủ yếu là do tác dụng xâm thực của sông Hồng. Nhưng trong dân gian có nhiều truyền thuyết về sự hình thành Hồ Tây.

Truyền thuyết Hồ Trâu Vàng kể lại rằng, đời nhà Lý, ở nước ta có Nguyễn Minh Không sang Trung Quốc chữa bệnh cho con vua Tống. Khi hoàng tử khỏi bệnh, vua Tống trả ơn bằng cách cho phép Minh Không vào kho báu lựa đồ theo ý thích và muốn lấy bao nhiêu cũng được Minh Không hóa phép chỉ lấy đồng đen (vì đồng đen được coi là "mẹ" của vàng) và thu hết cho vào một bao mang về dâng vua Lý. Vua sai đem chỗ đồng đen ấy đúc thành cái chuông. Chuông đúc xong mang ra đánh thử. Tiếng chuông vang xa ngàn trùng đến tận Trung Quốc. Nghe tiếng chuông ngân, trâu vàng ở bên ấy lồng lên chạy về nơi phát ra tiếng chuông. Đến khu rừng phía bắc Thành Thăng Long thì tiếng chuông im bặt. Trâu vàng mất hướng đi, lồng lên đi tìm và giẫm nát cả một khu rừng, còn đất thì lún xuống thành hồ. Những nơi trâu đi thành sông mà ngày nay còn lại di tích, đó là sông Kim Ngưu. Nhà vua đã sai ném cả chuông lẫn trâu vàng xuống hồ để trâu khỏi lồng lên. Và hồ ấy chính là Hồ Tây ngày nay. Truyền thuyết còn kể, nếu ai sinh đủ 10 người con trai thì có thể đến hồ gọi trâu vàng về. Một lần có người đến gọi được trâu vàng lên khỏi mặt nước, dắt trâu vào bờ. Bỗng nhiên, thừng bị đứt, trâu vàng chui ngay vào hang ở gần đó. Nơi đó nhân dân lập đền thờ gọi là đền Kim Ngưu trên đường vào phủ Tây Hồ hiện nay. Về sau mới biết, người gọi trâu chỉ có 9 con trai ruột và 1 con trai nuôi.

Một truyền thuyết khác kể rằng. Xưa kia ở núi đá Tản Viên, có hang mà con cáo (hồ tinh) chín đuôi hay lên quậy phá làm hại nhân dân. Thấy vậy Thượng Đế sai Long Vương dâng nước phá hang của cáo. Cáo chín đuôi bỏ chạy. Quân thủy của Long Vương đuổi theo bắt cáo. Nơi cáo bị giết thịt trở thành cái đầm sâu gọi là Đầm Xác Cáo mà ngày nay gọi là Hồ Tây. Ở vùng Xuân Đỉnh đến nay vẫn còn có làng Cáo. Có lẽ địa danh này có liên quan đến truyền thuyết về Đầm Xác Cáo. Dân gian còn kể: Ngày xưa Trấn Vũ là một người có tài và có công trừ yêu, dẹp giặc nhiều lần, nhưng không chịu làm quan. Ông chỉ muốn đi tu cho đủ chín kiếp mười đời để thành Phật. Lý do tu đủ 10 đời cũng được nhân dân tương truyền lại. Qua rất nhiều thử thách, đã có lần ông bị Phật Bà phạt vì không dám đỡ đẻ cho một phụ nữ gặp trên đường. Ông bị Phật Bà cho rằng bản lĩnh tu hành chưa cao, tránh khó khăn và bắt Trấn Vũ tu thêm một kiếp nữa. Ông đã có ý chán nản, nhưng thực tế cuộc sống, những người ông gặp đã củng cố lòng kiên nhẫn của ông. Ông tiếp tục tu hành để trở thành người có đạo đức cao siêu, vừa có phép thuật siêu cao (mà sau này ông là một trong bốn vị thần của Hà Thành).

Ngày ấy, ở phương bắc có bà Hoàng bị hủi không ai chữa nổi. Nhà vua cho người cầu thầy thuốc giỏi về chữa trị. Trấn Vũ được mời chữa trị và chữa khỏi. Khi vua ban thưởng, ông không nhận gì chỉ xin đồng đen. Vì có phép thuật, nên nhà vua mất rất nhiều đồng đen vào cái túi nhỏ của Trấn Vũ. Vua ra lệnh không ai được chở giùm, mặc kệ Trấn Vũ. Ông đã dùng mũ làm thuyền để chở đồng đen về nước đúc chuông. Câu chuyện tiếp theo giống như truyền thuyết Hồ Trâu Vàng kể ở trên.

Con cáo yêu tinh chín đuôi vẫn thỉnh thoảng hiện về hại dân, nên mọi người cầu thánh Trấn Vũ trừ yêu. Thánh sai làm một cái thuyền và một bộ dây thật bền. Thánh tự buộc mình vào đầu dây, lặn xuống hồ. Yêu tinh nuốt thánh vào bụng, thánh giật dây cho dân làng kéo lên và dùng dao nhọn mổ bụng yêu tinh để thánh ra. Mọi việc xong xuôi, có một lần vào buổi tối, trên đường về nhà, thánh gặp một người con gái xin vào trú mưa. Đến đêm cô gái bị đau bụng nguy kịch, thánh xoay xở hết cách. Cuối cùng thánh nhớ câu truyền: "Đau bụng lấy bụng mà chườm; Nhược bằng không khỏi, hoắc hương với gừng"... Phật Bà hiện lên cho rằng thánh còn trần tục. Bị oan ức, thánh tự mổ bụng lấy ruột gan vứt khắp mọi nơi. Mãi về sau, thánh mới được Phật Bà xét lại cho tu thành quả. Ruột của ông vứt xuống hồ thành Bạch Xà (nay thuộc địa bàn Quảng Bá); bao tử của thánh thành Kim Quy (nay thuộc địa bàn thôn Tây Hồ). Hai con vật này lại trở thành yêu tinh giết hại dân làng, xương chất thành đống (chính là nơi trường Chu Văn An hiện nay). Trời lại sai thánh trừ yêu. Kim Quy thánh giẫm dưới chân, còn Bạch Xà thánh quấn vào bên kia. Từ đó dân sống ven Hồ Tây mới yên ổn làm ăn.

Theo "Tây Hồ chí", xưa kia quanh hồ có núi cao, gò thấp, khói sương mờ mịt tạo nên cảnh trời, đất, nước kỳ lạ. Nhà Lý, nhà Trần gọi là hồ Dâm Đàm, bởi quanh năm có sương mù trên mặt hồ. Sự đan quyện đất-nước-trời đã tạo nên hình dáng những con vật ở ven hồ. Đó là những hình con ngựa (mã) ở khu vực Nhật Chiêu, Quán La, Chích Sài ; còn phượng ở dải đất từ Thụy Chương đến Nguyệt Chủy; con rồng (long) thuộc khu An Minh, An Quang, con lân là khu vực Lạc Chích (Ngũ Xá); quy là bán đảo Tây Hồ. Trong Hồ Tây có những gò đống lớn nhỏ nổi lên được gọi là châu. Tương truyền rằng những châu ấy chính là những viên ngọc do Sơn Long nhả ra. Từ lâu lắm rồi người dân nơi đây coi khu vực Hồ Tây là địa linh và nơi đây có rất nhiều đền thờ cùng nhiều truyền thuyết hấp dẫn về các vị thần, thánh, tổ nghề nuôi tằm, dệt vải, v.v.

Theo truyền thuyết cũ, khi Lý Công Uẩn dời đô từ động Hoa Lư đến đồng bằng sông Hồng đã chọn núi Nùng để xây cung điện. Nhiều nhà sử học đã đưa ra lập luận, núi Nùng nhất định là nơi cao ráo so với cả vùng đất có nhiều ao hồ như địa hình lúc ấy của Thăng Long, chứ không thể là núi cao chót vót. Tương truyền còn cho rằng núi Nùng là cái rốn của rồng nên còn có tên là Long Đỗ. Xưa kia núi Nùng là một thắng cảnh ở sát Hồ Tây. Sau này, vào đời nhà Lê, nhà vua cho san phẳng núi Nùng xây điện Kính Thiên nay là Viện Bảo tàng quân đội. Đền Long Đỗ trước cũng ở đây, sau dời ra phía bờ sông Hồng.

Hồ Tây và hồ Trúc Bạch xưa kia chỉ là một. Vì Hồ Tây lớn quá, nhân dân ba làng Trúc Yên, Yên Phụ, Yên Quang mới đắp con đê chắn ngang để giữ phần cá về phía mình. Con đê đó nay trở thành đường Thanh Niên. :union-93:
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 03:22 PM

Xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay | Chợ rao vặt miễn phí SangNhuong.com | Chợ thông tin bất động sản lớn nhất Việt Nam