Home Rules Contact  
Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam Phổ biến kiến thức Chia sẻ ý tưởng Kinh nghiệm thành công "Bí kíp" cho teen 12 "không chăm"

 
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-07-2012, 01:16 PM
lengo_ltd lengo_ltd đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 168
Mặc định "Bí kíp" cho teen 12 "không chăm"

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Ngày thi cận kề rồi, và bạn biết rằng mình không thể nào "ngốn" hết một chồng kiến thức vì bạn "không được chăm chỉ lắm".


Làm sao để "cứu vãn tình thế" đây?

Dù biết kì thi tốt nghiệp không quá khó, nhưng điểm cũng phải "kha khá", "chấp nhận được", chứ bạn không thể ỷ lại và dựa dẫm vào những môn "sở trường" để rồi "buông" một số môn còn lại. Học để hiểu và thu thập kiến thức, đúng không?

Do đó, với những teen 12 "ngán học thuộc bài" và "lười làm bài tập", thì có một số cách giúp các bạn ôn tập sơ lược, ngắn gọn, nhanh nhưng hiệu quả. Tuy vậy, đừng quá "ỷ y" nhé. Đây chỉ là sự hỗ trợ cần thiết, chứ không hẳn là phương pháp học tập tối ưu. Những bạn muốn có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên thì không nên học theo những "bí kíp" này mà cần phải có một quá trình rèn luyện từ trước khi thi học kì 2 đến giờ.

Môn Toán

Tổng hợp lại tất cả các dạng bài và phân loại theo chuyên đề: Đại số và giải tích bao gồm: khảo sát và vẽ đồ thị, diện tích hình phẳng, tích phân, (bất) phương trình mũ và logarit...Hình học bao gồm: toạ độ trong không gian, hình tròn, đường thẳng và những câu hỏi liên quan...

Sau đó, với mỗi dạng, bạn hãy tìm một bài căn bản nhất và xem lại. Sau đó gấp tập lại và thử mường tượng cách giải cũng như cách trình bày. Mở tập ra và đối chiếu, nếu thấy sai sót hãy ghi chú lại ngay để lần sau không quên.

Cần xem lại các công thức đạo hàm, nguyên hàm, phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng, các phương pháp tính tích phân...

Môn Văn

Với mỗi tác phẩm, phải nắm ý sơ lược về tác giả và nhớ kĩ về: tóm tắt, chủ đề, nội dung, ý nghĩa nhan đề, nghệ thuật. Đặc biệt phải lưu tâm đến những nhân vật chính. Chẳng hạn, với tác phẩm "Vợ nhặt", phải chú ý Tràng, người vợ, bà cụ Tứ; với truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" cần lưu tâm người đàn bà vùng biển, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

Những dẫn chứng văn học khá dễ thuộc và đã được "nhai đi nhai lại" trong năm học. Vì thế không quá khó khăn để bạn ôn lại.

Nhớ thuộc kĩ kiến thức về các tác giả, tác phẩm nước ngoài, đặc biệt là ý nghĩa nhan đề nữa nhé.

Môn Anh

Đây là môn học "không giới hạn", buộc bạn phải có đầy đủ kiến thức tổng hợp trong suốt 7 năm học. Điều bạn cần làm là giải những đề thi tốt nghiệp năm trước, so sánh với đáp án. Nếu có cấu trúc mới, hãy chép vào quyển sổ tay. Ở riêng môn này, bạn không cần thuộc lòng, chỉ cần thực hành nhiều lần là được.

Đừng quá bấu víu vào quyển sách giáo khoa vì nội dung thi tốt nghiệp rất rộng. Bạn chỉ cần thuộc từ vựng và cấu trúc ngữ pháp là được

Môn Hóa


Bạn không thể nhét hết một đống kiến thức về hợp chất hữu cơ, vô cơ, kim loại. Bạn mệt mỏi khi không liệt kê đầy đủ đồng phân cấu tạo. Bạn ức chế vì không nhớ nổi lí thuyết.

Giải những đề thi năm trước thử nhé. Không chiếm quá nhiều thời gian đâu. Giải đề tức là bạn đã đồng thời học thuộc kiến thức gián tiếp. "Học đi đôi với hành" sẽ khiến bạn nhớ lâu hơn. Đặc biệt, giải nhiều đề sẽ giúp bạn tập trung hơn vào những phần trọng tâm, tránh lan man.

Lưu ý kĩ cách nhận biết các chất hóa học, chương polime, tính chất đặc trưng của từng chất, bạn nhé!

Môn Sử

Bạn không học được cả quyển sách giáo khoa ư? Nếu thế thì học những phần "cực kì quan trọng" sau đây nhé:

Với lịch sử thế giới, hãy học những chủ đề về: Liên Hiệp Quốc, ASEAN, Liên minh châu Âu, chiến tranh lạnh, toàn cầu hóa, Mĩ, Liên Xô, Nga, Nhật, Trung Quốc, Lào, Campuchia, châu Phi, châu Mĩ - La tinh...
Với lịch sử Việt Nam, chú trọng và thuộc nằm lòng những chủ đề về: Cách mạng tháng 8, Bác Hồ, Đảng cộng sản Việt Nam, Điện Biên Phủ, các chiến dịch (Biên giới, Việt Bắc...), mùa xuân năm 1975, đất nước sau Đổi mới...
Tất nhiên, đề thi ra sao, không ai biết trước được. Nhưng nếu học kĩ những phần này, ít nhất bạn cũng không bị điểm liệt.

Môn Địa


Lời khuyên: Hãy đọc hết quyển sách giáo khoa, mỗi ngày khoảng 5 bài. Vừa đọc vừa cầm Atlat để nhìn vào. Đặc biệt phải nắm kĩ 7 vùng kinh tế trọng điểm (3 điểm ở phần này đấy nhé). Chịu khó một chút, không cần học bài bạn vẫn có thể trên 5 điểm Địa dễ dàng.

Xem kĩ cách vẽ các biểu đồ quan trọng: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Đừng ỷ lại nhé, có thể mất hết điểm ở phần vẽ biểu đồ nếu lơ là đấy.

o0o

Chúc các bạn "không chăm" sẽ có động lực để học khi đã nắm vững những điều cơ bản này.

sưu tầm
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
 


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:40 PM

Xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay | Chợ rao vặt miễn phí SangNhuong.com | Chợ thông tin bất động sản lớn nhất Việt Nam