Home Rules Contact  
Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam QUẢNG CÁO - GIỚI THIỆU Dịch vụ giáo dục Người dân trồng mía khốn khổ vì TTC

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 19-11-2020, 03:18 PM
lelinh13032020 lelinh13032020 đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2020
Bài gửi: 41
Mặc định Người dân trồng mía khốn khổ vì TTC

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trái ngược khó khăn của người trồng mía, trong khoảng hai năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp trong nước đã ồ ạt nhập khẩu đường dưới nhiều hình thức như nhập khẩu sản xuất xuất khẩu, nhập phục vụ cho sản xuất trong nước... Trước hiện tượng ồ ạt nhập khẩu đường, ngày 21-9-2020, Bộ trưởng Công thương đã ký Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái-lan. Nhưng quyết định liệu có mang lại kết quả như mong muốn khi các doanh nghiệp ngành mía đường và một số nhà sản xuất tiêu thụ đường lớn nhất trong nước chỉ “nhăm nhăm” nhập đường ?

Kỳ 2: Chống bán phá giá và chống trợ cấp liệu có phải “đũa thần”?



Cần kiểm soát chặt lượng đường nhập khẩu

Theo Bộ Công thương, tám tháng năm 2020, lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến, đạt gần 950 nghìn tấn, tăng hơn sáu lần so cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái-lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu, đạt gần 860 nghìn tấn (so cùng kỳ 2019 là 145 nghìn tấn và cả năm 2019 là 300 nghìn tấn).

Theo đại diện ngành sản xuất trong nước, lượng nhập khẩu gia tăng đột biến là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho ngành mía đường trong nước. Sản lượng đường trong nước niên vụ 2019 - 2020 ước tính 800 nghìn tấn, sụt giảm so 1,2 triệu tấn của niên vụ 2018 - 2019.

Việc điều tra chống bán phá giá của Bộ Công thương là cần thiết nhằm bảo vệ ngành mía đường trong nước và nhất là người trồng mía. Nhưng chỉ với sự cố gắng của ngành công thương liệu thật sự hiệu quả? Trong khi do việc thiếu kiểm soát, các doanh nghiệp (DN) trong nước có dấu hiệu lợi dụng chính sách nhập khẩu đường.

Với số liệu lượng đường nhập khẩu mà Bộ Công thương đưa ra như trên, thì theo số liệu chúng tôi có được, chỉ tính riêng Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC - Biên Hòa, bao gồm các công ty thành viên), đã nhập khẩu hơn 559.226 tấn đường các loại (chiếm 2/3 tổng lượng đường nhập cả nước), chủ yếu từ các nước như Thái-lan, Singapore... Trong khi đó, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của TTC - Biên Hòa, vụ ép năm 2019 - 2020 đã thực hiện sản lượng mía ép được 1.838 nghìn tấn mía (tương đương khoảng 180 nghìn tấn đường) nhưng tổng sản lượng đường tiêu thụ lên đến 1.056 nghìn tấn đường, doanh thu đạt hơn 12.889 tỷ đồng. Với những con số này, thì có đến hơn 876 nghìn tấn đường bán ra không phải do TTC - Biên Hòa ép từ mía mà mua đường từ đơn vị khác hoặc nhập khẩu.

Tương tự, theo kết quả hoạt động kinh doanh của TTC - Biên Hòa niên vụ 2018 - 2019, tổng doanh thu về mía đường đạt hơn 10.856 tỷ đồng, giá vốn là hơn 9.984 tỷ đồng. Với con số này TTC - Biên Hòa đã tiêu thụ khoảng gần 800 nghìn tấn đường. Nhưng thực tế, sản lượng đường các nhà máy của TTC - Biên Hòa cả niên vụ chỉ ép được khoảng hơn 234,2 nghìn tấn. Như vậy, có khoảng hơn 550 nghìn tấn đường được TTC - Biên Hòa mua ngoài hoặc nhập khẩu (cao hơn cả số lượng đường nhập khẩu mà Bộ Công thương công bố là 300 nghìn tấn). Tuy nhiên, theo báo cáo ngày 8-5-2019 của Hiệp hội Mía đường Việt Nam thì TTC - Biên Hòa và các đơn vị thành viên đã nhập khẩu 193.612 tấn đường thô.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết: “TTC - Biên Hòa luôn là đơn vị nhập khẩu đường lớn nhất Việt Nam. DN này nhập khẩu đường với nhiều hình thức khác nhau, nhưng tập trung chính vào nhập khẩu đường về sản xuất hoặc nhập khẩu về sản xuất xuất khẩu”. Theo ông Lộc, cần phải kiểm soát chặt chẽ đường nhập khẩu thì ngành mía đường trong nước mới có thể tồn tại được. Thực tế, nhiều DN trong nước lợi dụng sự nhập nhèm của chính sách nhập khẩu nhằm sản xuất xuất khẩu để nhập đường. Trong đó, nếu DN nhập khẩu về sản xuất cho xuất khẩu thì thuế sẽ bằng 0, nhưng nếu không xuất khẩu, thuế có thể lên đến 85% giá trị hàng nhập khẩu.

Vậy làm gì để kiểm soát được đường nhập khẩu theo hình thức nào và việc nhập đường về để sản xuất xuất khẩu là bao nhiêu? Theo số liệu chúng tôi có được, tám tháng năm 2020, TTC - Biên Hòa đã luôn xen kẽ các hình thức nhập khẩu và trong đó có cả loại hình nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Riêng tháng 6-2020, toàn bộ số đường mà DN này nhập khẩu đều theo hình thức sản xuất xuất khẩu. Trong khi đó, năm 2019 với số lượng đường TTC - Biên Hòa nhập khẩu lên đến hàng trăm nghìn tấn nhưng theo tìm hiểu, chúng tôi cũng chỉ thấy xuất khẩu được hơn 2.632 tấn dưới dạng đường nước syrup? Năm 2020, TTC - Biên Hòa đẩy mạnh xuất khẩu đường lỏng và đường syrup. Theo số liệu chúng tôi có được, trong bốn tháng đầu năm TTC - Biên Hòa đã xuất khẩu được khoảng 111.216 tấn, nhưng cùng thời gian này TTC - Biên Hòa đã kịp nhập khẩu hơn 356.593 tấn đường các loại.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 07:24 AM

Xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay | Chợ rao vặt miễn phí SangNhuong.com | Chợ thông tin bất động sản lớn nhất Việt Nam