Home Rules Contact  
Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam
Đăng ký Hỏi đáp Danh sách thành viên Lịch Tìm Kiếm Bài gửi hôm nay Đánh dấu là đã đọc

Chợ thông tin Giáo dục Việt Nam Kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật ứng dụng Khoa học môi trường lịch sử: yws nghĩa tên gọi các địa danh Bắc Bộ

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 25-07-2012, 11:25 AM
chyngjeeng chyngjeeng đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 164
Mặc định lịch sử: yws nghĩa tên gọi các địa danh Bắc Bộ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Ô Quan Chưởng xưa

Người ta thường nói Hà Nội có năm cửa ô. Đó là các cửa còn lưu lại địa danh như ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô chợ Dừa, ô Đống Mác và ô Quan Chưởng.

Nhưng thực ra tài liệu xưa cho biết vào giữa thế kỷ XVIII, Hà Nội vẫn còn mười sáu cửa ô. Còn hiện nay thì chỉ còn duy nhất một cửa ô Quan Chưởng là còn lưu lại dấu tích.

Trong kế hoạch xây dựng biểu tượng kỷ niệm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, có người đưa ra ý kiến nên xây dựng một cửa ô phía nam thành phố, nhưng không biết đấy có phải là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội không. Trong khi chờ đợi chúng ta hãy xem lại cửa ô xưa.

Vào triều vua Lê Hiến Tông (1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng, Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đấy là những cổng nằm trên La Thành, một thành đất bao quanh thành phố, không có hình dáng nhất định mà phụ thuộc vào địa hình, vì mục đích của thành này ngoài việc bảo vệ an ninh cho thành phố, còn có tác dụng phòng lụt khi nước sông Hồng lên cao.

Trong tập Ký sự lên kinh, thầy thuốc nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã mô tả một cửa ô khi ông đi qua vào khoảng năm 1781 như sau: “Đi qua cửa Vũ Quan vào thành. Chỉ thấy một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh là một cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài là hàng rào tre kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên cố. Thành có ba vọng canh, nơi nào cũng có lính sắp hàng, gươm súng sáng quắc.” Tính đường đi của tác giả thì cửa ô này có thể là ô Chợ Dừa ngày nay. Và đây cũng là đoạn văn duy nhất mô tả một cái cửa ô thời cổ, mỗi cửa ô đều lấy tên theo địa phương có cửa ô đó.

Đến thế kỷ XX thì trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, với câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu khi nói về ngôi sao vàng “năm cánh xòe trên năm cửa ô”. Nhưng trên thực tế chỉ còn tồn tại duy nhất một cửa ô là ô Thanh Hà, còn gọi là ô Quan Chưởng.

Các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như ô Chợ Dừa là tên gọi một cái chợ phía tây-nam thành phố, ô Cầu Giấy còn biết được vì là tên gọi của cái cầu gạch bắc qua sông Tô Lịch… chứ không còn một kiến trúc nào có thể gợi lại vết tích xưa.

Thậm chí còn có một cửa ô thứ sáu chỉ còn tên gọi trong ký ức chứ không ai biết nằm ở chỗ nào như ô Đồng Lầm, nay thuộc khu vực Kim Liên phía nam thành phố.

Theo tài liệu trên tạp chí Xưa & Nay (số 76, tháng 6-2000) thì sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp cho phá hết các cửa ô cùng với một phần các con đê để mở rộng thành phố, cũng như cho triệt hạ thành cổ Hà Nội.

Nhưng riêng ô Thanh Hà, nhờ có sự đấu tranh kiên trì của nhân dân và của ông cai tổng tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiểu (1845-1916), người làng Khúc Thủy (Hà Đông), nên chủ trương đó không thực hiện được. Vì ông Cai tổng cùng với dân chúng nhất định không chịu ký tên vào tờ trình xin phép phá cửa ô nên cuối cùng người Pháp phải nhượng bộ. Nhờ vậy mà đến nay thành phố còn lưu lại được một vết tích quí của kiến trúc xưa.

Còn tại sao ô Thanh Hà lại đổi thành ô Quan Chưởng? Cũng theo những điều còn ghi lại trong gia phả của họ Đào thì năm 1873, có một viên quan Chưởng cơ người Bắc Ninh nổi dậy đánh Pháp, chẳng may bị bắt ở Gia Lâm, quân Pháp giải về Hà Nội chém đầu và đem bêu đầu bên bờ sông Cái phía trước cửa ô Thanh Hà, giao cho Cai tổng Đồng Xuân canh giữ.

Ngay đêm đầu tiên, ông Cai tổng nghe tiếng chó sủa ngoài sông vọng về, cho tuần đinh ra tra xét thì thấy có hai chiếc đò cứ lởn vởn ở khúc sông gần chỗ bêu đầu quan Chưởng cơ. Sợ có người đến lấy đầu của quan Chưởng cơ, ông Cai tổng bèn cho đem thủ cấp vào treo trong cửa ô Thanh Hà.

Hôm sau người nhà quan Chưởng cơ đến thương lượng, xin ông Cai tổng cho chuộc lại thủ cấp. Biết đây là một nghĩa cử phải làm, nhưng để khỏi mang tội với quan trên, ông Cai tổng bèn lên bẩm báo với quan Đốc lý thành phố, xin cho đem thủ cấp trôi sông để giữ vệ sinh trong khu dân cư, và được chấp thuận.

Đêm hôm đó ông Cai tổng trao trả thủ cấp cho gia đình quan Chưởng cơ, rồi sáng sớm hôm sau sai tuần đinh tin cẩn lấy một hòn đất to bọc vải cho vào một cái rọ đem ra giữa sông. Trước khi ném cái rọ xuống sông phải hô to cho mọi người trong bờ nghe rõ: “Theo lệnh quan trên, thủ cấp này phải trầm hà!”

Câu chuyện quan Chưởng cơ bị bêu đầu được lan truyền trong tổng Đồng Xuân, từ đấy ai đi qua cửa ô cũng gọi là ô Quan Chưởng, dần dần về sau cái tên cũ ô Thanh Hà không được nhắc đến nữa.

Ô Quan Chưởng ngày nay

Ngày nay, ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, không những là vết tích của Thăng Long - Hà Nội xưa, mà còn là bằng chứng tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân trong vùng.

Ngày nay, đi qua đây, có mấy ai biết đến câu chuyện xảy ra cách đây tuy không xa lắm, nhưng đang dần đi vào quên lãng? Đi đến đây ta chỉ thấy một nơi tập kết các xe chở hàng của một trung tâm buôn bán sầm uất, khách qua đường không có chỗ dừng chân.

Điều duy nhất còn an ủi chúng ta là ngay tại góc phố nhìn ra cửa ô, còn có hàng bún ốc nổi tiếng của bà Xuân, mà du khách có thể ngồi lại để thưởng thức một món ăn truyền thống của Hà Nội.

Trong khi chờ đợi, nhìn bàn tay thoăn thoắt của bà chủ quán vừa gắp bún, vừa khều ốc, cầm chiếc gáo nhỏ múc nước giấm bỗng, du khách có thể lặng lẽ quan sát từng viên gạch vồ trên tường thành, nơi đã chứng kiến biết bao biến thiên của đất Hà thành.
--------------------------
Xuất xứ tên gọi Hạ Long

Từ trước thế kỷ thứ XIX, tên vịnh Hạ Long chưa được ghi chép trong những thư tịch cổ nước ta, mà vùng biển này được biết đến với những tên An Bang, Lục Thủy, Vân Đồn... Đến cuối thế kỷ XIX, tên vịnh Hạ Long mới xuất hiện trên các bản đồ hàng hải của Pháp. Trên tờ "Tin tức Hải Phòng" xuất bản bằng tiếng Pháp đã đưa tin: "Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long". Câu chuyện được tóm tắt như sau: Năm 1898, viên thiếu úy Lagơrêdin, thuyền trưởng tàu Avalăngsơ đã gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần trên Vịnh Hạ Long. Không chỉ riêng viên thiếu úy mà có rất nhiều thủy thủ khác trên tàu cùng chứng kiến. Người Châu Âu liên tưởng, con vật này giống như con rồng châu Á. Cũng vì sự xuất hiện của con vật kì lạ ấy mà vùng này được gọi là vịnh Hạ Long.


Vịnh Hạ Long


Cũng có một giả thiết khác về tên gọi này, đó là theo một huyền thoại xưa cho rằng tên gọi Hạ Long gắn liền với câu chuyện về đàn rồng xuống giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm. Chuyện kể: "Ngày xưa, khi người Việt mới dựng nước, nhân dân đang sống yên ổn thì bị giặc ngoại bang xâm lấn bờ cõi nước ta. Trước thế giặc mạnh, trời sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn rồng cũng lập tức hạ giới phun ra vô số châu ngọc. Những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như bức tường thành vững chãi. Thuyền giặc đang lao nhanh bất ngờ bị chặn lại liền đâm vào các đảo đá, xô vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, thấy cảnh hạ giới thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau. Rồng mẹ và rồng con không trở về trời, mà ở lại hạ giới. Chỗ rồng mẹ xuống là Hạ Long, nơi rồng con xuống chầu bên rồng mẹ là Bãi Tử Long. Đuôi của đàn rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vỹ (tức bán đảo Trà Cổ ngày nay)."

Như vậy, những giả thiết về tên gọi vịnh Hạ Long vẫn được hiểu theo các truyền thuyết và chuyện kể được lưu truyền trong dân gian. Song qua những chuyện kể dân gian đó, chúng ta lại thêm yêu và tự hào về một di sản thiên nhiên đã được thế giới công nhận.

Sa Pa

Sa pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ.

Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "Cha Pa" và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng "Cha Pa" như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa.

Lịch sử Sa Pa
Trước kia, Sa Pa là một cao nguyên nhỏ mang tên Lồ Suối Tủng. Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898.

Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.
__________________

Cao Bằng: tỉnh ở cực Bắc Việt Nam, Bắc và Đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), Nam giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Cạn và Thái Nguyên, Tây giáp tỉnh Hà Giang, chiều dài nhất theo hướng Đông Tây 115km từ huyện Hạ Lang đến huyện Bảo Lạc. Diện tích 8.445km2. Địa thế cao ở phía Tây Bắc và Bắc có các đỉnh 1805m ở phía Tây Bảo Lạc, hang Pắc Bon1157m, núi Pya ya (1980m), thấp dần về phía Đông, đỉnh 676m ở Nước Hai, đỉnh Bokim (828m) phía Đông thị xã Cao Bằng, đỉnh 582m ở phía Nam sông Qu‎ Xuân (Quây Sơn). Sông Gâm chảy ở góc Tây Bắc, sông Bằng Giang ở góc Đông Bắc, có các phụ lưu là sông Tsélao, sông Hiến chảy vào sông Bằng Giang ở góc Đông Bắc ở thị xã Cao Bằng, sông Bác Vọng nhập vào sông Bằng ở Thủy Khẩu, sông Quy’ Xuân chảy xuống sông Tả Giang ở Quảng Tây. Dân số năm 1991 là 565.967 người thuộc 5 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Mèo (H’mông) và Dao. Tỉnh Cao Bằng gồm 1 thị xã, tỉnh lị Cao Bằng và các huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hòa An. Năm 1976 tỉnh Cao Bằng hợp nhất với tỉnh Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng. Hai năm sau lại tách ra thành 2 tỉnh riêng. Tỉnh Cao Bằng sản xuất ngựa tốt Nước Hai, cây trẩu và hạt dẻ và đồ bàn ghế bằng mây tre. Tỉnh lị Cao Bằng được nối liền với Hà Nội và TP. Thái Nguyên bằng quốc lộ 3 với thị xã Lạng Sơn bằng quốc lộ 4, lại có đường ô tô đi Trà Lĩnh và Trùng Khánh. Nhà Sơn Tây kị húy tên vua Quang Trung là Nguyễn Quang Bình, đổi Cao Bình làm Cao Bằng. Năm 1808 đổi phủ Cao Bằng là phủ Trùng Khánh, thuộc trấn Cao Bằng. Hồi thuộc Pháp, Cao Bằng gồm 1 phủ Hòa An và 7 châu: Hà Quảng (Sóc Giang), Thạch An (Đồng Khê), Nguyên Bình, Phục Hòa( Tà Lùng), Quảng Uyên, Thượng Lang (Trùng Khánh), Hạ Lang. Đồng chí Hoàng Đình Rong tên thật là Vũ Văn Đức thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Cao Bằng năm 1940. Di tích và điểm du lịch: thác Bản Giốc, thác Đầu Đẳng, động Pông, hang Pác Bó, Nà Mạ (quê hương Kin Đồng), khu rừng Trần Hưng Đạo, các địa điểm Phai Khát, Na Ngần.

+ Thị xã tỉnh lị Cao Bằng ở độ cao 150m, ở chỗ ngã ba sông Bằng, sông Hiến và sông Trà Lĩnh, cách đèo Mục Mã 22km, Quảng Uyên 37km, Nguyên Bình 43km, Tĩnh Túc 53km, Bắc Cạn 80km, Thái Nguyên 237km, Hà Nội qua Bắc Cạn 272km, qua Đồng Đăng 286km, Lạng Sơn 132km, có cầu Nà Tràn 2 nhịp dài 56m nối liền thị xã với khu phía Tây nhà máy cơ khí Cao Bằng.
--------------------------


Bắc Ninh: tỉnh ở phía Đông Bắc thành Hà Nội, đời Lê là trấn Kinh Bắc, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi là trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi là tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895 Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành 2 tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lục Nam (sau 1963 đổi thành tỉnh Bắc Giang), sau hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc, nay lại tách ra 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Tỉnh Bắc Ninh hồi Minh Mạng gồm phủ Từ Sơn (huyện Đông Ngàn do phủ kiêm lí), huyện Tiêu Du, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong; phủ Thuận An, sau đổi thành Thuận Thành (huyện Siêu Loại do phủ kiêm lí, Gia Lâm, Gia Bình Văn Giang, Lạng Tài); phủ Thiên Phúc (huyện Thiên Phúc do phủ kiêm lí, Hiệp Hòa, Việt Yên, Kim Hoa); phủ Lạng Giang (huyện Phương Nhãn do phủ kiêm lí, huyện Yên Dũng, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn). Tỉnh Bắc Ninh phía Tây có sông Hồng ngăn cách với tỉnh Hà Nội, khoảng giữa có sông Cầu Chảy đến Phả Lại thì gặp sông Đuống và sông Thương. Vùng Lạng Giang, núi non hiểm trở, còn vùng Bắc Ninh thì ruộng đồng bằng phẳng, xanh tốt, thỉnh thoảng có những đồi núi thấp có tên tuổi gắn liền với lịch sử như núi Sóc Sơn, núi Tiên Du, núi Vũ Ninh, núi Thiên Thai. Bắc Ninh xưa có tiếng là đất văn vật nhất của cả nước, có Lê Văn Thịnh đỗ Trạng nguyên đầu tiên về đời Ly’, Nguyễn Quan Quang Trạng nguyên đầu tiên về đời Trần, số Trạng nguyên và Ts. nhiều nhất so với các tỉnh khác. Nằm trên con đường xâm lược của bọn phong kiến phương Bắc, đồng thời cũng là con đường của các sứ bộ ta sang Trung Quốc và sứ bộ Trung Quốc sang ta, Bắc Ninh còn là địa bàn của cuộc kháng chiến chống vua quan, chống ngoại xâm, chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám, ngoài ra còn có hoạt động chống Pháp của nhiều nhà yêu nước Đốc Quế, Đốc Sung, Đốc Mỹ, Lãnh Điềm, Hai Tước, Đốc Tác, Quản Kỳ, Đội Văn, Lãnh Giới, Lãnh Giám, Lãnh Thiết, Cai Bình, Cai Biên, Đề Hoàng, Đề Năm, Đề Kiều, Bắc Ninh là quê hương của Nguyễn Án, Trần Danh Án, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Cao, Nguyễn Đăng Cảo, Phạm Huy Cơ, Nguyễn Văn Cừ, Đào Cử, Nguyễn Tự Cường, Đặng Công Chất, Trần Quang Châu, Phó Đức Chính, Lê Duy Đản, Nguyễn Cư Đạo, Nguyễn Tư Giản, Trương Hát, Trương Hống, Đặng Thị Huệ, Đàm Nhuận Huy, Sư Huyền Quang, Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Bá Kỳ, Hoàng Sĩ Khải, Trần Danh Lâm, Đàm Văn Lễ, Ngô Luân, Lê Tuấn Mậu, Cao Bá Nhạ, Lê Quỳnh, Nguyễn Quyền, Hoàn Công Phu, Nguyễn Quan Quang, Cao Bá Quát, Nguyễn Đăng Sớ, Nguyễn Mậu Tài, Dương Trọng Tế, Ngô Thầm, Nguyễn Miễn Thiệu, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thủ Tiệp, Hứa Tam Tĩnh, Ngô Sách Tuấn, Nguyễn Thiên Túng, Nguyễn Nghêu Tư, Nguyễn Gia Thiều, Ngô Miễn Thiệu, Nguyễn Nhân Thiếp, Lê Văn Thịnh, Nguyễn Thực, Phạm Văn Tráng, Ly’ Công Uẩn, sư Vạn Hạnh, Hội Lim, hát quan họ. Nhà thờ đạo Thiên Chúa ở Bắc Ninh do các cố dòng Đominicain người Tây Ban Nha phụ trách.

+ Tỉnh lị Bắc Ninh, trướcở xã Đáp Cầu bên sông Cầu, đến đời Gia Long dời về chỗ ở hiện nay, thuộc địa phận 3 xã Đỗ Xá (huyện Võ Giàng), Khúc Toại (Yên Phong) và Hòa Đình (Tiên Du). Thành hình lục giác, chu vi 532 trượng 3 thước, cao 9 thước, hào rộng 4 trượng, 6 thước, đắp đất năm 1804, xây năm 1824, trước bằng đá ong, sau bằng gạch, mở 4 cửa, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Cột cờ cao gần bằng cột cờ Hà Nội, ở trong cửa Tiền. Thị xã Bắc Ninh năm 1973 dân số 10.000 người. Cách Đáp Cầu 4km, Bắc Giang 20km, Hà Nội 31km, Thái Nguyên 53km, Lạng Sơn 123km, Hải Phòng 190km theo quốc lộ 18.

+ Phố cũ thời thuộc Pháp ở quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Nay là phố Trần Nhật Duật.
-------------------------
Bát Xát: ngòi, phụ lưu sông Hồng, còn có tên là Nậm Phát, chảy qua Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa, nay là huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.

+Đại lí hành chính hồi thuộc Pháp, sau là huyện của tỉnh Lào Cai, Đông Bắc giáp sông Hồng ngăn cách với tỉnh Vân Nam, Tây Bắc giáp sông Nậm Mặt, Tây Nam giáp dãy núi Hoàng Liên Sơn ngăn cách với huyện Phong Thổ, Nam giáp huyện Sapa. Đỉnh cao 1026m ở phía Bắc Trình Tường, đỉnh 2880m ở giữa huyện, nơi tập trung các núi nhỏ chảy ra sông Hồng: sông Tac Ho và sông Ngòi Phát. Huyện lị là Bát Xát trên sông Hồng, có đường ô tô nối liền với huyện lị Phong Thổ ở phía Tây ( qua đèo Mây) và với thỉ xã Lào Cai ở phía Đông Nam cách 19km. Huyện Bát Xát có mỏ đất hiếm mới phát hiện (1991), huyện trồng nhiều cây thảo quả.
-----------

Bãi Sậy: bãi Lớn ở phường Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, bên sông Hồng, xưa đê bị vỡ nhiều lần, đất trở thành hoang vu, lau sậy mọc lên rập rạp. Nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật hoạt động chống Pháp ở đấy từ 1885 đến 1889. Đạo quân sự do Pháp đặt ra gồm các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm, lị sở ở Bần Yên Nhân (Mỹ Hào) trấn áp cuộc khởi nghĩa trên.


Bài Thơ: còn gọi là núi Truyền Đăng, ở gần bến tàu Hòn Gai, sát biển, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Năm 1462 vua Lê Thánh Tông đi tuần ở vùng biển này có cho khắc bài thơ lên núi ấy, sau chúa Trịnh Cương có làm thơ họa lại. Năm 1930, công nhân mỏ treo cờ búa liềm trên núi này.

Bạch Vân: am của Nguyễn Bỉnh Khiêm xây ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương, nay thuộc TP. Hải Dương, nơi lui tới của các nhà thơ, nhà văn Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ …
-------------

Bạch Hạc: làng ở tỉnh Bạch Hà, huyện Lương Sơn, phường Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây, sau thuộc tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chỗ sông Lô hợp với sông Thao, ga xe lửa trên đường Hà Nội-Lào Cai ở km 69, cách trung tâm Việt Trì 4km về phía Đông Nam.

+ Huyện đặt từ đời Lê Quang Thuận, thuộc phủ Tam Đái, tr. Sơn Tây, theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, hồi trước có cây chiên đàn, chim hạc trắng đậu trên cấy ấy nên gọi tên thế. Huyện do phủ Tam Đái kiêm lí. Khi Lạc Long Quân nối nghiệp Kinh Dương Vương, bèn dời đô từ Hồng Lĩnh về vùng Bạch Hạc. Huyện Bạch Hạc từ đời Lê về trước có 20 người đỗ đại khoa, huyện sản xuất nhiều bông. Thông Thánh Quán ở thị xã Bạch Hạc, th. Việt Trì dựng vào khoảng niên hiệu Vĩnh Tuy đời Đường.

------------

Tên Gọi Bạch Mai: làng ở huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Hai Bà, TP. Hà Nội. Trước tên là Hồng Mai, vì kị húy chữ lót của nhà Nguyễn, nên đổi là Hoàng Mai. Năm 1916 Pháp xử bắn chiến sĩ cách mạng Trần Hữu Lực ở đây. Ngày 19/1/1949 ta tập kích sân bay Bạch Mai của Pháp. Bệnh viện Cống Vọng, Pháp xây dựng từ năm 1911, nay là bệnh viện Bạch Mai.

-----------
Tên Gọi Bạch Mã: đền do Cao Biền dựng năm 867 ở thành Đại La, sau Lý Thái Tổ lấy địa điểm ấy đắp núi Nùng và cho dựng lại đền khác ở chỗ sông Lô Tịch đổ ra sông Hồng, ở phủ Hà Khẩu, huyện Vĩnh Thuận ở cửa Đông thành Hà Nội, nay ở nhà số 3 phố Hàng Buồm. Đền thờ thần Long Đỗ, Bạch Mã Đại Vương, tục truyền thần Bạch Mã rất thiêng. Cao Biền trấn yểm không được, nên phải lập đền thờ.

+ Đền có tiếng đẹp và linh thiêng ở làng Bạch Đường (Bạch Ngọc), huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn, nay là huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An. Xây dựng về đời Ly’ lúc Ly’ Nhật Quang làm trấn thủ Nghệ An và đóng lị ở xã này. Một trong 4 đền có tiếng ở Nghệ An là đền Cờn (Phương Cần), đền Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng.

+ Đền ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, thờ Phan Đà, tương truyền là tướng của Lê Lợi.

+ Núi cao 1450m trong dãy Hải Vân ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, nay thuộc huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên Huế, giáp tỉnh Quảng Nam, cách huyện lị Phú Lộc 19km về phía Bắc Mỏ Vàng. Nơi nghỉ mát có 2 thác nước: Đỗ Quyên rộng 20m cao 30m và thác Bạc rộng 4m cao 10m. Rừng quốc gia thành lập năm 1991, rộng 22.030 ha, có các động vật: voi, voọc chà và, trĩ đuôi dài tới 2m.

-----------

Bạch Hạc: làng ở tỉnh Bạch Hà, huyện Lương Sơn, phường Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây, sau thuộc tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, chỗ sông Lô hợp với sông Thao, ga xe lửa trên đường Hà Nội-Lào Cai ở km 69, cách trung tâm Việt Trì 4km về phía Đông Nam.

+ Huyện đặt từ đời Lê Quang Thuận, thuộc phủ Tam Đái, tr. Sơn Tây, theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, hồi trước có cây chiên đàn, chim hạc trắng đậu trên cấy ấy nên gọi tên thế. Huyện do phủ Tam Đái kiêm lí. Khi Lạc Long Quân nối nghiệp Kinh Dương Vương, bèn dời đô từ Hồng Lĩnh về vùng Bạch Hạc. Huyện Bạch Hạc từ đời Lê về trước có 20 người đỗ đại khoa, huyện sản xuất nhiều bông. Thông Thánh Quán ở thị xã Bạch Hạc, th. Việt Trì dựng vào khoảng niên hiệu Vĩnh Tuy đời Đường.

-----------------------
Bạch Đằng: khúc song dài hơn 20km ở tỉnh Hải Dương cũ, từ Do Nghi đến Phả Lễ, trên tiếp với sông Giá và sông Đá Bạch, dưới thông với sông Nam Triệu, ở phía Đông huyện Thủy Nguyên, nay phân giới hạn giữa huyện Thủy Nguyên và huyện Hải An, TP. Hải Phòng với huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Có nhiều chi lưu: sông khoai, sông Điền Công, sông Giá Đước, sông Thái, sông Chanh tạo ra nhiều ngã 3 phức tạp, rối rắm. Trong lịch sử còn có tên nữa là sông Vân Cừ, sông Rừng (có bến phà Rừng). Tháng 11-938 Ngô Quyền dùng cọc lim vót nhọn bí mật cắp xuống sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán. Năm 981, Lê Hoàn đánh thắng quân Tống. Năm 1288 Trần Quốc Tuấn lại dung chiến thuật trên đánh quân Nguyên.

+ Nhà máy đóng tàu ở trên sông Tam Bạc ở TP. Hải Phòng.
-------------------------
Ba Vì: núi ở huyện Bất Đạt, tỉnh Sơn Tây, nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, gần sông Đà, gồm 3 ngọn núi: núi Ông (Ao Vua), núi Bà (Ngọc Hoa 1120m), núi Chẹ (Tản viên 1220m) đỉnh cao nhất 1287m, ngọn giữa có hình thắt cổ bồng, trên tỏa ra như cái tán (Tản Viên) ngày đêm mây phủ. Núi cao nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Núi Ba Vì cách Sơn Tây 19km về phía tây. Ly Nhân Tông xây tháp 12 tầng ở núi này. Nơi nghỉ mát, vườn quốc gia Ba Vì.

+ Huyện thành lập do sự hơp nhất hai huyện Bất Đạt và Tùng Thiện, nay thuộc tỉnh Hà Tây. ĐB giáp s. Hồng ngăn cách với huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Đ và ĐN giáp huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây và huyện Thạch Thất, N giáp huyện Kỳ Sơn và Lương Sơn, nay thuộc tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình. T giáp với sông Đà ngăn cách với huyện Thanh Thủy ( sau là huyện Tam Thanh), tỉnh Phú Thọ. Huyện lấy tên núi Ba Vì ở phía TN huyện Đường quốc lộ 11A( nay đổi là đường 32) nối liền Hà Nội-Phú Thọ đi qua huyện lị Ba Vì (ở huyện lị Quảng Oai cũ) giữa đường từ thị xã Sơn Tây đi tới bến phà Trung Hà, có đường rẽ lên núi Ba Vì. Huyện Ba Vì gắn liền với sự tích Sơn Tinh và Thủy Tinh và cuộc khởi nghĩa của Quận Cồ và Đốc Ngữ. Di tích chùa Mía, chùa Thông, quê Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Cận, Trần Tuân.

-----------

Ba Đình: Tên gọi chung ba thành là: Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê, trước cùng một xã chung nhau một ngôi đình ở Mỹ Khê, ( thờ Phan Thị Thuấn) thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách h.lị Nga Sơn 4km về phía TB, cách TX. Thanh Hóa 40km về phía Bắc, bên cạnh con sông Đào Cầu Chàm nối liền sông Hoạt Giang với song Đại Lai (s.Mã). Nghĩa quân Cần Vương Phạm Bành, Đinh Công Tráng chống Pháp ở đây năm 1886-1887.

+ Quảng trường ở cạnh Phủ Chủ Tịch và chùa Một Cột. Trước kia là quảng trường Puginier hồi thuộc Pháp. Ngày 2/9/1945, cụ Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại đây.

+ Khu phố, sau là quận của TP. Hà Nội gồm 15 tiểu khu (nay là phường) từ nửa phía Tây Hồ Tây trở xuống, phía Đông giáp với sông Hồng từ Yên Phụ đến bãi Phúc Xá, đường xe lửa đầu cầu đến cuối đường Nguyễn Thái Học, đường Giảng Võ, khu tập thể Thành Công, đê La Thành đến Cầu Giấy. dọc song Tô Lịch đến chợ Bưởi lên Trích Sài gặp Hồ Tây. Một nửa phần đất về phía T là đất 13 trại xưa do dân l. Lệ Mật về đời Ly đến khai phá. Phần đất phía Đ là thành trì Hà Nội xưa. Nay gồm doanh trại bộ đội và Bộ Quốc Phòng. Đường phố chính là đại lộ Hùng Vương chạy trước mặt lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Phủ Chủ Tịch, đường Điện Biên từ quảng trường Ba Đình qua trụ sở bộ Ngoại giao, cột cờ Hà Nội đến giáp đường xe lửa. Di tích: nhà ở Hồ Chủ Tịch, chùa Một Cột, n. Nùng, cột cờ Hà Nội, cửa Bắc, quán Trấn Võ, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, đền Đống Cổ. Các cơ quan : Phủ Chủ Tịch, Phủ Thủ Tướng, bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc phòng, Hội trường Ba Đình và sứ quán một số nước.
---------------------
Điện Biên là tên gọi do vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841 với ý nghĩa "Điện" là vững chải, "Biên" là biên giới, biên ải - là vùng biên vững chắc. Trước đây vùng đất này mang tên là Mường Thanh, nghĩa là xứ trời, đất tổ của người Thái.


Hố bom trên đồi A1


Nhiều thế kỷ trước cho đến bây giờ Điện Biên vẫn là địa bàn cư trú của người Thái. Trước kia dù là một phần lãnh thổ của Việt Nam nhưng người Thái có chính quyền riêng do các tù trưởng - vua Thái đứng đầu. Họ dựng nên chính quyền cai quản cả một vùng rộng lớn, và cũng là vách chắn quân xâm lược phương Bắc hữu hiệu cho kinh đô Thăng Long. Vào thế kỷ XVIII, Điện Biên trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Công Chất nổi tiếng chống lại sự lũng đoạn của nhà Trịnh mà nay còn dấu tích thành Bản Phủ và thành Tam Vạn.

Vào năm 1954, Điện Biên lại lần nữa vang danh thế giới sau trận chiến giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, và đưa tới việc kí kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam. Trận Điện Biên Phủ này còn được nhắc đến như một chiến thắng vĩ đại nhất của các nước Đông Nam Á chống lại một cường quốc phương Tây.

Ngày nay Điện Biên được xếp là đô thị loại ba của Việt Nam, không ngừng phát triển mọi mặt mặt về kinh tế, xã hội cũng như mãi là vùng biên vững chắc ở phía Bắc Việt Nam


Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:22 AM

Xây dựng bởi SangNhuong.com
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.

Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay | Chợ rao vặt miễn phí SangNhuong.com | Chợ thông tin bất động sản lớn nhất Việt Nam