|
|||
![]() |
|
||
#1
|
|||
|
|||
![]() hehe! topic này sẽ đi song song với topic "Lập trình là gì?". Nều như topic kia thiên về lập trình theo cái nhìn tổng quát thì topic này sẽ chú trọng về lập trình web. Chú ý nho nhỏ: _Tất cả những ví dụ mà bạn Vũ sẽ đưa ra trên đây sẽ được viết bằng: PHP. Đừng hỏi tại sao bạn Vũ chọn PHP mà không phải ASP hay JSP v.v... vì nó nằm ngoài chủ đề của topic. _ Tất cả codes sẽ được bạn Vũ chạy và kiểm tra trên home server Linux Fedora 8.0 của bạn Vũ, và bảo đảm chất lượng trước khi post lên đây. Nếu ai chạy code của bạn Vũ mà thấy báo lỗi thì thông báo cho bạn Vũ để bạn Vũ sữa. _ PHP version sẽ là 5.0. (6.0 hiện là phiên bản mới nhất) tại bạn Vũ là biếng update server. :banhbao43: Khái Niệm Cơ bản: a. Trang web tĩnh và Trang web động _ Một trang web tĩnh là một trang web mà thông tin nó chứa được code chết trong trang web đó. Thông tin của trang web này sẽ hiển thị như nhau cho từng "yêu cầu" ( requests) đến từ phía client. Các trang web tĩnh được viết chủ yếu chỉ bằng HTML vd: Thông tin của trang web tĩnh X là x. Nếu cả hai client A và B cùng yêu cầu server hiển thị thông tin trên trang web X thì x sẽ là thông tin mà A và B nhận được. Ưu điểm: _Dễ dàng được viết _Lý tưởng cho việc trình bày cái nhìn của trang web trong giai đoạn thiết kế Khuyết điểm: _khó bảo trì và quản lý khi web site phát triển ngày càng lớn _Môt trang web động là môt trang web mà thông tin nó chứa đựng có thể tự động thay đổi dựa trên tiêu chuẩn nhất định. Các trang web động thường được viết bằng các ngôn ngữ dành riêng cho lập trình web như: PHP, ASP, JSP v.v.... Vd: Thông tin của trang web Profile hiển thị thông tin cá nhân của người yêu cầu. Nếu A gửi yêu cầu đến trang Profile, thì nó sẽ hiện thị thông tin chỉ dành cho A mà không phải của bất kì ai khác. Tương tự với B, trang Profile sẽ chỉ hiển thị thông tin dành cho B mà không phải của bất kì ai khác. Ưu điểm: _Dễ dàng bảo trì và quản lý Khuyết điểm: _Đòi hỏi người viết phải có kiến thức về lập trình (to be continued) |
#2
|
|||
|
|||
![]() ;127760']đọc chung chung quá, với lại việc phân biệt web động và tĩnh chưa rõ ràng, chuyện sử dụng web động hay tĩnh là do nhu cầu mà thôi, ko phải nhất thiết phải dùng web động, ngoài ra cần phải nói rõ thêm là HTML và PHP (APS, JSP, C#) là cân bằng chứ ko nghiêng về bên nào hết nhá. |
#3
|
|||
|
|||
![]() Ầy, bài viết chính xác và hay đó chứ, rất thích hợp cho những ai đang bắt đầu hay mới tham gia vào lĩnh vực thiết kế web. Tiếp đi Vũ ơi
|
#4
|
|||
|
|||
![]() hú hú...có admin...+_+ (1) hú hú ...Bạn admin có thể bổ sung phần chưa rỏ ràng.... (2) hoàn toàn chính xác.... (3)điều này bạn Vũ không chắc...còn phải coi bạn admin sử dụng "tiêu chuần" gì để đánh giá HTML và PHP.... |
#5
|
|||
|
|||
![]() (1) Thank you bạn Sâu róm
(2) cho bạn Vũ 24 giờ..tính theo giờ trái đất...bạn Vũ cống gắng sắp sếp để:banhbao54: có update... Vũ lười biếng và trốn tránh trách nhiệm...:banhbao43: |
#6
|
|||
|
|||
![]() Sao có admin mà anh hú dữ vậy anh? 2 ông đó là admin hết đó. Viết đi, để em học hỏi, năm sau mới học Web Form ^^ |
#7
|
|||
|
|||
![]() hehe...sau mội hồi trầm trư suy nghĩ thì bạn Vũ cảm thấy mình có lẽ đã hiểu lầm bạn admin trong vấn đề số (3). Nguyên nhân là sau khi đọc chữ "cân bằng" bạn Vũ lại nghĩ tới dấu "=". Để bạn Vũ nêu suy nghĩ của mình trong vấn đề này:
Như chúng ta biết mục đích tồn tại của HTML và PHP(ASP, JSP vê vê và vê vê) là hoàn toàn khác nhau....HTML là ngôn ngữ Mark-up ..còn PHP là ngôn ngữ lập trình ....cho nên việc so sánh (gán dấu =,<,> ...) giữa HTML và PHP là môt điều kì hoặc...cũng giống như việc so sánh giữa tiếng Việt và tiếng Anh vậy. Hay nói cách khác, chúng "cân bằng" vì cả hai chả có gì liên quan đến nhau trong mụch đích làm việc của mình cả. Nếu ý bạn Admin là như trên thì bạn Vũ hoàn toàn đồng ý. Và bạn Vũ không thấy mình đã đặt vấn đề so sánh gì giữa HTML và PHP trong bài viết đầu của mình. Nếu có thì đó là sự so sánh giữa: Web tĩnh và Web động. hehe...phải báo động chứ em... ![]() |
#8
|
|||
|
|||
![]() II. Cơ Sỡ Dữ Liệu(Database): _Cơ sở dữ liệu là nơi chứa dữ liệu có cấu trúc (structured information hay data structures). _Dữ liệu có “cấu trúc” là dữ liệu đã được “phân tích”. Nói rõ ràng hơn là được chia thành những phần nhỏ, và những phần nhỏ này cũng được tạo thành từ những phần nhỏ khác. Vd: Dữ liệu chưa phân tích: Vũ Chu Số 9 Lô P Hoàng Minh Đạo F.5 Q.8 T/P HCM VietNam. Dữ liệu trên sau khi được phân tích: Tên: Vũ Chu Địa Chỉ: Số 9 Lô P Hoàng Minh Đạo F.5 Q.8 T/P HCM VietNam. Chúng ta tiếp tục chia nhỏ dữ liệu “Địa Chỉ” và được: Số nhà: Số 9 Lô P Tên Đường: Hoàng Minh Đạo Phường: 5 Quận: 8 Thành Phố: HCM Nước: VietNam. Để ý chúng ta có thể xắp xếp các thông tin kia vào một bảng (table), tựa như bảng thống kê. Bảng dữ liệu cho địa chỉ: Số nhà | Tên Đường | Phường | Quận | Thành Phố | Nước Số 9 Lô P Hoàng Minh Đạo 5 8 HCM VietNam. Một vài dạng dữ liệu cơ bản có cấu trúc: Array, Hash, Tree, Graph v.v Nếu chúng ta để ý thì dạng dữ liệu chứa trong database có dạng của “Hash Table”. Giả sử, chúng ta đặt “key” là “Tên Đường”, thì tương ứng với mỗi key “Tên Đường” chúng ta có thể lấy được các giá trị V(Số nhà, Phường, Quận, Thành Phố, Nước) tương ứng. Lý thuyết này cũng giống như định nghĩa phương trình trong toán học, f(x) = y, với mỗi giá trị x ta có nghiệm y tương ứng. Áp dụng vào vd trên : f(“Tên Đường”) = V(Số nhà, Phường, Quận, Thành Phố, Nước). Vd: Số nhà | Tên Đường | Phường | Quận | Thành Phố | Nước Số 9 Lô P Hoàng Minh Đạo 5 8 HCM VietNam. 24 Sullivan Suffolk Quincy Boston USA f(Hoàng Minh Đạo) = V(Số 9 Lô P ,5,8, HCM, VietNam) f(Sullivan) =V( 24 ,Sullivan ,Suffolk, Quincy , Boston,USA) Vậy thì tại sao chúng ta cần database? Đơn giản, vì chúng ta cần chia sẽ thông tin và, để chia sẽ thông tin chúng ta cần một nơi để chứa thông tin, ổ cứng của máy vi tính là một ví dụ điển hình cho database. Vậy tai sao chúng ta cần dữ liệu có cấu trúc? Công việc chính của Database chính là quản lý và thay đồi dữ liệu khi cần thiết. Và việt quản lý dữ liệu sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu như tất cả các dữ liệu đã được phân tích và xắp xếp. Một ví dụ nho nhỏ là giả sử chúng ta cần tìm môt thông tin nào đó trong database, hiệu xuất của việc tìm kiếm này sẽ được nâng cao rất nhiều nếu như thông tin trong database đã được xắp xếp gọn gàng. (to be continued--Web động và database) |
#9
|
|||
|
|||
![]() Cái này thì biết, hị hị
![]() |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|