|
|||
![]() |
|
||
#1
|
|||
|
|||
![]() Tống biệt hành - sưu tầmĐưa người ta đưa ra sân bay Đã nghe mây xám khắp mặt mày Chiều xuống trăng lên sầu vạn thước Một tấm kính ngăn tay rời tay Đưa người ta chỉ đưa tới đây Đã nghe hẫng lòng sống mũi cay Ly khách! Ly khách! Đôi mắt đỏ London- Hà Nội mấy ngàn cây Hỏi người bao giờ nói trở lại Hai năm cộng lại bảy trăm ngày Ta biết London sương mù lắm Bây giờ Hà Nội sương buông trắng Một phố, hai phố trắng sương buông Chẳng biết vẫy tay ai. Phố vắng Ta biết người cô độc xứ người Thân gái đường xa buồn chết thôi London ko có mùi hoa sữa Nên dẫu có sương buông ngang trời... Người đi, ừ nhỉ, đừng ngoảnh lại Mắt thà coi như chẳng thấy nhau Tai thà coi như ko tiếng nấc Chân thà coi như bước thật mau... |
#2
|
|||
|
|||
![]() Cái này hổng giống thơ vui. Thơ nhái lại nhưng mà hổng vui ![]() ![]() |
#3
|
|||
|
|||
![]() ờ ờ đúng òi........ lúc đầu đọc cũng ko bít post nó vô đâu vì thực ra cái này ko phải là thơ vui ^^
Có j khó hiểu đâu, bài này là nhại theo bài "Tống Biệt Hành" của Thâm Tâm nà ![]() Cái này là nguyên tác: Tống Biệt Hành Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng ? Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ? Đưa người ta chỉ đưa người ấy Một giã gia đình, một dửng dưng. Ly khách ! Ly khách ! Con đường nhỏ Chí lớn không về, bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm mẹ già cũng đừng mong. Ta biết ngươi buồn chiều hôm trước Bây giờ mùa hạ, sen nở nốt Một chị, hai chị đều như sen Khuyên nốt em trai giòng lệ sót Ta biết ngươi buồn sáng hôm nay Trời chưa là thu tươi lắm thay Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay ... Người đi ? Ừ nhỉ, người đi thật Mẹ thà coi như chiếc lá bay Chị thà coi như là hạt bụi Em thà coi như hơi rượu cay -- Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình) |
#4
|
|||
|
|||
![]() Vậy Thâm Tâm có phải người Việt ko? Có nổi tiếng ko? Tống biệt hành nghe như tiếng Tàu đó ha??? :-/ |
#6
|
|||
|
|||
![]() úi úi... hình như bài Tống Biệt Hành này có trong chương trình học phổ thông đóa ![]() ![]() |
#7
|
|||
|
|||
![]() Sao tui ko được học vậy :-/ ???
Ủa mà Thâm Tâm ko phải là tên đàn bà à ![]() Với lại, tuy là người Việt nhưng sao làm thơ giống thơ Tàu thế ??? |
#8
|
|||
|
|||
![]() :-/ :-/ j dzậy Bibiut, tui tưởng ông học ở Aust chứ??? ờ.... Thâm Tâm là bút danh, bởi dzị cũng khó phân biệt lắm... nhưng tên thật là NGuyễn Tuấn Trình thì là con trai òi.... cái thắc mắc cuối của ông tui hun bít sao ![]() ![]() Thể Hành qua 8 tác giả Trung Quốc : 1. Trường can hành ( Lý Bạch ): Thể ngũ ngôn : Nói về tâm trạng người thiếu phụ trẻ 14 tuổi lấy chồng, 16 tuổi phải tiễn chồng đi xa… 2. Trường can hành ( Thôi Hiệu ) : Thể thất ngôn : Lời đối đáp giữa hai người đàn ông và đàn bà hỏi về nơi chốn, quê quán ( như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ đối đáp với nhau trong bài ''Bán Chiếu '') 3. Cổ bá hành (Đổ Phủ ) : Thể thất ngôn : Niềm hoài cổ, tỏ bày nỗi lòng thông qua cây bá cổ trước miếu Lưu Bị, Khổng Minh để xót xa cho người tài hoa bị bỏ rơi. 4. Binh xa hành (Đổ Phủ ) : Thể tự do : Cảnh bắt lính ,dân tình khốn khổ vì sưu thuế. 5. Lệ nhân hành (Ðổ Phủ) : Thể ngũ ngôn : Phê phán sắc đẹp chị em Ðường quý Phi là nguyên nhân gây ra chiến tranh. 6. Tỳ bà hành ( Bạch cư Dị ) : Thể thất ngôn: Sự đồng cảm với người ca kỹ qua tiếng đàn với tâm trạng thương xót hoàn cảnh của nàng, có chồng không được thương tưởng, em trai đi lính, dì chết. 7. Yên ca hành ( Cao Thích) : Thể thất ngôn: Cảm thông những người binh sĩ ở biên giới và ca ngợi công lao của Lý tướng quân Lý Quảng. 8. Đào nguyên hành ( Vương Duy ) : Thể thất ngôn : Tâm trạng của người khách lạc vào miền đất lạvới những người dân chạy trốn chiến tranh mà ao ước được sống lại cảnh thần tiên đó. 9. Lũng tây hành ( Trần Đào ) : Thể thất ngôn: Ca ngợi 5000 binh sĩ đánh Hung Nô bỏ mạng mà vẫn là người lý tưởng, thần tượng của những người thiếu phụ chốn khuê phòng. Trong đó bài dài nhất là ''Tỳ bà hành'' của Bạch cư Dị, ngắn nhất là ''Trường can hành'' của Thôi Hiệu. Những bài “Hành” trên đề tài chính vẫn là nỗi lòng, tiếng nói, sự cảm thương số phận con người ( là kỹ nữ, là tài ba là người trông chồng là người lính thú… ) * Thể hành qua 5 tác giả Việt Nam : 1. Sở kiến hành ( Nguyễn Du): Thể ngũ ngôn: Ghi lại cảnh đói khổ của ba mẹ con lê la trên đường kiếm ăn. 2. Dương phụ hành ( Cao Bá Quát ): Thể thất ngôn : Ca ngợi những cái đẹp của người đàn bà phương Tây. 3. Hành phương Nam ( Nguyễn Bính ): Thể thất ngôn: Nói lên cảm nghĩ của người nam nhi lưu lạc vào Nam. 4. Trường sa hành ( không rõ ) : Thể thất ngôn: Tâm trạng chua xót, buồn bã trong cao ngạo của những người lính ở đảo. 5. Can trường hành ( Thâm Tâm ): Thể thất ngôn: Tâm trạng con người muốn phá bỏ hiện thực. 6. Vọng nhân hành ( Thâm Tâm ) :Thể thất ngôn : Tâm trạng buồn đời không như ý, phẩn chí. 7. Tống biệt hành ( Thâm Tâm ): Thể thất ngôn: Nỗi lòng của người nam nhi trong ngày tiễn biệt 8. Tương tư hành ( Hoàng Cầm): Thể tự do : Tình yêu đầy ảo mộng đau buồn. Bài dài nhất là ''Trường sa hành'' chưa rõ tác giả, ngắn nhất là ''Dương phụ hành'' của Cao bá Quát. Trong 16 bài “Hành” tiêu biểu trên, “Tống biệt hành” của Thâm Tâm , theo người viết, vẫn được xếp ở đầu bảng về cả hai mặt nội dung ( giá trị câu chữ ) và nghệ thuật ( giá trị hình tượng ) |
#9
|
|||
|
|||
![]() Tống biệt hành Remix 2
Đưa người ta đưa ra sân bay Sao muốn ôm mãi phút giây này Sài Gòn trưa nắng,không u ám Sao đầy mưa rơi trong mắt ai Đưa người ta chỉ đưa người ấy Lặng lẽ thì thầm câu chia tay... Người đi! Người đi! Phương trời lạ Tương lai rộng mở trong tầm tay Chưa biết khi nào quay trở lại Hai năm, "người ấy" có chờ mong? Ta biết người buồn tối hôm trước Sài Gòn đêm mưa trời ẩm ướt Nước mắt lăn dài lúc bên nhau Lặng lẽ người trao chiếc hôn đầu Ta biết người buồn sáng hôm nay Đường đến sân bay, ngắn lắm thay! Kể từ đây, hai phương xa cách Sài Gòn-NewYork mấy ngàn cây. Người đi! Ừ nhỉ ! Người đi thật Mắt thà trông như không thấy nhau Tai thà không nghe lời tạm biệt Môi thà quên đi chiếc hôn sâu.... ( VuaMiGo) |
#10
|
|||
|
|||
![]() ![]() ![]() |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|