|
|||
|
|||
#1
|
|||
|
|||
Con người ngày càng kém thông minh ?
Con người đã đạt đến đỉnh điểm của trí thông minh cách đây hơn 2.000 năm trước, và kể từ đó trí tuệ của nhân loại đang trên đà tuột dốc, theo một giả thuyết mới. Kể từ khi người hiện đại trỗi dậy từ thuở hồng hoang, trở thành phe chiến thắng trong cuộc chiến tiến hóa với các họ hàng khác, cơ thể và trí óc của chúng ta đã biến đổi không ngừng dưới áp lực của quá trình chọn lọc tự nhiên và giới tính. Còn về trí thông minh, liệu khả năng nhận thức của chúng ta cứ phát triển đều đặn kể từ khi các bậc tiền bối chế tác vũ khí đá đầu tiên? Hay thời đại hoàng kim của trí thông minh đã qua lâu rồi? Dù ngồi xe lăn và phải hỗ trợ mới nói được, Stephen Hawking là một trong những ông hoàng vật lý hiện đại - Ảnh: … Gerald Crabtree, nhà di truyền học thuộc Đại học Stanford (Mỹ), đã đánh cược vào vế sau. Ông cho rằng nếu một người Hy Lạp bình thường vào thời điểm 1.000 năm trước CN được bốc về thời hiện đại, sẽ thuộc vào nhóm tinh hoa nhất của xã hội hiện đại. Chuyên gia này lý luận rằng năng lực trí tuệ của con người có thể đã trôi tuột dần kể từ khi nhân loại phát kiến ra nghề làm nông, và cuộc sống tập trung đông đúc được tạo điều kiện nhân rộng trên toàn cầu. Trong hai bài báo đăng trên chuyên san Trends in Genetics, Crabtree đã trình bày cái gọi là lý thuyết tích lũy về trí thông minh nhân loại. Cũng chính tác giả thừa nhận rằng ý tưởng này cần được chứng minh, và ông sẽ rất hài lòng nếu được chứng tỏ là mình sai.Trọng tâm giả thuyết của chuyên gia Crabtree khá đơn giản. Trong quá khứ, khi tổ tiên con người (bao gồm luôn những “tổ tiên hụt”) luôn đối mặt với thực tế tàn bạo của lối sống săn bắn - hái lượm, những hành vi hoặc suy nghĩ ngu ngốc sẽ bị trả giá bằng cái chết. Do vậy, áp lực khủng khiếp của tiến hóa đè nặng lên người tiền sử, chọn lọc những cá nhân xuất sắc nhất và nâng tầm trí tuệ của hậu duệ những kẻ sống sót. Theo giải thích của Crabtree, một người săn bắn - hái lượm nếu không lập tức đưa ra giải pháp đúng đắn để cung cấp thực phẩm hay nơi cư ngụ có thể phải đối mặt với cái chết, kéo theo các thành viên trong gia đình họ. Chuyên gia Mỹ tiếp tục đưa ra các dẫn chứng gần đây, với kết quả ước tính số gien đóng vai trò trong năng lực trí thông minh của con người, cũng như số lượng biến thể (đột biến) đe dọa những gien này ở mỗi thế hệ. Crabtree cho hay có khoảng 2.000 đến 5.000 gien đóng vai trò nền tảng của trí tuệ, và trong số đó, mỗi chúng ta mang theo 2 hoặc nhiều hơn các biến thể xuất hiện trong suốt 3.000 năm qua, hay chính xác hơn là 120 thế hệ. Tất cả những điều đó dẫn đến kết luận rằng con người đã đạt đến đỉnh cao của trí thông minh cách đây vài ngàn năm, và thời điểm hoàng kim có thể từ 2.000 đến 6.000 năm trước. Đâu phải ai cũng đồng tình với giả thuyết gây sốc trên. Nói cho cùng, chỉ số IQ trên toàn thế giới được chứng minh là tăng mạnh trong hơn 100 qua, một hiện tượng được gọi là hiệu ứng Flynn. Giới nghiên cứu đồng ý rằng phần lớn xu hướng tích cực này là nhờ vào sự cải thiện trong chăm sóc trước khi sinh, dinh dưỡng tốt và giảm sự phơi nhiễm của con người trước các hóa chất độc hại như chì. Bên cạnh đó, không phải có nhiều đột biến trong gien thông minh có nghĩa là con người kém trí, theo nhà tâm lý học Thomas Hills của Đại học Warwick. Ông lý luận rằng nhờ dỡ bỏ áp lực nặng nề từ thời săn bắn - hái lượm, con người mới có thể phát triển thành nhiều dạng thông minh như ngày nay. “Bạn đâu có được Stephen Hawking (nhà vật lý học thiên thể người Anh) cách đây 200.000 năm. Lúc đó ông ấy làm sao tồn tại được”, chuyên gia Hills vặn hỏi. Phi Yến |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|