|
|||
|
|||
|
#1
|
|||
|
|||
Tết và những điều kiên kị
Theo quan niệm dân gian, Tết là thời gian bắt đầu của một năm. Những ngày này ai cũng muốn có 1 sự khởi đầu thuận lợi, may mắn nên sự kiêng kỵ trở nên nhiều và phức tạp hơn hẳn những dịp lễ khác. Tại sao lại có Tết? Có 1 truyền thuyết từ thời thượng cổ kể rằng có 1 quái vật tên là Niên (nghĩa là "Năm") cực kỳ hung dữ nhưng có nhược điểm là sợ màu đỏ, ánh lửa và tiếng ồn lớn. Vào mùa đông, khi rừng núi phủ đầy tuyết trắng, Niên khí tìm được thức ăn nên thường xuống núi săn người hay súc vật. Để xua đuổi Niên, mọi nhà đều chuẩn bị tấm gỗ màu đỏ treo trước cửa, đốt lửa trước sân và tìm các vật gõ gây ồn. Sáng ra, khi nguy hiểm đã qua, mọi người mở tiệc vui vẻ chúc tụng nhau. Buổi tiệc ấy được gọi là mừng "qua Niên" được hiểu là "qua năm mới" hay "sang năm mới". Tại sao lại gọi Tết Nguyên Đán? "Nguyên" trong tiếng Hán có nghĩa là "sự khởi đầu". "Đán" nghĩa là "buổi sớm". Trên thế giới chỉ có vài nước ăn Tết Nguyên Đán là Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Mông Cổ. Tết Nguyên Đán, có lẽ được dùng theo nghĩa rộng hơn khi cụm từ "sự khởi đầu của buổi sớm" đuợc hiểu là "sự khởi đầu của năm mới" Tại sao kiêng quét rác ngày đầu năm? Nguồn gốc tục này bắt đầu từ một câu chuyện trong Sưu Thần Ký. Có 1 người lái buôn tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần cho 1 con vật theo hầu tên là Như Nguyệt. Đem về nhà 1 thời gian thì ông trở nên giàu có. Đúng vào ngày mồng một Tết, Âu Minh vì bực tức chuyện gì đó đã đánh Như Nguyệt, nó sợ quá liền chui vào đống rác và biến mất. Sau lần đó, nhà Âu Minh lại nghèo đi như cũ. Từ đó người ta kiêng hốt rác đổ đi vào ngày Tết vì sợ của cải sẽ ra đi như Như Nguyệt. Tục lệ kiêng kỵ này có sức nặng đến mức nó biến ngày 30 trở thành ngày cực kỳ bận rộn vì phải dọn dẹp nhà cửa để sạch sẽ suốt mấy ngày đầu năm. |
#2
|
|||
|
|||
Có phải Tết bao giờ cũng bắt đầu từ mùng 1 tháng Giêng? Theo sử ký của Tư mã Thiên, đời Tam Vương, nhà Hạ chọn tháng Giêng, tức là tháng Dần làm Tết. Nhà Thương thích màu trắng, nên lấy tháng Chạp (Sửu) làm đầu năm. Qua nhà Chu, Tết lại được quy về tháng 11 (Tý). Giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có dất, giờ Dần sinh loài người - tùy theo quan niệm của mình mà các vua nói trên đặt ra những ngày Tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày Tết vào 1 tháng nhất định: tháng Dần. Đến đời Tần (thế kỷ thứ III trước Công Nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng 10. Khi Hán Vũ Đế lên ngôi, Tết lại quay về với tháng Giêng như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn vị vua nào thay đổi tháng Tết nữa. Tết kéo dài bao lâu? Theo Đông Phương Sóc, ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ 2 có thêm Chó, ngày thứ 3 có Lợn, ngày thứ 4 sinh Dê, ngày thứ 7 sinh Loài Người và ngày thứ 8 mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, Tết thường được kề từ ngày mùng Một cho đến hết mùng Bảy. Mùng Bảy chính là ngày hạ cây nêu. Tại sao kiêng sát sinh vào mùng Một Theo thuyết nhân quả, muốn sống cả năm yên lành thì ngày đầu năm mới không được làm tổn thương đến các sinh linh, thậm chí còn nên phóng sinh. Thuyết này bắt nguồn từ 1 chuyện chép trong cuốn Khổng Tòng Tử: người Hàm Đan đã từng dâng lên vua Triệu con chim khổng tước được tô điểm ngũ sắc vào sáng ngày mùng 1 Tết. Triệu Vương thích thú vô cùng, song có vị đại thần khuyên vua nên đem thả chim để tích âm đức. Vua đã nghe theo và từ đó mà thành tục lệ. Một chuyện khác trong Tam Kỳ Lược Ký lại chép: Khi bị Hạng Vũ truy đuổi, Lưu Bang cùng đường nhảy vào trốn trong 1 chiếc giếng cạn. Cùng lúc đó có 2 con chim bay đến đậu ở thành giếng, nhưng Hạng Vũ nói: Nếu dưới giếng có người, chim sẽ không đến đậu như vậy. Lưu Bang nhờ thế mà trốn thoát. Từ đó, đời nhà Hán có tục phóng sinh các loại chim vào sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán để tạ ơn con chim đã cứu thoát Lưu Bang. Nhà Hán còn ra hẳn 1 chiếu lệnh "cấm giết gà và chim vào ngày đầu năm". Tục này từ đó trở nên phổ biến trong nhân gian. |
#3
|
|||
|
|||
Tại sao phải đổ rác vào mùng 3?
Ở Trung Quốc, mùng 3 được gọi là ngày tống tiễn quỷ đói. Theo truyền thuyết, có 2 vợ chồng vì quá nghèo nên người vợ phải đi ở cho một gia đình giàu có. Một dịp trước tết, người vợ họ Lý dấm dúi đưa cho chồng đến thăm một chiếc bánh có dấu mấy lạng bạc bên trong nhưng lại không kịp dặn dò. Chồng mang bánh về, khi qua đò, vì không có tiền nên anh bèn đưa chiếc bánh ra trả. Khi chồng quay lịa chỗ vợ để lấy tiền, Lý gần như chết đứng, buông mỗi một câu: "đúng là quỷ đói, thật đáng chết". Người chồng đêm đó không một xu dính túi đành trốn vào đống củi nhà chủ của vợ để ngủ. Sáng hôm sau anh ta chết vì đói và rét đúng như lời nguyền rủa của vợ. Để tránh tai tiếng, hôm đó là ngày mùng 3 Tết, Lý đốt đống củi và đổ tro xuống sông. Khi mọi người hỏi, Lý nói "tống tiễn quỷ đói". Từ đó mà có tục đổ rác, hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết. Kiêng hay không? Một số điều kiêng kỵ ở Trung Quốc, dân tộc cũng ăn Tết cùng thời điểm với Việt Nam: Tiền mừng tuổi đầu năm không được là số lẻ để tránh mang lại bất hạnh. Nhiều nơi không ăn đồ mặn và kiêng nấu thức ăn mới vào mùng 1 mà chỉ ăn đồ nấu trước để kéo dài sự sung túc từ năm này sang năm khác.Trong ngày này người Thiên Tân chỉ ăn há cảo chay để cả năm được trong sạch. Người Choang chỉ ăn các loại đồ ngọt như bánh trôi, bánh trưng chay, bỏng gạo, quẩy đường. Người Triết Giang không ăn đậu phụ, vì đậu phụ có màu trắng, sợ dẫn đến tang tóc. Nhiều nơi kiêng ăn cháo trắng hoặc khoai lang, sợ cả năm nghèo túng tới mức phải ăn khoai, ăn cháo... Sáng mùng 1 không được nói to, không được gọi tên người khác mà phải đốt pháo hoạc dùng âm thanh của đồ vật để đánh thức mọi người. Nếu không, người bị gọi tên sẽ mang bệnh tật cả năm. Kiêng hắt xì hơi khi còn nằm trong chăn, nếu không thể dừng được thì phải nhanh chóng ngồi dậy mặc quần áo, nếu không sẽ bị coi là điềm gở dễ sinh bệnh tật trong năm. Kiêng chải đầu vào dịp Tết vì làm thế thì cả năm mỗi khi trời đổ mưa, nước sẽ xối hết đất cát gây ra lũ lụt. Kiêng cắt móng tay vào những ngày đầu năm, để tránh sinh bệnh tật. Kiêng động dao kéo, sợ cắt đứt đường tài lộc. Phụ nữ kiêng dùng kim chỉ, sợ cả năm tranh cãi xích mích với người khác. Kiêng lấy nước giếng vào ngày đâu năm, sợ kinh động đến thủy thần, sẽ phải chịu tội lũ lụt. Kiêng vào kho chứa thóc gạo. Nếu không cồn trùng, sâu bọ, chuột gián sẽ vào theo ăn thóc lúa, dẫn đến mất mát tiền của dự trữ. Kiêng để súc vật nuôi, nhất là lợn gà, chạy sang nhà khác vì sẽ mang đến cho hàng xóm điều gỡ. HẾT. |
#4
|
|||
|
|||
tết người ta kị wét nhà. zậy mah má tui cũng wét như thường. người ta còn ko cho lmà việc trong mồng 1 vì nếu làm việc thì sẽ fải cực kh63 cả năm. má tui vẫn làm. má tui nói hok làm chịu hok nổi. nhà cửa dơ lắm. đúng là ở sạch có khác. chả bù zới kon của má tui ... |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|