|
|||
|
|||
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
|
#1
|
|||
|
|||
Để tiết học các môn Xã hội trở nên sinh động hơn
;172656']Thảo Bo - Theo PLXH Các môn học Xã hội luôn được teen đánh giá là khó tiếp thu và khó nhớ. Vậy làm cách nào để những môn học này trở nên hấp dẫn và thú vị hơn, hãy cùng tìm hiểu nhé! Nếu như các môn học Tự nhiên như: Toán, Lý, Hoá… có các số liệu, công thức rõ ràng giúp chúng mình có thể tiếp thu một cách nhanh chóng và dễ dàng thì các môn học Xã hội hoàn toàn ngược lại. Teen chúng mình luôn cảm thấy thật ngán ngẩm với hàng chục trang Văn, Sử, Địa. Với các môn học này, dường như chỉ có 1 cách học duy nhất mà bất cứ teen nào cũng đều phải áp dụng, đó chính là học thuộc. Trong tiết học các môn Xã hội trên lớp, giáo viên thường chỉ giảng theo nội dung trong sách, học sinh chép bài vào vở và sau đó về nhà học thuộc theo đúng những phần bài đã được ghi. Cách học ghi-chép những nội dung đã có sẵn trong sách ngày càng khiến teen xa rời những môn học Xã hội hơn. Vậy thì có cách nào khiến tiết học các môn Xã hội trở nên sinh động hơn không nhỉ? Chúng mình hãy cùng đi tìm lời giải đáp nhé! Bạn N.Oanh (THPT Trần Phú-HN) chia sẻ: “Mình thấy Sử là một môn cực kỳ khó học cũng như khó nhớ và không chỉ riêng mình mà hầu hết các bạn trong lớp đều cảm thấy thế. Có lẽ, chính vì hiểu được tâm lý chung của bọn mình như vậy nên cô giáo dạy Sử đã tìm cách để bọn mình có thể tiếp thu môn học này dễ dàng hơn mà không cần phải ghi chép nhiều nữa. Cô chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 bạn và sẽ phụ trách tìm hiểu về 1 phần bài sắp tới bọn mình sẽ học. Cứ đến tiết học về bài nào, bọn mình sẽ được lên thuyết trình về nội dung của bài đó và trả lời câu hỏi “chất vấn” của các bạn trong lớp. Các thành viên trong nhóm đều phải trả lời các câu hỏi được nêu ra, vì vậy mà không ai có thể lười biếng, không tìm hiểu trước bài cả. Bọn mình còn được dùng bản đồ để chỉ ra các địa danh có trong bài và nội dung thì không chỉ gói gọn trong sách, có thể nói về những gì đã tìm hiểu được xoay quanh các vấn đề của bài học nữa. Thú vị cực kỳ đấy!” Ảnh minh họa. Các bạn thấy không, sự sôi nổi, hào hứng khi được thuyết trình về những vấn đề mình đã được tìm hiểu trong các môn xã hội là một cách khiến cho tiết học trở nên hấp dẫn hơn và đó cũng là 1 cách học khá hiệu quả. Thay vì ngồi một chỗ, cầm cuốn sách và “tụng kinh” cả buổi thì bạn hãy tìm hiểu những phần có liên quan đến chủ đề mà nhóm bạn được giao qua các tài liệu tham khảo như sách báo, internet… Sau đó, các bạn hãy tập hợp nhau lại, cùng thảo luận và đưa ra nhiều sáng kiến hơn cho buổi thuyết trình của nhóm trong tiết học sắp tới. Nếu như các tiết học Sử, Địa lớp bạn chưa áp dụng cách học này thì tại sao bạn lại không phải là người đề xướng nhỉ? Vậy còn với những môn có nhiều tình huống như Văn hay Giáo dục công dân thì sao? Nói về phương pháp học đầy sáng tạo của lớp mình trong 2 tiết học này, bạn H.Phương (THPT Kim Liên) cho biết: “Do trong môn Văn, nhiều bài có lời đối thoại cũng như phần kể chuyện, còn môn GDCD lại có nhiều tình huống khác nhau nên giáo viên dạy 2 môn này của lớp mình đã có “tư tưởng lớn gặp nhau”, biến giờ học thành giờ diễn kịch. Nghĩa là, đối với môn Văn, bọn mình được tự phân vai, chuẩn bị trang phục và học các lời thoại có trong sách (thậm chí còn được mở rộng thêm) và sau đấy thì “action”! Còn môn GDCD thì cũng thú vị không kém, với mỗi phần nội dung có trong SGK, bọn mình phải tự chuẩn bị kịch bản, tập cùng nhau, cuối cùng là diễn trước cô giáo và cả lớp, cô sẽ chấm cả điểm nội dung kịch bản, diễn xuất,… Nhiều vở kịch diễn xong, lớp mình được một trận cười vỡ bụng, nhưng cũng nhờ thế mà bọn mình “ngấm” nội dung của bài nhanh hơn. Mình thấy, đâu phải các môn Xã hội là nhàm chán lắm đâu”. Cùng nội dung bài học như thế nhưng nếu biết cách áp dụng các phương pháp học một cách khéo léo thì hẳn sự tiếp thu cũng đơn giản và nhẹ nhàng hơn phải không nào? “Lồng” nội dung bài học vào các vở kịch để các bạn có thể tự mình tìm tòi, hóa thân vào nhân vật và từ đó sẽ hiểu nội dung bài học sâu sắc và lâu bền hơn, có thể nói, đây là 1 cách học vô cùng khôn khéo và cũng được rất nhiều các bạn teen yêu thích! Hãy biết cách làm giảm nhẹ không khí căng thẳng, nặng nề của các tiết học Xã hội bằng những phương pháp học hấp dẫn và thú vị như thế này! Chúc các bạn sẽ tìm thấy được “mạch ngầm” hứng khởi trong những môn học Xã hội nhé! |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|