Xem bài viết riêng lẻ
  #5  
Cũ 01-08-2012, 09:09 AM
vhktuan vhktuan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 154
Mặc định

Phương trình phản ứng như sau:
3Ca + 2P ------> Ca3P2 (1)
Ca3P2 + 6HCl ---------> 3CaCl2 + 2PH3 (2)
Ca + 2HCl ---------> CaCl2 + H2 (3) <-------- có thể có

Giả sử Ca hết, tức là phản ứng (3) không xảy ra, chỉ có phản ứng (2), khi đó nHCl = 1,38 mol ---> nCa3P2 = 1,38/6 = 0,23 mol ----> mCa3P2 = 0,23 x 182 = 41,86 g > 40 g (Loại)
Vậy Ca dư, phản ứng (3) có xảy ra và bạn đặt ẩn số mol làm bình thường.

Mẹo: lúc làm bài thi thì Ca không bao giờ hết cả, lúc nào cũng dư, bạn chẳng cần biện luận như trên cho dài dòng, tính toán luôn trường hợp Ca dư, sau đó ra kết quả thấy số mol dương (> 0) thì là đúng.




Ví dụ như NaNO3 chẳng tham gia phản ứng trao đổi ion với các axit, bazơ và các muối khác, vì nó không thỏa mãn điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion là:
- Sinh ra chất kết tủa;
- Sinh ra chất điện ly yếu (nước, axit yếu);
- Sinh ra chất dễ bay hơi.



Vì khí sinh ra là NO, NO2. Cả NO và NO2 đều độc. Trong điều kiện thường thì NO chuyển thành NO2 do tác dụng với oxy không khí. Để tránh gây ô nhiễm PTN, người ta bịt miếng bông tẩm nước vôi vào đầu ống nghiệm, để nước vôi hấp thụ khí NO2 bay ra:
2Ca(OH)2 + 2NO2 ----> Ca(NO3)2 + (CaNO2)2 + H2O



Bài này bạn @moon giải sai.

Theo mình bài này ra đề không chặt chẽ hoặc sai. Khi đốt hỗn hợp O2 và NH3 thì không thể nói là "đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất" được, vì đây là 1 hỗn hợp, đâu có so sánh với hỗn hợp nào khác, dữ kiện này chẳng có tác dụng gì. Khi đốt NH3 trong O2, thì phản ứng là:
4NH3 + 3O2 ------> 2N2 + 6H2O
Theo phương trình phản ứng trên thì 6,72 lít khí O2 có thể đốt cháy hết 6,72 x 4/3 = 8,96 lít NH3. Như vậy, O2 dư và hỗn hợp sau phản ứng chứa N2; O2; H2O.
Trả lời với trích dẫn