
31-07-2012, 11:50 AM
|
Senior Member
|
|
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 178
|
|
:-/ :-/ j dzậy Bibiut, tui tưởng ông học ở Aust chứ???
ờ.... Thâm Tâm là bút danh, bởi dzị cũng khó phân biệt lắm... nhưng tên thật là NGuyễn Tuấn Trình thì là con trai òi....
cái thắc mắc cuối của ông tui hun bít sao công nhận giống thiệt....... post thêm 1 phần kiến thức nhỏ đọc cho biết nà:
Thể Hành qua 8 tác giả Trung Quốc :
1. Trường can hành ( Lý Bạch ): Thể ngũ ngôn : Nói về tâm trạng người thiếu phụ trẻ 14 tuổi lấy chồng, 16 tuổi phải tiễn chồng đi xa…
2. Trường can hành ( Thôi Hiệu ) : Thể thất ngôn : Lời đối đáp giữa hai người đàn ông và đàn bà hỏi về nơi chốn, quê quán ( như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ đối đáp với nhau trong bài ''Bán Chiếu '')
3. Cổ bá hành (Đổ Phủ ) : Thể thất ngôn : Niềm hoài cổ, tỏ bày nỗi lòng thông qua cây bá cổ trước miếu Lưu Bị, Khổng Minh để xót xa cho người tài hoa bị bỏ rơi.
4. Binh xa hành (Đổ Phủ ) : Thể tự do : Cảnh bắt lính ,dân tình khốn khổ vì sưu thuế.
5. Lệ nhân hành (Ðổ Phủ) : Thể ngũ ngôn : Phê phán sắc đẹp chị em Ðường quý Phi là nguyên nhân gây ra chiến tranh.
6. Tỳ bà hành ( Bạch cư Dị ) : Thể thất ngôn: Sự đồng cảm với người ca kỹ qua tiếng đàn với tâm trạng thương xót hoàn cảnh của nàng, có chồng không được thương tưởng, em trai đi lính, dì chết.
7. Yên ca hành ( Cao Thích) : Thể thất ngôn: Cảm thông những người binh sĩ ở biên giới và ca ngợi công lao của Lý tướng quân Lý Quảng.
8. Đào nguyên hành ( Vương Duy ) : Thể thất ngôn : Tâm trạng của người khách lạc vào miền đất lạvới những người dân chạy trốn chiến tranh mà ao ước được sống lại cảnh thần tiên đó.
9. Lũng tây hành ( Trần Đào ) : Thể thất ngôn: Ca ngợi 5000 binh sĩ đánh Hung Nô bỏ mạng mà vẫn là người lý tưởng, thần tượng của những người thiếu phụ chốn khuê phòng.
Trong đó bài dài nhất là ''Tỳ bà hành'' của Bạch cư Dị, ngắn nhất là ''Trường can hành'' của Thôi Hiệu.
Những bài “Hành” trên đề tài chính vẫn là nỗi lòng, tiếng nói, sự cảm thương số phận con người ( là kỹ nữ, là tài ba là người trông chồng là người lính thú… )
* Thể hành qua 5 tác giả Việt Nam :
1. Sở kiến hành ( Nguyễn Du): Thể ngũ ngôn: Ghi lại cảnh đói khổ của ba mẹ con lê la trên đường kiếm ăn.
2. Dương phụ hành ( Cao Bá Quát ): Thể thất ngôn : Ca ngợi những cái đẹp của người đàn bà phương Tây.
3. Hành phương Nam ( Nguyễn Bính ): Thể thất ngôn: Nói lên cảm nghĩ của người nam nhi lưu lạc vào Nam.
4. Trường sa hành ( không rõ ) : Thể thất ngôn: Tâm trạng chua xót, buồn bã trong cao ngạo của những người lính ở đảo.
5. Can trường hành ( Thâm Tâm ): Thể thất ngôn: Tâm trạng con người muốn phá bỏ hiện thực.
6. Vọng nhân hành ( Thâm Tâm ) :Thể thất ngôn : Tâm trạng buồn đời không như ý, phẩn chí.
7. Tống biệt hành ( Thâm Tâm ): Thể thất ngôn: Nỗi lòng của người nam nhi trong ngày tiễn biệt
8. Tương tư hành ( Hoàng Cầm): Thể tự do : Tình yêu đầy ảo mộng đau buồn. Bài dài nhất là ''Trường sa hành'' chưa rõ tác giả, ngắn nhất là ''Dương phụ hành'' của Cao bá Quát.
Trong 16 bài “Hành” tiêu biểu trên, “Tống biệt hành” của Thâm Tâm , theo người viết, vẫn được xếp ở đầu bảng về cả hai mặt nội dung ( giá trị câu chữ ) và nghệ thuật ( giá trị hình tượng )
|