photodecor
30-07-2012, 10:36 AM
Một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xǎm mình. Tục này kéo dài mãi cho đến cuối thế kỉ thứ XIII, đầu thế kỉ thứ XIV mới chấm dứt. Có người nói rằng, bởi tục này mà tên nước đầu tiên của người Việt là Vǎn Lang. Hẳn nhiên, cách giải thích ấy chưa đủ sức thuyết phục, nhưng dẫu sao thì tục xǎm mình cũng là một trong những tục cổ nhất và tồn tại thuộc vào hàng lâu dài nhất ở nước ta. Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) viết như sau:
"Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói:
- Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.
Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xǎm hình thuỷ quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.
ở buổi đầu mở nước, mọi thứ vật dụng của dân chưa đủ. Dân phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ ống làm chiếu, lấy gạo nếp nấu rượu, lấy cây quang lang làm thức ǎn, lấy cầm thú cá tôm làm mắm, lấy củ gừng làm muối, đao canh thuỷ chủng. Đất sản nhiều gạo nếp. Lấy ống bương thổi mà ǎn. Làm nhà sàn mà ở để tránh cọp, chó sói làm hại. Cắt tóc ngắn để tiện vào rừng. Con mới vừa sinh ra thì lấy lá chuối lót cho nằm. Có người chết thì gõ vào cối không, cho xóm giềng nghe thấy để kéo nhau đến giúp. Con trai con gái lấy nhau, trước hết, dùng gói muối làm lễ hỏi rồi sau đó mới giết trâu, giết dê để ǎn mừng thành vợ thành chồng. Cùng nhau đem cơm nếp vào buồng để ǎn, vợ chồng mới thành thân, vì lúc đó trầu cau chưa có".
Lời bàn: Chinh phục thiên nhiên vùng đồng bằng sông nước là cả một quá trình lâu dài, phức tạp và cực kì khó khǎn. Hình ảnh những con thuồng luồng gây thương tích cho dân có lẽ chính là một trong những biểu hiện của sự phức tạp và cực kì khó khǎn đó.
Dân gặp khó thì kêu vua, vua ân cần chỉ cho dân tất cả những gì mình biết. Lời chỉ dẫn ấy, đúng sai thế nào thì ta đã quá rõ, nhưng điều quan trọng hơn lại chính là ở chỗ, trên dưới như cha con một nhà, nghĩa tình đằm thắm biết là bao.
Có thể nói, tục xǎm mình phát triển mạnh mẽ nhất là ở thời Trần. ở thời nay, tục xǎm mình có ý nghĩa như ý chí sắt đá, quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Trong khi quân đội thời Trần đều thích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát", thì nhân dân Đại Việt, nhiều người, dù là người đã có con cháu, cũng xǎm lên bụng những chữ "Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc" thể hiện tinh thần vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước. Xǎm mình, thích chữ vừa là truyền thống, vừa là thi hành lời thề thiêng liêng, vừa thể hiện một tinh thần thượng võ. Đồng thời cũng là một thái độ rõ ràng với quân địch (nhất là khi bị bắt): tự nhận mình là kẻ tử thù với chúng.
Ngoài ra, tục thích chữ, xǎm mình còn biểu hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, biểu hiện ý thức tiếp nối truyền thống, không quên gốc Tổ, biểu hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc.
Vì thế, tục xǎm mình thời Trần rất phổ biến, đạt đến trình độ nghệ thuật, và đã có thợ chuyên vẽ hình vì với người dân thời đó xǎm mình cũng là hình thức trang điểm trên thân thể phản ánh quan niệm về cái đẹp của người đương thời.
Bấy giờ, hễ người Việt là xǎm mình, hễ ai xǎm mình là người Việt. Bạn thích hay không thích tục xǎm mình, đó là việc riêng của bạn, nhưng, trông lại ngàn xưa, xin bạn hãy ghi nhận cho rằng, chính tục ấy đã góp phần làm cho Hán và Việt biệt lập rõ ràng, và cũng chính nhờ sự biệt lập rõ ràng ấy, giờ này, bạn mới có thể ung dung mà nói: non sông ta...
Đời sống của cổ nhân ra sao, đoạn ghi chép ngắn ngủi trên kể cũng đã nói khá rõ. Kính thay, một thời chắt chiu cần mẫn, thương thay, một thời gian truân ! Đi giữa giang sơn gấm vóc, xin chớ vô tâm quên tổ tiên ngàn đời.
"Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói:
- Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.
Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xǎm hình thuỷ quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.
ở buổi đầu mở nước, mọi thứ vật dụng của dân chưa đủ. Dân phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ ống làm chiếu, lấy gạo nếp nấu rượu, lấy cây quang lang làm thức ǎn, lấy cầm thú cá tôm làm mắm, lấy củ gừng làm muối, đao canh thuỷ chủng. Đất sản nhiều gạo nếp. Lấy ống bương thổi mà ǎn. Làm nhà sàn mà ở để tránh cọp, chó sói làm hại. Cắt tóc ngắn để tiện vào rừng. Con mới vừa sinh ra thì lấy lá chuối lót cho nằm. Có người chết thì gõ vào cối không, cho xóm giềng nghe thấy để kéo nhau đến giúp. Con trai con gái lấy nhau, trước hết, dùng gói muối làm lễ hỏi rồi sau đó mới giết trâu, giết dê để ǎn mừng thành vợ thành chồng. Cùng nhau đem cơm nếp vào buồng để ǎn, vợ chồng mới thành thân, vì lúc đó trầu cau chưa có".
Lời bàn: Chinh phục thiên nhiên vùng đồng bằng sông nước là cả một quá trình lâu dài, phức tạp và cực kì khó khǎn. Hình ảnh những con thuồng luồng gây thương tích cho dân có lẽ chính là một trong những biểu hiện của sự phức tạp và cực kì khó khǎn đó.
Dân gặp khó thì kêu vua, vua ân cần chỉ cho dân tất cả những gì mình biết. Lời chỉ dẫn ấy, đúng sai thế nào thì ta đã quá rõ, nhưng điều quan trọng hơn lại chính là ở chỗ, trên dưới như cha con một nhà, nghĩa tình đằm thắm biết là bao.
Có thể nói, tục xǎm mình phát triển mạnh mẽ nhất là ở thời Trần. ở thời nay, tục xǎm mình có ý nghĩa như ý chí sắt đá, quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Trong khi quân đội thời Trần đều thích lên cánh tay hai chữ "Sát Thát", thì nhân dân Đại Việt, nhiều người, dù là người đã có con cháu, cũng xǎm lên bụng những chữ "Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc" thể hiện tinh thần vì việc nghĩa liều thân, báo đền ơn nước. Xǎm mình, thích chữ vừa là truyền thống, vừa là thi hành lời thề thiêng liêng, vừa thể hiện một tinh thần thượng võ. Đồng thời cũng là một thái độ rõ ràng với quân địch (nhất là khi bị bắt): tự nhận mình là kẻ tử thù với chúng.
Ngoài ra, tục thích chữ, xǎm mình còn biểu hiện sự hòa hợp với thiên nhiên, biểu hiện ý thức tiếp nối truyền thống, không quên gốc Tổ, biểu hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc.
Vì thế, tục xǎm mình thời Trần rất phổ biến, đạt đến trình độ nghệ thuật, và đã có thợ chuyên vẽ hình vì với người dân thời đó xǎm mình cũng là hình thức trang điểm trên thân thể phản ánh quan niệm về cái đẹp của người đương thời.
Bấy giờ, hễ người Việt là xǎm mình, hễ ai xǎm mình là người Việt. Bạn thích hay không thích tục xǎm mình, đó là việc riêng của bạn, nhưng, trông lại ngàn xưa, xin bạn hãy ghi nhận cho rằng, chính tục ấy đã góp phần làm cho Hán và Việt biệt lập rõ ràng, và cũng chính nhờ sự biệt lập rõ ràng ấy, giờ này, bạn mới có thể ung dung mà nói: non sông ta...
Đời sống của cổ nhân ra sao, đoạn ghi chép ngắn ngủi trên kể cũng đã nói khá rõ. Kính thay, một thời chắt chiu cần mẫn, thương thay, một thời gian truân ! Đi giữa giang sơn gấm vóc, xin chớ vô tâm quên tổ tiên ngàn đời.