PDA

View Full Version : Lịch sử và nguồn gốc của Karate


cpthienhoa
30-07-2012, 10:24 AM
Sự ra đời của Karate
Võ sư Gichin Funakoshi đã mang những khái niệm cơ bản của Karate từ đảo Okinawa về Nhật để truyền bá vào năm 1916, số người yêu thích môn võ này đã gia tăng nhanh chóng.
Cho đến nay, do thiếu các tài liệu, nguồn gốc thực sự của Karate vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo quan điểm truyền thống vốn được đa số các chuyên gia võ thuật thừa nhận, Karate được ra đời tại Ấn Độ. Một vị tu hành thuộc dòng Thiền, tên là Daruma (pháp danh Bhodidarma) đã đưa môn võ này vào trong khi đi truyền giáo tại Trung Quốc. Vào thời đó, thông thường các nhà tu hành đều biết võ nghệ để tự vệ trước sự tấn công của thú dữ và kẻ cướp. Kể cả Gautama Sidartha cũng từng là chiến binh trước khi ông trở thành Đức Phật. Khi sáng lập nên Phật giáo, ông cũng nhận thấy rằng không hề có sự mâu thuẫn nào khi một người hiền lành và giàu lòng vị tha cũng rất giỏi trong chiến đấu.
Vào khoảng năm 500 sau công nguyên, Bhodidarma đến cung điện của Hoàng đế Wu tại Chein-K'ang Trung Quốc và được đón tiếp nồng hậu. Sau đó, ông rời cung điện, theo hướng Bắc đi đến tỉnh Henan và sống ẩn dật trong chùa Thiếu Lâm (theo tiếng Nhật là Shorin) để dạy Thiền. Ông cũng dạy Shorin Kempo - nghệ thuật chiến đấu bằng tay không.
Các nghệ thuật chiến đấu Trung Hoa đã được ghi chép lại từ 3000 năm trước công nguyên. Bhodidarma được coi là người sáng lập môn phái Kempo Trung Hoa, chủ yếu là do ông bổ sung thêm các bài tập luyện ý của Yoga và Thiền, khiến cho môn này trở nên hoàn thiện hơn, giống như ngày nay chúng ta biết đến. Thiền được gắn liền với Karate và tất cả các võ sư Karate đều luyện tập Thiền để tư tưởng được thông suốt hơn. Trong thực tế, những bước phát triển lớn của Shorin Kempo đều do công của các vị sư qua nhiều năm khổ luyện và nghiên cứu. Cuối cùng, bằng vào những kiến thức về y học, các nhà sư đã khám phá ra các huyệt trọng yếu trên cơ thể con người, không những có thể dùng để chữa bệnh, mà còn dùng làm mục tiêu cho các đòn đánh Kempo đạt hiệu quả cao nhất.
Từ Trung Hoa, Kempo được lan truyền lên phía Bắc đến Mông Cổ, sang phía Đông đến Hàn Quốc, và phía Đông Nam đến đảo Okinawa. Cuối cùng, nó được lan truyền sang Nhật Bản - tại đây, nó trở nên vô cùng nổi tiếng sau kỷ nguyên Kamakura (khoảng năm 1200 sau công nguyên). Các chiến binh, các Samurai đã tiếp nhận môn võ này một cách đặc biệt cả dưới hình thức các đòn thế chiến đấu cũng như triết lý Thiền của nó. Triết lý thần bí của Thiền Phật giáo rất hấp dẫn đối với sự nhạy cảm của họ, nhưng điều lôi cuốn nhất vẫn là những nguyên tắc đã đem đến cho họ sức chịu đựng và nghệ thuật chiến đấu tuyệt vời, thông qua việc trang bị cho họ những kỹ năng tâm lý đặc biệt và sự thấu hiểu về bản thân cũng như đối thủ.
Trong lịch sử đã có nhiều lần - chẳng hạn vào năm 1400 và một lần khác vào năm 1609, tại Okinawa - các nhà cầm quyền đã cấm người dân sử dụng các loại vũ khí. Chính vì vậy mà nghệ thuật chiến đấu tay không đã được truyền bá rộng rãi, như là phương tiện tự vệ chống lại kẻ cướp, và đôi khi là chống cả quan lại thối nát. Các lò võ thường được tổ chức một cách kín đáo trong các ngôi chùa, nhằm đảm bảo giữ bí mật, vì nếu bị phát hiện, chúng sẽ bị những kẻ có quyền thế đàn áp để buộc đóng cửa.
Mãi đến năm 1901, Karate mới được công khai truyền bá trên đảo Okinawa. Năm 1916, võ sư Gichin Funakoshi đã từ Okinawa và Nhật Bản để truyền bá môn Karate hiện đại. Được sản sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, ngày nay, có rất nhiều lò huấn luyện võ Karate, mỗi lò võ như vậy đều có những ưu điểm cũng như những khuyết điểm riêng.
Từ Karate, hiểu theo nghĩa đen là "tay không".

Các vũ khí trong Karate
Các "vũ khí" chủ yếu của Karate là tay và chân - chúng ta sẽ tìm hiểu đầy đủ hơn trong các chương sau. Tuy nhiên, khi sử dụng các vũ khí này, một võ sinh giỏi sẽ không chỉ đơn thuần dùng sức mạnh của chúng. Thí dụ, khi sử dụng nắm đấm làm vũ khí, về bản chất người võ sinh Karate đã vận dụng tất cả sức mạnh của cổ tay, cánh tay, cùi chỏ, vai và hông - và kết quả là toàn bộ cơ thể được dùng để tung ra một đòn tấn công bằng nắm đấm. Tương tự, chúng ta cũng thấy rằng, khi sử dụng chân làm vũ khí tấn công, chúng ta phải phối hợp sức mạnh của cổ chân, đầu gối, đùi và hông. Như vậy, có thể khẳng định rằng toàn bộ cơ thể phải được tập luyện và phối hợp vận động một cách chuẩn xác nhằm tạo ra những đòn Karate mạnh mẽ và hiệu quả nhất.

minhduongf
30-07-2012, 10:24 AM
CÁC ĐÒN ĐỠ
Sơ lược về đòn đỡ
Đôi khi người ta nói rằng kỹ thuật đầu tiên được các võ sĩ Karate sử dụng trong thực chiến là một đòn đỡ. Đó là vì về cơ bản, Karate được sử dụng như là một môn võ tự vệ và người võ sĩ Karate không phải là một kẻ hung hăng hoặc kẻ xúi giục người khác xô xát.
Mặt khác, trong Karate, đòn đỡ cũng chính là đòn tấn công, vì đòn đỡ được thực hiện nhằm mở đường trực tiếp cho đòn phản công; về bản chất, một đòn đỡ được thực hiện hoàn hảo sẽ mở đường cho một đòn tấn công hiệu quả.
Việc luyện tập đòn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, cũng giống như việc sử dụng đúng đòn đỡ. Bạn cần nhớ rằng dập tắt đợt tấn công của đối thủ không phải là một ý tưởng hay, mà là tìm cách cản phá một cách hiệu quả. Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng một đòn tấn công trực tiếp giáng từ trên xuống đầu bạn. Nếu bạn đỡ đòn đánh đó bằng tay, vuông góc với đòn tấn công, tay bạn sẽ phải chịu toàn bộ lực đánh tác động lên. Điều này sẽ trở nên hết sức tồi tệ nếu kẻ tấn công bạn sử dụng, chẳng hạn, một thanh sắt hoặc một vật nặng. Tuy nhiên, nếu bạn đỡ đòn đánh đó theo một góc độ khác thì lực giáng xuống sẽ bị làm chệch đi ở một mức độ nào đó và rõ ràng là đòn đỡ sẽ có hiệu quả hơn.
Kỹ thuật đỡ
Khi luyện tập đòn đỡ, bạn phải cẩn thận, nhằm tránh những chấn thương không cần thiết. Đúng thời điểm chính là một yếu tố quan trọng đối với đòn đỡ, cũng như với tất cả các kỹ thuật Karate khác, vì vậy bạn cần phải luyện tập thường xuyên. Việc phát triển kỹ thuật đỡ của bạn là hết sức quan trọng, vì đòn đỡ được coi là bước đầu tiên để phản công. Khi đã đạt được những tiến bộ trong luyện tập Karate, bạn sẽ thấy rằng các kỹ thuật đỡ có thể được biến đổi thành các dạng vũ khí khác nhau - chẳng hạn, chúng có thể được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau để tự vệ.
Trong cuốn sách này, chúng tôi chỉ trình bày một vài trong rất nhiều kỹ thuật chống đỡ của Karate, nhưng chúng được mô tả và minh hoạ một cách rõ ràng và dễ hiểu cả về lý thuyết lẫn thực hành. Trong thực chiến, các đòn đỡ sẽ được thực hiện hơi khác so với kỹ thuật cơ bản.
Jodan Uke (đỡ gạt thượng đẳng bằng cạnh ngoài cẳng tay)
Đòn đỡ này được dùng để làm chệch hướng một đòn tấn công nhằm vào mặt hoặc đầu của bạn.
Đòn đỡ được bắt đầu với tay trái nhấc lên cao hơn đầu. Tiếp đó hạ cùi chỏ tay trái xuống ngang phía trước hông, cẳng tay hướng thẳng lên trên. Đưa tay phải ngang ra phía trước người.
Hất tay phải lên trên quá đầu, dùng cạnh ngoài của cẳng tay để gạt đòn đánh thượng đẳng của đối phương lên trên.
Mae Gedan Barai (đỡ gạt hạ đẳng bằng cạnh tranh ngoài cẳng tay)Đòn đỡ này được dùng chủ yếu để làm chệch hướng đòn tấn công nhằm vào hạ bộ hoặc vùng bụng của bạn.
Từ tư thế khởi đầu, với tay phải đưa ra trước, chuyển tay trái ngang qua phía trước, cẳng tay nằm ở gần tai phải trong tư thế xiên lên. Lúc này, tay phải sẽ nằm ở ngay giữa (phía trước người) để bảo vệ cho vùng hạ bộ. Đánh mạnh cẳng tay trái xuống phía trước, dùng cạnh ngoài của cẳng tay gạt đòn tấn công sang bên trái.
Chudan Soto Uke (đỡ gạt trung đẳng bằng cạnh ngoài cẳng tay)
Đòn đỡ này được dùng để làm chệch hướng các đòn tấn công nhằm vào khu vực trung tâm của cơ thể.
Đưa nắm đấm tay trái lên cao ngang vai phải, với toàn bộ cánh tay song với mặt đất. Trong khi đó, đưa tay phải lên trên, phía sau đầu, cách đầu một khoảng tương đương một nắm đấm. Đánh cẳng tay phải vòng tới trước theo đường đi hình nửa vòng tròn, dùng cạnh ngoài của cẳng tay gạt đòn tấn công, và dừng lại ở trước ngực trái, với nắm đấm nằm cao gần ngang với hàm và vai phải hơi xoay về trước. Cùng lúc đó, rút tay trái về bên hông trái trong tư thế sẵn sàng tung đòn đấm tới trước. Lưu ý cẳng tay phải cần được giữ thật chắc và vai phải hơi xoay về trước.

inexim-iec
30-07-2012, 10:24 AM
bạn ui có hình ảnh minh họa không vậy ??? :D

minhduongf
30-07-2012, 10:24 AM
những bài như thế này làm gì có hình minh họa mà post lên