vinatex
30-07-2012, 10:21 AM
Bạn nào biết rồi thì thôi, bạn nào chưa biết thì nên biết để ko bị lầm lẫn giữa nhân vật hư cấu và anh hùng lịch sử .
Sự thật này ko thể chấp nhận. Dân tộc VN ko thể chấp nhận có 1 thằng bé tưởng tượng nào đó trở thành anh hùng của chúng ta.Lòng tự hào là dân tộc Việt ko thể chấp nhận điều này. Vậy mà suốt bao năm, dù chiến tranh đã kết thúc , những sự thật lại ko dc công bố, ko dc sửa sai >>> và kết quả là xuất hiện công viên, con đường mang tên vị anh hùng giả tạo :( . Thật buồn!
Tìm sự thật về nhân vật Lê Văn Tám?
Từ huyền thoại thành sự thật là một quá trình phức tạp
Tại Việt Nam, câu chuyện về nhân vật Lê Văn Tám 'lấy thân mình làm đuốc sống' đốt kho đạn Thi Nghè đã được truyền tụng nhiều năm qua.
Không ít người vẫn nghĩ rằng đây là câu chuyện hoàn toàn có thật trong lịch sử.
Nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng có các tượng đài, trường học, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám.
Tuy vậy, trên số báo Thế giới (Hà Nội) ra ngày 27-09 vừa qua và được web site talawas đăng lại, một người viết đã đặt lại vấn đề này.
Tác giả Quang Hùng đặt câu hỏi "liệu Lê Văn Tám có phải là người thật việc thật, từng lập nên chiến công oanh liệt?"
Bài viết nhắc người ta rằng từ năm 2003, báo Xưa & Nay (thuộc Hội khoa học lịch sử Việt Nam) cũng đã đề nghị cần có sự nhìn nhận lại sự việc:
"Vụ đốt kho đạn Thi Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng."
Bài viết của tác giả Quang Hùng nêu lên một vài chi tiết khập khiễng trong câu chuyện về Lê Văn Tám.
"Chỉ nghe kể Lê Văn Tám là giao liên, nhưng không thấy nói cụ thể Tám là giao liên cho đơn vị nào...Đơn vị của Tám không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử."
"Thông thường, theo nguyên tắc quân sự, kho đạn nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt...Đằng này Lê Văn Tám chạy một hơi từ cổng đến tận nhà kho chẳng thấy lính tráng nào ngăn cản, cứ như xông vào chỗ không người."
Vậy hình tượng Lê Văn Tám được đưa lên như thế nào?
Đạo diễn phim truyện Phan Vũ là người đầu tiên đưa ra hình tượng này. Theo ông Phan Vũ, ông không hề viết Lê Văn Tám là nhân vật có thực.
"Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước, bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thật. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn."
"Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê Văn Tám? Vẫn theo tác giả Phan Vũ, khi ấy nhân Cách mạng tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ý nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi."
Bài báo về nhân vật Lê Văn Tám gợi nên một ví dụ về việc cần nhìn nhận lại nhiều cách thức viết sử ở Việt Nam, cũng như những biện pháp tuyên truyền từ nhiều năm qua
Sự thật này ko thể chấp nhận. Dân tộc VN ko thể chấp nhận có 1 thằng bé tưởng tượng nào đó trở thành anh hùng của chúng ta.Lòng tự hào là dân tộc Việt ko thể chấp nhận điều này. Vậy mà suốt bao năm, dù chiến tranh đã kết thúc , những sự thật lại ko dc công bố, ko dc sửa sai >>> và kết quả là xuất hiện công viên, con đường mang tên vị anh hùng giả tạo :( . Thật buồn!
Tìm sự thật về nhân vật Lê Văn Tám?
Từ huyền thoại thành sự thật là một quá trình phức tạp
Tại Việt Nam, câu chuyện về nhân vật Lê Văn Tám 'lấy thân mình làm đuốc sống' đốt kho đạn Thi Nghè đã được truyền tụng nhiều năm qua.
Không ít người vẫn nghĩ rằng đây là câu chuyện hoàn toàn có thật trong lịch sử.
Nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng có các tượng đài, trường học, công viên, đường phố mang tên Lê Văn Tám.
Tuy vậy, trên số báo Thế giới (Hà Nội) ra ngày 27-09 vừa qua và được web site talawas đăng lại, một người viết đã đặt lại vấn đề này.
Tác giả Quang Hùng đặt câu hỏi "liệu Lê Văn Tám có phải là người thật việc thật, từng lập nên chiến công oanh liệt?"
Bài viết nhắc người ta rằng từ năm 2003, báo Xưa & Nay (thuộc Hội khoa học lịch sử Việt Nam) cũng đã đề nghị cần có sự nhìn nhận lại sự việc:
"Vụ đốt kho đạn Thi Nghè ngày 1.1.1946 bao nhiêu năm nay quy về một huyền thoại Lê Văn Tám. Nhưng về phương diện khoa học, huyền thoại này không đứng vững được. Và chúng ta cứ chấp nhận như thế mà lưu truyền như là một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng."
Bài viết của tác giả Quang Hùng nêu lên một vài chi tiết khập khiễng trong câu chuyện về Lê Văn Tám.
"Chỉ nghe kể Lê Văn Tám là giao liên, nhưng không thấy nói cụ thể Tám là giao liên cho đơn vị nào...Đơn vị của Tám không đứng ra báo công trường hợp người của đơn vị mình là thiếu sót lớn, không phải để hưởng tiếng thơm lây, mà là có tội che giấu thành tích của người làm nên lịch sử."
"Thông thường, theo nguyên tắc quân sự, kho đạn nào cũng được bảo vệ nghiêm ngặt...Đằng này Lê Văn Tám chạy một hơi từ cổng đến tận nhà kho chẳng thấy lính tráng nào ngăn cản, cứ như xông vào chỗ không người."
Vậy hình tượng Lê Văn Tám được đưa lên như thế nào?
Đạo diễn phim truyện Phan Vũ là người đầu tiên đưa ra hình tượng này. Theo ông Phan Vũ, ông không hề viết Lê Văn Tám là nhân vật có thực.
"Nhưng do các nhà tuyên truyền thời ấy thấy cần xây dựng một tấm gương dũng cảm hy sinh cứu nước, bèn chộp luôn sáng tác của ông, hiện thực hóa như một nhân vật có thật. Lỡ phóng lao đành theo lao luôn."
"Tại sao nhân vật được đặt tên là Lê Văn Tám? Vẫn theo tác giả Phan Vũ, khi ấy nhân Cách mạng tháng Tám, ông đặt luôn nhân vật của mình tên Tám, vừa có ý nghĩa, vừa dễ nhớ, vừa dân dã lại rất Nam Bộ gần gũi."
Bài báo về nhân vật Lê Văn Tám gợi nên một ví dụ về việc cần nhìn nhận lại nhiều cách thức viết sử ở Việt Nam, cũng như những biện pháp tuyên truyền từ nhiều năm qua