View Full Version : Cùng bàn về Chiến tranh và các vị tướng lừng danh
goldenbee.admin
30-07-2012, 10:10 AM
Lịch sử nhân loại gắn liền với các cuộc chiến tranh, dù rằng chiến tranh gây cho con người biết bao đau khổ và bi thương. Nhưng trong chiến tranh con người cũng thể hiện được những phẩm chất tuyệt vời của mình : tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và trí thông minh. Tất nhiên, hoà bình là khát vọng chung của nhân loại, nhưng để tiến tới một nền hoà bình lâu dài, chúng ta không thể không tìm hiểu về chiến tranh, nghệ thuật chiến tranh và những vị tướng soái lừng danh trong lịch sử. Đỉnh cao nhất của nghệ thuật quân sự chính là " Không đánh mà người chịu khất. Ta đây mưu phạt tâm công " ( Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi ). Khi viết những dòng này tôi nhớ tới Trần Hưng Đạo với câu nói nổi tiếng " Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không thành, công ở chỗ không luỹ, chiến ở chỗ không trận, nhẹ nhàng như mưa rơi trên không, lập lên cuộc đời vô sự " . Tất nhiên để đạt được đỉnh cao của võ đạo như vậy không thể bỏ qua việc nghiên cứu về nghệ thuật quân sự được thể hiện một cách xuất sắc qua cuộc đời binh nghiệp của các danh tường lừng danh. Trước khi nói về các vị danh tướng của thế giới như G.C. Giucốp, Hanibal,Ceasar , Napoleon, Alecxandre đại đế v.v. ta hãy cùng đánh giá về 3 vị tướng soái nổi tiếng bậc nhất về quân sự trong lịch sử Việt Nam : Trần Hưng Đạo, Quang Trung - Nguyễn Huệ và Võ Nguyên Giáp. Mỗi người một phong cách, nhưng đều giống nhau ở chỗ đã đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt đến đỉnh cao. Tư tưởng quân sự chính của Trần Hưng Đạo, như chính ông nói ra là : " Nếu thấy chúng kéo đến ồ ạt như lửa cháy, gió thổi, thì đừng có hoang mang. Cái hung hǎng ban đầu của chúng như vậy lại rất dễ chế ngự, ta có thể thắng chúng một cách dễ dàng. Còn nếu chúng kéo sang mà từ từ, chậm chạp như cách tằm ǎn dâu, không lấy của dân, không cần đánh nhanh thắng nhanh thì trường hợp ấy phải thận trọng đối phó. Phải chọn tướng giỏi, biết xem xét, quyền biến như tính liệu nước cờ. Tùy thời cơ mà vận dụng chiến lược chiến thuật thì lo gì không thắng. Nhưng vấn đề cơ bản nhất là ở hai điều:
- Một là vua tôi, tướng tá, binh lính phải dốc sức một lòng, tình thiết như cha con thì mới thực hiện được các kế hoạch.
Hai là phải khoan sức dân. Phải cho dân được hồ hởi, thì dân mới cung ứng được sức người sức của.
- Hai điều ấy chính là kế sâu gốc vững để bảo vệ nước nhà . Thượng sách giữ nước là ở đó".
Nhất quán với tư tưởng đó của mình, ông đã chỉ huy toàn bộ quân đội nhà Trần kháng chiến thành công trong hai lần chống quân xâm lược Nguyên- Mông (1285 và 1288 ). Ông tìm cách làm giảm nhuệ khí và sức mạnh của quân thù khi chúng ào ạt vượt qua biên giới. Nhưng cũng chính và thấy nếu đem toàn bộ lực lượng ra đấu chọi với chúng sẽ không bảo đảm chắc thắng nên ông chỉ cho những lực lượng vừa phải kết hợp với dân binh để làm giảm bước tiến của quân thù. Đồng thời với việc đó cả nước thực hiện "tiêu thổ kháng chiến" để hạn chế nguồn lương thực của giặc, làm giảm sức chiến đấu và tinh thần của quân thù. Khi giặc còn mạnh ông chủ động rút lui chiến lược để bảo tờn lực lượng. Khi giặc đã có dấu hiệu suy yếu, lúc đó những đội quân tinh nhuệ của ta được tung vào trận đánh những đòn quyết định làm suy giảm nhanh chóng ý chí chiến dấu và lực lượng quân giặc, buộc chúng phải rút về nước. Việc lợi dụng các yếu tố địa lý, thời tiết như trong trận Bạch Đằng cũng thể hiện trí thông minh tuyệt vời của ông trong việc kết hợp nghệ thuật quân sự đỉnh cao với những hiểu biết dân gian. Có thể nói Trần Hưng Đạo là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, có thể sánh ngang với những danh tướng lừng danh nhất của lịch sử chiến tranh của nhân loại.
Vị tướng thứ hai mà ta cần nói đến là Quang Trung- Nguyễn Huệ, thiên tài quân sự xuất sắc- lãnh tụ của phong trào Tây Sơn ở nửa cuối thế kỷ 18. Điểm nổi bật ở ông là cách hành binh thần tốc, đánh nhanh, thắng nhanh làm địch không kịp trở tay. Đội quân do ông chỉ huy có tính cơ động cao, có tinh thần quyết chiến và kỷ luật chặt chẽ. Đặc biệt những quyết định của ông mang tính quyết đoán và có tầm nhìn nhạy bén. Có thể nói ông là một nhà quân sự kiệt xuất của dân tộc ta. Tuy nhiên trên phương diện quốc tế, ông ít được biết tới hơn so với Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, có thể vì những đối thủ của ông không phải là những đối thủ mạnh lắm.
Vị tướng nổi tiếng nhất của Việt nam thời hiện đại. Năm 1944, khi mới 33 tuổi ông được Hồ Chí Minh giao cho lãnh đạo đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1948, trong đợt phong tướng đầu tiên của Quân đội NDVN ông được phong hàm đại tướng ( khi mới 37 tuổi ) . Ông là người chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ. Có thể nói ông là một nho tướng nếu căn cứ vào cả hình thức, cách cư xử cũng như nghệ thuật quân sự. Tất nhiên điều đó cũng không làm giảm khí thế hiên ngang của của một vị tướng lừng danh. Ông là vị tướng của chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật quân sự của ông là nghệ thuật kết hợp sức mạnh vô cùng nhưng thiếu tính đột phá của một mặt trận rộng lớn của những người lính nhân dân với sức mạnh tập trung nhưng bị bó hẹp về phạm vi của những đơn vị bộ đội chủ lực. Cái sức mạnh rộng lớn của những người lính - nhân dân sẽ làm căng lực lượng quân sự của quân thù, làm suy yếu chúng. Còn cái sức mạnh tập trung của những đơn vị chủ lực sẽ đánh những đòn mang tính quyết định. Và điều đặc biệt của chiến tranh nhân dân và cũng là sức mạnh của một quân đội nhân dân là những người lính như những con cá bơi trong biển nước của nhân dân. Và tất nhiên, một người tướng giỏi là người có những quyết định đúng đắn phù hợp với sự thay đổi của tình hình. Trận Điện Biên Phủ là một minh chứng hùng hồn về điều này. Đó cũng là trận đánh đưa tên tuổi ông vào lịch sử . Tất nhiên trong cuộc chiến tranh với người Mỹ, một đối thủ mạnh hơn Pháp rất nhiều, cái nghệ thuật quân sự ấy vẫn còn có những giá trị rất lớn. Nhưng nó phải được bổ xung nhưng thay đổi về chiến thuật để có thể đối phó được với một đội quân có tính cơ động cao và có hoả lực rất mạnh. Vào thời kỳ này đã xuất hiện một số vị tướng có những cái nhìn mới hơn về nghệ thuật quân sự ( chiến thuật , chiến dịch ) như Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Chí Thanh. Nhưng dù thế, nghệ thuật chiến tranh nhân dân vẫn là nền tảng bảo đảm cho thắng lợi của QDND Việt nam mà một trong những người tiêu biểu nhất đưa nó lên đỉnh cao là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
< Còn nữa >
truongthanhthuduc
30-07-2012, 10:10 AM
Trước khi chuyển sang bàn về các danh tướng của thế giới có lẽ ta cũng cần nói đến 3 vị tướng có nhiều đóng góp cho quân đội NDVN ( chủ yếu là trong cuộc chiến tranh với Mỹ - VNCH ) : Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn và Văn Tiến Dũng (Tất nhiên còn có một số vị tướng xuất sắc khác nhưng chúng ta chỉ nói về những người tiêu biểu nhất ).
Nếu như đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là người anh cả của QĐND Việt Nam thì đại tướng Nguyẽn Chí Thanh có thể coi là người anh hai của quân đội. Năm 1950 ông được giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục chính trị khi mới 36 tuổi và là vị đại tướng thứ hai của quân đội NDVN năm khi mới 45 tuổi (1959 ). Được cử vào Nam làm bí thư trung ương cục kiêm chính uỷ quân giải phóng MNVN, ông đã tổng kết kinh nghiệm chiến đấu của quân giải phóng với đối phương, chủ yếu là quân Mỹ và đề ra chiến thuật hợp lý để đối phó với một đội quân có tính cơ động cao và hoả lực mạnh. Với chiến thuật này quân giải phóng kết hợp với du kích địa phương hình thành thế trận để có thể đón đánh những cuộc đổ bộ đường không bằng trực thăng của quân Mỹ làm giảm thiểu tác dụng của chiến thuật "trực thăng vận" đồng thời xoá mờ ranh giới giữa quân giải phóng và đối phương hình thành cuộc chiến không có trận tuyến đế làm giảm tác dụng hoả lực pháo binh và không quân của đối phương, giảm bớt thương vong. Đồng thời vẫn hình thành những đơn vị chủ lực để tiến hành các trận đánh có quy mô tương đối lớn có tác dụng như những điểm nhấn của cuộc chiến. Chính việc tìm ra cách đánh thích hợp đã làm cho quân dân miền nam vững tin hơn ở thắng lợi.
Đại tướng Lê Trọng Tấn được mệnh danh là "vị tướng của các chiến dịch" , là người nắm vững các vấn đề về nghệ thuật chỉ huy chiến dịch, chiến thuật. Ông đã chỉ huy mặt trận đường 9 -Nam Lào (1971) , chiến trường Trị Thiên (1972) , chiến trường Quảng - Đà (1975) và là Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Các chiến dịch mà ông chỉ huy đều đạt kết quả khả quan trong phạm vi tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến. Ông là người nắm vững tương quan lực lượng giữa các bên và sử dụng lực lượng một cách khôn khéo để đạt được kết quả tốt nhất trong phạm vi mà mối tương quan ấy cho phép.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao trong sự nghiệp của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Ông đưọc cử làm tư lệnh chiến dịch và đã có quyết định khôn ngoan là không tiêu diệt dứt điểm lần lượt các ổ đề kháng của đối phương mà dùng lực lượng cơ động nhanh từ các hướng tấn công thẳng vào Sài Gòn để nhanh chóng dứt điểm chiến tranh. Ta có thể thấy ở đây phảng phất phong cách của G.C.Giu cốp trong chiến dịch Beclin (1945). Tất nhiên khi đó ông đã đánh giá đúng lực lượng đối phương đang trên đà suy yếu nhanh chóng và lực lượng của ông đang chiếm ưu thế hơn hẳn về ý chí chiến đấu
keithng
30-07-2012, 10:10 AM
Trước khi chuyển sang bàn về các danh tướng và các quân đội nổi tiếng thế giới tôi xin đưa ra những nhận xét, tất nhiên mang tính sơ lược, về quân đội của Việt Nam và nghệ thuật quân sự Việt Nam - trong quá khứ cũng như hiện tại .
Có thể nói dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra được những vị tướng tài ba, giúp đất nước vượt qua những thử thách của lịch sử. Ngoài các vị tướng đã nhắc đến ở trên, ta có thể nhắc đến những tên tuổi lớn như Lý Thường Kiệt, Tôn Đản, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Nguyên Hãn v.v. và có thể kể ra đây những vị tướng thời hiện đại : đại tướng Hoàng Văn Thái, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Nguyễn Hữu An, thượng tướng Hoàng Minh Thảo, thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên và nhiều người khác. Nói về nghệ thuật quân sự ta không thể không nhắc đến binh pháp. Nếu Trung Quốc có "Võ kinh thất thư" thì Việt Nam có thể kể ra các bộ binh pháp như "Binh thư yếu lược" và "Vạn kiếp tông bí truyền thư" của Trần Hưng Đạo hay "Hổ trướng khu cơ" của Đào Duy Từ. Vạn kiếp tông bí truyền thư đã bị thất truyền. Còn bản "Binh thư yếu lược " còn lưu lại đến bây giờ thì nhiều người cho là đã có sự bổ xung thay đổi ít nhiều. Chỉ có "Hổ trướng khu cơ" là còn có thể giữa được tính nguyên bản. Mặc dù thế khi đọc "Binh thư yếu lược" ta vẫn thấy toát lên một tầm nhìn và nhãn quan quân sự sắc bén. Trong đó bàn cả về cách quan sát thiên văn, cách lợi dụng đia hình,địa vật, cách tuyển quân, chọn tướng. Trong đó còn nhắc đến đạo làm tướng, đến tư tưởng " tổ quốc trên hết " hay cách thức thưởng phạt trong quân ngũ. Dù rằng ông đã tham khảo nhiều các cuốn binh thư của Trung Quốc nhưng "Binh thư yếu lược" vẫn mang đậm dấu ấn Việt Nam. Có thể nói Trần Hưng Đạo vừa là vị tướng tài ba vừa là nhà lý luận quân sự thiên tài, có thể sánh ngang với các nhà lý luận quân sự nổi tiếng thế giới như Tôn Tử, Ngô Khởi của phương Đông hay Clauzovit của phương Tây.
Có thể nói quân đội Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại có truyền thống gắn bó với nhân dân, dựa vào dân để chiến đấu và chiến thắng. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Nếu như thời Trần, với tinh thần "Phụ tử chi binh" , đã chiến thắng quân Nguyên - Mông thì trong thế kỷ 20 QĐNDVN có truyền thống "quân với dân như cá với nước". Tuy vậy điều đó vẫn chưa đủ để làm nên chiến thắng vì nếu thiếu một nghệ thuật chỉ huy quân sự tài tình và cái nhìn chiến lược sắc bén chiến thắng sẽ không đến với chúng ta. Chính vì vậy những vị tướng tài ba in dấu ấn của mình vào lịch sử. Đặc điểm của nghệ thuật quân sự Việt Nam là luôn có sự chuẩn bị lực lượng, đón đợi thời cơ một cách chủ động, phát huy đến mức cao nhất tinh thần dũng cảm của người lính. Không bao giờ lùi bước trước nguy hiểm là phẩm chất cao quý của người lính Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, "chiến tranh nhân dân" vẫn được coi là nền tảng của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Tất nhiên ý nghĩa của cụm từ này cần có cái nhìn rộng hơn. Với sự phát triển như vũ bão của KHKT các quân đội lớn trên thế giới ngày nay được trang bị những vũ khí hết sức hiện đại, có sức huỷ diệt lớn và có thể tấn công từ khoảng cách xa một cách hết sức chính xác. Tuy rằng chỉ với những vũ khí đó khó có thể kết thúc chiến tranh nhưng nó sẽ gây những tổn thất lớn về cơ sở kinh tế, quân sự cho đối phương đồng thời giảm thiểu tổn thất về người của bên sử dụng
làm giảm những tác động tâm lý do sự thương vong gây ra cho quân sĩ của họ. Có thể những vũ khí đó không đưa lại một chiến thắng trọn vẹn nhưng nó sẽ đặt bên sử dụng nó vào vị trí cao hơn, thậm chi gây những sức ép rất lớn cho đối phương ( như trường hợp cuộc chiến Kosovo ở Nam Tư ). Tất nhiên để đối phó với chiến lược đó cần có sự trang bị vũ khí tương đối hiện đại để có thể phản công đối phuơng. Như vậy nền công nghiệp quốc phòng phải cung cấp khả năng chế tạo những vũ ví đó hay ít ra ngân sách quốc gia cho phép mua sắm chúng.
timber
30-07-2012, 10:10 AM
Có lẽ khi nhắc đến lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự cần nhắc đến đất nước Trung Hoa với một lịch sử chiến tranh vô cùng phong phú và đa dạng cùng với hàng loạt các tướng lĩnh tài ba. Trung Hoa cũng là quê hương của các bộ binh pháp nổi tiếng. Có thể kể ra đây bảy cuốn binh thư tiêu biểu nhất :
Tôn tử binh pháp của Tôn Vũ
Tư mã binh pháp của Tư mã Nhương Như
Binh pháp Uất liễu Tử của Uất Liễu
Lục Thao của Khương Thái Công
Tam lược của Huỳnh Thạch Công
Đường Thái Công - Lý Vệ Công vấn đối của Lý Tịnh
Binh pháp Ngô Tử của Ngô Khởi
Trong các cuốn đó Binh pháp Tôn tử được coi là "Thánh kinh binh pháp" của nghệ thuật quân sự Trung Hoa. Các cuốn binh thư đó đều cố gắng đưa ra được một lý luận quân sự để có thể bảo đảm thắng lợi của cuộc chiến. Tôn Vũ đưa ra quan niệm :
Biết mình biết người - trăm trận không nguy
Chỉ biết mình, không biết người - trận thắng, trận thua
Không biết mình, không biết người - trăm trận đều nguy
Còn Ngô Khởi đưa ra luận điểm :
Trong nước không hoà thì không thể xuất quân
Trong quân không hoà thì không thể dàn trận
Trong trận không hoà thì không thể tiến đánh
Khi đánh không hoà thì không thể quyết thắng
Huỳnh Thạch Công lại đưa ra quan niệm mang tính đạo nghĩa :
Sáng dậy, tối ngủ là biểu hiện của lễ
Diệt giặc, báo thù là quyết định của nghĩa
Tấm lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân
Được cho mình, được cho người là con đường của đức
Dùng người công minh, không mất lòng ai là thể hiện của đạo
Nói tóm lại, các cuốn binh pháp đó đều muốn đạt đến giới hạn của nghệ thuật quân sự là " chiến đạo tất thắng " . Tất nhiên như mọi người đều biết cho đến nay chưa có cuốn binh pháp nào đạt được đến giới hạn này. Tuy vậy những quyển binh pháp đó cũng là những nền tảng tư duy quân sự quan trọng cho các thế hệ tướng lĩnh Trung Hoa cũng như được một số nước khác tham khảo. Trong cuốn "Đường Thái Tông - Lý Vệ Cong vấn đối Lý Tịnh " và trong "Binh thư yếu lược " có nhắc đến ba bậc của nghệ thuật quân sự đỉnh cao : Bậc cao nhất là nói đến các bậc Thần võ, duệ trí mà không cần phải giết người. Bậc thứ hai là những bị tướng nắm vững thiên thời, địa lợi , nhân hoà đã đánh là chiến thắng. Còn bậc thứ ba là những vị tướng biết cách tấn công và phòng thủ để giành được thắng lợi cuối cùng. Bậc thứ hai được Trần Hưng Đạo coi là những vị tướng thần, không sợ bất kỳ địch thủ nào trong thiên hạ. Còn về
" chiến đạo tất thắng " tôi sẽ xin đề cập đến vấn đề này ở bài sau.
Lịch sử Trung Hoa đã xuất hiện nhiều vị tướng kiệt xuất nhưng ở đây chúng ta chỉ tạm thời chỉ nói đên trong phạm vi thế kỷ 20. Năm 1955 nước CHDN Trung Hoa phong hàm nguyên soái cho 10 vị có những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong cuộc nội chiến và cuộc chiến tranh Trung - Nhật : Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lưu Bá Thừa, Diệp Kiếm Anh, Lâm Bưu, Trần Nghị, Hạ Long, Từ Hướng Tiền, La Vinh Hoàn, Nhiếp Vinh Trăn ( Đợt phong này còn phong quân hàm cấp tướng cho hàng trăm người ). Có thể nói đặc điểm nổi bật của nghệ thuật quân sự Trung Hoa đỏ là nghệ thuật chiến tranh nhân dân, biết tích luỹ lực lượng chờ thời cơ và xây dựng căn cứ địa . Các tướng lĩnh Trung hoa đỏ đã kết hợp sáng tạo cách đánh "trận địa chiến" với "vận động chiến", lập căn cứ địa và tiến hành chiến dịch với quy mô lớn vào giai đoạn cuối cuộc nội chiến. Từ chõ với lực lượng nhỏ bé, bị Tưởng Giới Thạch bao vây truy đuổi, buộc phải làm cuộc "Vạn lý trường Trinh" nổi tiếng trong lịch sử từ vùng Hoa Nam lên căn cứ địa ở Hoa Bắc thoát khỏi tình thế hiểm nghèo. Dựa vào dân để xây dựng lực lượng , tận dụng viện trợ của Liên Xô cùng với việc tự trang bị vũ khí đã xây dựng được một đội quân có sức chiến đấu cao. Thành công của Quân GPND Trung Quốc không tách rời sự chỉ đạo chiến lược của CT Mao Trạch Đông. Kết hợp quân sự với các biện pháp chính trị và tổ chức quần chúng là yếu tố quyết định thắng lợi cuối cùng của ĐCS và Quân GPND Trung Quốc. Có thể kể ra đây những ví dụ : chủ động rút khỏi Diên An, nhường thủ đô kháng chiến cho quân QDĐ sau đó liên tục tập kích bắt buộc đối phương phải rút lui hay việc chủ động thay đổi kế hoạch tác chiến, đưa quân đội lên chiếm một số vùng ở Đông Bắc khi quân Nhật đầu hàng. Ba chiến dịch lớn vào thời kỳ cuối cuộc nội chiến đã thể hiện sự áp đảo của quân GPND Trung Quốc so với quân của QDĐ.
goldenbee.admin
30-07-2012, 10:10 AM
Có lẽ nói về nghệ thuật quân sự đỉnh cao qua các thời đại ta không thể không nhắc đến tên các vị tướng lĩnh kiệt xuất như G.C. Giucốp, Hanibal,Ceasar , Napoleon, Alecxandre đại đế v.v.
và nghệ thuật chiến tranh đỉnh cao của họ . Mỗi người một vẻ nhưng đều đã viết lên những bản anh hùng ca chiến tranh . Ở đây khi phân tích ta bỏ qua tính chính nghĩa hay phi nghĩa của cuộc chiến mà chỉ bàn về nghệ thuật quân sự. Cũng cần nói thêm rằng tôi là người ủng hộ các cuộc chiến tranh vệ quốc.
Người đầu tiên mà tôi muốn nói tới là Hanibal . Tuy ông không phải là người tôi mến mộ nhất, nhưng cuộc đời binh nghiệp của ông khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Xuất thân từ một viên tướng của thành Catagio (Carthage) ông đã đưa quân vào Châu Âu , rồi vượt núi trong điều kiện rất khắc nghiệt để tiến vào La Mã . Với một đội quân không đông lắm ông đã đánh nhiều trận làm thất điên bát đảo quân đội La Mã đông hơn và được trang bị tốt hơn , tung hoành hơn 10 năm trên đất Ý . Cũng phải nói rằng ông đã gặp những đối thủ xứng đáng. Các tướng lĩnh La Mã sau khi gặp những thất bại khi đương đầu trực tiếp với Hanibal đã đưa ra chiến thuật khôn khéo là chia thành nhiều cánh quân, tránh đối đầu trực tiếp với ông và luôn bám sát để tập kích . Chính vì thế mà ông không thể nào chiếm được các vùng lãnh thổ ổn định của La Mã. Có lẽ cũng do hạn chế về quân số . Có nhà sử học La Mã đã nhận xét : Nếu Hanibal chinh phục các miền đất khác trước khi xâm nhập La Mã thì có lẽ đã không có đế chế La Mã hùng mạnh mà thay vào đó là đế chế Carthage . Điều này còn phải bàn, nhưng nó cũng nói lên tầm nhìn chiến lược chưa được thấu đáo của Hanibal dù ông là bậc thầy về nghệ thuật chiến tranh. Đặc điểm nổi bật ở ông là luôn sử dụng lực lượng dự bị để tấn công vào những giờ phút quyết định với sức mạnh ào ạt nhằm lật ngược tình thế cuộc chiến.
photodecor
30-07-2012, 10:10 AM
Tất nhiên để thực hiện được điều đó mặt chính trong trận tuyến của ông phải chịu đựng được các đòn tấn công vũ bão của đối phương cho đến khi lực lượng ở bên cánh bắt đầu phản kích để lật ngược tình thế cuộc chiến. Sau khi các tướng lĩnh La Mã rút ra được kinh nghiệm trong việc đối phó với đội quân của Hanibal, ông lâm vào tình thế khó khăn. Mặc dù đã thắng được một số trận và thu phục được một số thành trì nhưng quân đội La Mã vẫn bảo toàn được lực lượng chính của mình. Tuy vậy tình hình đó có thể sẽ kéo dài nếu như không có những thay đổi cơ bản về tình hình nội bộ thành Carthage và sự thay đổi mang tính chiến lược của bộ chỉ huy quân đội La Mã. Đội quân tiếp viện mà Hanibal yêu cầu đã không đến được Ý do sự thay đổi quyết định của bộ chỉ huy quân Carthage tại chính quốc . Và bộ chỉ huy quân La Mã đã quyết định đánh thẳng vào trung tâm của đối phương - thành Carthage ( sau khi đã để một lực lượng đối phó với quân đội của Hanibal ) . Và chính đòn tấn công này cùng với việc không có quân tiếp viện đã khiến Hanibal phải rút quân về nước . Do sức ép của quân La Mã, thành Carthage đã phải ký hoà ước với nhiều bất lợi. Và cuối cùng thì do có sự phản bội, vị tướng lừng danh một thời đã phải trốn chạy khỏi quê hương mình. Cuối cùng số phận ông đã được định đoạt. Cái chết của Hanibal thực sự là một bài học cho những vị tướng tài nhưng thiếu nhãn quan chính trị và nhất là không có một chỗ dựa chắc chắn về chính trị. Bài học của Hanibal có thể thấy ở một số danh tướng khác trên thế giới mà có lẽ điển hình nhất là Nhạc Phi đời Tống (Trung Quốc) . Tuy vậy nghệ thuật quân sự của Hanibal cũng có thể coi là một đỉnh cao của nghệ thuật quân sự thời cổ đại. Sau khi chiến thắng quân đội Carthage quân La Mã đã trưởng thành và họ có đủ kinh nghiệm và lực lượng để tiến hành các cuộc chinh phạt mở rộng lãnh thổ đế chế.
hanhphucbichtrang
30-07-2012, 10:10 AM
Tất nhiên để thực hiện được điều đó mặt chính trong trận tuyến của ông phải chịu đựng được các đòn tấn công vũ bão của đối phương cho đến khi lực lượng ở bên cánh bắt đầu phản kích để lật ngược tình thế cuộc chiến. Sau khi các tướng lĩnh La Mã rút ra được kinh nghiệm trong việc đối phó với đội quân của Hanibal, ông lâm vào tình thế khó khăn. Mặc dù đã thắng được một số trận và thu phục được một số thành trì nhưng quân đội La Mã vẫn bảo toàn được lực lượng chính của mình. Tuy vậy tình hình đó có thể sẽ kéo dài nếu như không có những thay đổi cơ bản về tình hình nội bộ thành Carthage và sự thay đổi mang tính chiến lược của bộ chỉ huy quân đội La Mã. Đội quân tiếp viện mà Hanibal yêu cầu đã không đến được Ý do sự thay đổi quyết định của bộ chỉ huy quân Carthage tại chính quốc . Và bộ chỉ huy quân La Mã đã quyết định đánh thẳng vào trung tâm của đối phương - thành Carthage ( sau khi đã để một lực lượng đối phó với quân đội của Hanibal ) . Và chính đòn tấn công này cùng với việc không có quân tiếp viện đã khiến Hanibal phải rút quân về nước . Do sức ép của quân La Mã, thành Carthage đã phải ký hoà ước với nhiều bất lợi. Và cuối cùng thì do có sự phản bội, vị tướng lừng danh một thời đã phải trốn chạy khỏi quê hương mình. Cuối cùng số phận ông đã được định đoạt. Cái chết của Hanibal thực sự là một bài học cho những vị tướng tài nhưng thiếu nhãn quan chính trị và nhất là không có một chỗ dựa chắc chắn về chính trị. Bài học của Hanibal có thể thấy ở một số danh tướng khác trên thế giới mà có lẽ điển hình nhất là Nhạc Phi đời Tống (Trung Quốc) . Tuy vậy nghệ thuật quân sự của Hanibal cũng có thể coi là một đỉnh cao của nghệ thuật quân sự thời cổ đại. Sau khi chiến thắng quân đội Carthage quân La Mã đã trưởng thành và họ có đủ kinh nghiệm và lực lượng để tiến hành các cuộc chinh phạt mở rộng lãnh thổ đế chế.
myanco2003
30-07-2012, 10:10 AM
Vị tướng tiếp theo mà tôi muốn nói tới là G.C. GiuCốp. Ông được mệnh danh là "người chữa cháy thiện nghệ"
(fire man) . Tên tuổi của ông gắn liền với chiến công của hồng quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có thể nói ông là vị tướng của chiến thắng. Những nơi khó khăn nhất đều in dấu ấn của ông : Cuộc phòng vệ ở Lêningrat , trận phòng thủ Matxcova và cuộc phản công chiến lược sau đó, trận Xtalingrat, trận Cuocxco, chiến dịch công phá Beclin. Ở mỗi trận chiến đó đều thể hiện lối tư duy quân sự thiên tài và nghệ thuật chỉ huy đỉnh cao của ông. Ông được cử đến Lêningrat lúc thành phố đang bị bao vây, tình hình hết sức khẩn cấp. Các thuỷ thủ hạm đội Bantich đã chuẩn bị cho phá tàu chiến để tránh rơi vào tay giặc. Ông đã ra lệnh ngừng ngay việc làm đó và lập tức tổ chức việc phòng thủ thành phố, trong đó có sự tham gia tích cực của hạm đội Bantích. Việc Leningrat đứng vững đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ mặt trận phía Bắc của Liên Xô, làm cho quân Đức và lực lượng địch từ phía mặt trận Phần Lan không hợp quân được với nhau. Việc đó còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt tinh thần vì đó là thành phố mang tên vị lãnh tụ của cách mạng Nga. Sau đó ông lại được điều động về Matxcova trong lúc tình hình hết sức nguy cấp. Quân Đức đã tiến sát thành phố và số phận Matxcova như ngàn cân treo sợi tóc. Ông lập tức củng cố lại việc phòng thủ và đã ra những quyết định hết sức đúng đắn trong tình thế đó, mặc dù theo đánh giá của chính ông sau này là có phần hơi mạo hiểm . Ông quan sát thấy lực lượng quân Đức bố trí không đều và khả năng cơ động không lớn lắm. Do đó ông đã lấy bớt lực lượng ở hướng chính diện để tấn công vào hướng khác giành lấy ưu thế để lật lại thế trận. Tất nhiên trước đó ông đã phải căn dặn tướng lĩnh và quân sĩ dưới quyền phải dồn hết sức phòng thủ đề phòng tình hướng bất trắc. Chính quyết định có phần hơi mạo hiểm nhưng được tính toán kỹ này đã góp phần làm nên chiến thắng ở ngoại ô Matxcova và sau đó là cuộc phản công chiến lược đẩy lùi quân Đức ra xa thủ đô của Liên bang Xô Viết
lengo_ltd
30-07-2012, 10:10 AM
Trận Xtalingrat là một biểu tượng của lòng dũng cảm Xô Viết. Vào thời điểm trận đánh mở màn quân Đức vẫn chiếm ưu thế trên chiến trường, tuy trước đó bị thất bại trong kế hoạch tấn công Matxcova. Với việc tấn công Xtalingrat quân Đức muốn mở mũi đột phá để tấn công thọc sâu vào hậu phương quân đội Xô Viết, vì thế nhưng đội quân tinh nhuệ của Đức đã được điều tới đây và bắt đầu mở cuộc tấn công vào thành phố bên bờ sông Vonga này. Thời gian đầu quân đội Liên Xô đã phải dốc toàn lực ra phòng ngự, lúc đầu ở ngoại vi sau đó là ngay trong từng đường phố. Phải nói bên cạnh lòng dũng cảm vô song của người lính hồng quân là quyết tâm và sự chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy Xô Viết. Với việc hình thành thế trận phòng thủ chặt chẽ, linh hoạt trong từng tấc đất của thành phố, lợi dụng các công trình xây dựng trong thành phố để hình thành trận địa phòng ngự có tác dụng kìm chân các đợt tấn công của quân Đức, kiên quyết không rút lui . Sau khi tấn công liên tục mà không chiếm được thành phố, quân Đức đã tỏ ra núng thế và phải chịu đựng cái rét của nước Nga nên đã bắt đầu hoang mang. Và khi các đơn vị tiếp viện của Hồng quân được cử đến cuộc phản công bắt đầu. Quân Đức bị hợp vây và cuối cùng thống chế Paulut cùng hàng vạn binh lính Đức bị bắt làm tù binh. Trận Xtalingrat đã đánh dấu bước ngoặt cơ bản của cuộc chiến Xô - Đức. Hồng quân bắt đầu chuyển sang tấn công chiến lược. Tất nhiên phải đợi đến chiên thắng ở vòng cung Cuocxco ưu thế mới bắt đầu nghiêng một cách rõ rệt về phía Hồng Quân. Trận Cuocxco được coi là trận đấu tăng lớn nhất thế chiến thứ hai. Hàng nghìn xe tăng các loại của hai phía được tung vào trận. Tại Cuocxco quân đội Liên Xô chiếm ưu thế về quân số và số lượng xe tăng ( tuy rằng không rõ rệt ). Ở trận Cuocxco này Bộ chỉ huy hồng quân đã để những đơn vị xe tăng tinh nhuệ vào giai đoạn sau của cuộc chiến khi diễn ra các trận đấu tăng lớn. Và với ưu thế này quân đội Liên Xô đã nắm phần chủ động của cuộc chiến. Nghệ thuật quân sự Xô Viết được thể hiện ở chỗ đã tung những lực lượng quyết định vào những giờ phút quyết định của trận chiến để chiếm ưu thế so với đối phương khi lực lượng tinh nhuệ của đối phương đã suy yếu. Sau khi đã chiếm ưu thế quân đội Liên Xô bắt đầu tiến công chiến lược giải phóng những vùng đất rộng lớn. Trận Cuocxco có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc chiến tranh Xô - Đức cũng như cả thế chiến thứ hai . Sau chiến thắng này lực lượng hồng quân bắt đầu chiếm ưu thế rõ rệt.
Chiến dịch tấn công nước Đức và công phá Beclinh cũng thể hiện nghệ thuật chỉ huy quân sự thiên tài của GiuCốp . Trong khi Bộ chỉ huy Đức đinh ninh rằng hồng quân sẽ giải quyết chiến trường Tiệp Khắc trước rồi mới tấn công nước Đức thì GiuCốp và Bộ chỉ huy hồng quân đã quyết định chỉ để một lực lượng ở chiến trường Tiệp Khắc trong tình hình quân Đức đã suy yếu rõ rệt và đưa những lực lượng lớn quân đội tấn công vào nước Đức phát xít. Giu cốp đã sử dụng những mũi đột kích xe tăng tiến sâu mở đường, nhưng ông cũng đủ tỉnh táo giảm bớt độ tiến quân của các mũi đột kích này để chờ lực lượng phía sau, tránh bị bao vây . Và với chiến thuật này , quân đội Liên Xô đã tiến đến sát BecLinh, dinh luỹ cuối cùng của chủ nghĩa phát xít Đức. Trận công phá Bec Linh đã diễn ra vô cùng ác liệt nhưng với lực lượng vượt trội và tinh thần quyết chiến cao, quân đội Liên Xô đã toàn thắng.
hwakyungbc
30-07-2012, 10:11 AM
Xin được nói thêm vài dòng về tướng GiuCốp. Trước khi nổi tiếng trong thế chiến 2 ông đã từng chỉ huy chiến dịch quân sự của hồng quân tại KhanKhinGon (Mông Cổ) . Tại đây quân Nhật đã huy động một lực lượng tương đối lớn tấn công vào nước CHND Mông Cổ. Thực hiện cam kết với nước anh em, hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ huy của GiuCốp đã đánh bại cuộc tấn công này. Tuy quy mô trận chiến không lớn lắm, nhưng nó có tác dụng răn đe đối với dã tâm của Nhật dòm ngó Mông Cổ và vùng lãnh thổ phía đông của Nga, ảnh hưởng lớn tới quyết định của Bộ Chỉ huy tối cao Nhật trong việc tấn công nước Nga ( Với ảnh hưởng của thất bại tại KhanKhinGôn, Nhật đã quyết định chỉ tấn công Liên Xô khi Matxcova thất thủ ). Điều đó đã giúp Ban lãnh đạo Liên Xô chuyển bớt lực lượng từ vùng viễn đông sang mặt trận Xô-Đức góp phần xoay chuyển tình thế khó khăn ở mặt trận này. Tuy là một nguyên soái lừng danh nhưng sau chiến tranh con đường sự nghiệp của ông không mấy suôn sẻ. Sau một số thăng trầm , cuối cùng năm 1957 ông đã bị đưa khỏi chức Bộ trưởng quốc phòng và ra khỏi ban chấp hành trung ương, kết thúc sự nghiệp quân sự và chính trị.
Điểm nổi bật ở Giu Cốp là bản lĩnh vững vàng và nghệ thuật quân sự đỉnh cao. Ông đặc biệt nắm chắc tình hình cuộc chiến ở cả hai phía, nắm được tương quan lực lượng và các yếu tố tác động đến mối tương quan ấy để có thể thay đổi nó một cách nhanh nhất cũng như những điểm quyết định của chiến thuật trong từng chiến dịch củ thể. Biết tung ra đòn đánh quyết định và dùng lực lượng dự bị đúng lúc cũng là điểm nổi bật của ông. Ông cũng am hiểu sâu sắc nghệ thuật phòng ngự chiến thuật, mức giới hạn của sức chịu đựng của lực lượng phòng ngự và tận dụng thời cơ phản công chiến lược. Với bản lĩnh của mình ông là nguồn động viên tinh thần rất lớn với quân sĩ và có thể coi là một yếu tố quan trọng tạo nên niềm tin của người lính hồng quân. Ông cũng là người đánh giá đúng đối phương, nắm rõ được phương thức tác chiến của đối phương và không hề coi thường đối thủ. Chính ông cũng thừa nhận đôi khi các quyết định hơi mạo hiểm nhưng có tính toán kỹ sẽ mang lại thành công. Nhưng điều đó không thể kết luận ông là người ưa mạo hiểm. Chính việc đánh giá đúng đối thủ và những nhược điểm của Bộ chỉ huy Đức và các tướng lĩnh của họ đã giúp ông đưa các quyết định ấy. Tuy nhiên bao giờ ông cũng có sự chuẩn bị kỹ cho các tình huống đó và biết cách dừng lại đúng lúc.
vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.