tqcovtau
28-07-2012, 11:25 AM
;160958'] Có người cho rằng đề mở khó vì phải vận dụng năng lực phân tích - diễn dịch - tổng hợp để hoàn thành bài làm trong thời gian quy định.
http://kenh14.vn/ImagesGUI/Portal/Share/tdt_butchi_nguontin.gif Theo Mực Tím
Có người lại cho rằng đề mở dễ, cho phép người làm bài phát huy khả năng sáng tạo và trình bày ý kiến mà không bị lệ thuộc quá nhiều vào từng câu chữ trong sách vở.
http://k14.vcmedia.vn/Uploaded/Share/2010/03/19/de1.jpg
Như vậy có thể thấy, đề mở không chỉ đòi hỏi người ra đề có sự nhạy bén mà đối với người làm cũng phải có “chiến lược” thì mới mong đạt được kết quả tốt.
Bước : Chuẩn bị
- Tổng hợp sách vở, tài liệu, những thông tin liên quan đến bài thi để đem vào phòng thi. Chú ý không đem một núi tài liệu vì khoảng thời gian có hạn sẽ không cho phép bạn loay hoay lật giở từng trang sách.
- Dùng bút highlight hoặc gạch dưới những ý quan trọng để khi cần trích dẫn có thể nhìn thấy ngay.
- Thử đoán trước đề bài có thể xảy ra. Vạch ra ý tưởng để trình bày một cách ngắn gọn.
- Tránh căng thẳng và ôm đồm, bạn sẽ được đánh giá dựa trên những gì bạn hiểu chứ không phải là khả năng ghi nhớ.
Bước 2: Làm bài
- Đọc kĩ đề bài, tránh vội vã vui mừng khi “trúng tủ” hay thất vọng khi “trật tủ”. Gạch chân yêu cầu của đề, giới hạn và thời gian làm bài.
- Phân bổ thời gian hợp lý: tránh sa đà vào việc trích dẫn những ý trong sách, vì những ý đó ai cũng có thể chép ra và ai cũng giống nhau nên chắc chắn bạn sẽ không được người chấm đánh giá cao.
- Cố gắng viết theo cách của mình, văn phong của mình.
- Không được bỏ dở vấn đề đang nói để xoay sang vấn đề mới nghĩ ra. Hãy viết ý đó ra giấy nháp trước.
- Trả lời theo thứ tự: những câu bạn thấy tự tin về kiến thức của mình nhất thì làm trước, những câu cần tham khảo thêm hoặc còn mập mờ thì để sau.
- Trình bày dẫn chứng đúng lúc đúng chỗ để cho người chấm biết bạn biết cách tận dụng tài liệu. Đặc biệt chú ý phải để trong ngoặc kép và ghi rõ nguồn trích dẫn.
- Phải kiên định với ý kiến của mình. Không có ai đúng hay sai, chỉ có người biết cách thuyết phục mình là đúng.
Bước 3: Hoàn thành
- Kiểm tra lỗi chính tả. Việc này nghe có vẻ thừa thãi nhưng rất quan trọng, vì có những lỗi chính tả ngô nghê có thể khiến bài làm của bạn bị mất điểm trong mắt người chấm.
- Kiểm tra từ vựng, có từ nào nhạy cảm hay không, có từ nào hay hơn không.
- Kết bài phải là nhận định của bản thân bạn về vấn đề đó. Nên nhớ đây là bài làm của bạn, lập luận của bạn chứ không phải một bài tổng hợp tài liệu.
Hy vọng những bước trên đây có thể giúp bạn đạt được kết quả tốt khi làm bài thi dạng đề mở.
http://kenh14.vn/ImagesGUI/Portal/Share/tdt_butchi_nguontin.gif Theo Mực Tím
Có người lại cho rằng đề mở dễ, cho phép người làm bài phát huy khả năng sáng tạo và trình bày ý kiến mà không bị lệ thuộc quá nhiều vào từng câu chữ trong sách vở.
http://k14.vcmedia.vn/Uploaded/Share/2010/03/19/de1.jpg
Như vậy có thể thấy, đề mở không chỉ đòi hỏi người ra đề có sự nhạy bén mà đối với người làm cũng phải có “chiến lược” thì mới mong đạt được kết quả tốt.
Bước : Chuẩn bị
- Tổng hợp sách vở, tài liệu, những thông tin liên quan đến bài thi để đem vào phòng thi. Chú ý không đem một núi tài liệu vì khoảng thời gian có hạn sẽ không cho phép bạn loay hoay lật giở từng trang sách.
- Dùng bút highlight hoặc gạch dưới những ý quan trọng để khi cần trích dẫn có thể nhìn thấy ngay.
- Thử đoán trước đề bài có thể xảy ra. Vạch ra ý tưởng để trình bày một cách ngắn gọn.
- Tránh căng thẳng và ôm đồm, bạn sẽ được đánh giá dựa trên những gì bạn hiểu chứ không phải là khả năng ghi nhớ.
Bước 2: Làm bài
- Đọc kĩ đề bài, tránh vội vã vui mừng khi “trúng tủ” hay thất vọng khi “trật tủ”. Gạch chân yêu cầu của đề, giới hạn và thời gian làm bài.
- Phân bổ thời gian hợp lý: tránh sa đà vào việc trích dẫn những ý trong sách, vì những ý đó ai cũng có thể chép ra và ai cũng giống nhau nên chắc chắn bạn sẽ không được người chấm đánh giá cao.
- Cố gắng viết theo cách của mình, văn phong của mình.
- Không được bỏ dở vấn đề đang nói để xoay sang vấn đề mới nghĩ ra. Hãy viết ý đó ra giấy nháp trước.
- Trả lời theo thứ tự: những câu bạn thấy tự tin về kiến thức của mình nhất thì làm trước, những câu cần tham khảo thêm hoặc còn mập mờ thì để sau.
- Trình bày dẫn chứng đúng lúc đúng chỗ để cho người chấm biết bạn biết cách tận dụng tài liệu. Đặc biệt chú ý phải để trong ngoặc kép và ghi rõ nguồn trích dẫn.
- Phải kiên định với ý kiến của mình. Không có ai đúng hay sai, chỉ có người biết cách thuyết phục mình là đúng.
Bước 3: Hoàn thành
- Kiểm tra lỗi chính tả. Việc này nghe có vẻ thừa thãi nhưng rất quan trọng, vì có những lỗi chính tả ngô nghê có thể khiến bài làm của bạn bị mất điểm trong mắt người chấm.
- Kiểm tra từ vựng, có từ nào nhạy cảm hay không, có từ nào hay hơn không.
- Kết bài phải là nhận định của bản thân bạn về vấn đề đó. Nên nhớ đây là bài làm của bạn, lập luận của bạn chứ không phải một bài tổng hợp tài liệu.
Hy vọng những bước trên đây có thể giúp bạn đạt được kết quả tốt khi làm bài thi dạng đề mở.