PDA

View Full Version : Làm sao để ghi bài một cách "nghệ thuật"?


myanco2003
28-07-2012, 11:25 AM
Đi học thì phải ghi chép bài là điều dĩ nhiên. Nhưng ghi chép bài đầy đủ, và để nhờ đó teen học hiệu quả thì chẳng dễ dàng gì. Chỉ riêng việc ghi bài thế nào cũng khiến nhiều teen phải loay hoay…

http://kenh14.vn/ImagesGUI/Portal/Share/tdt_butchi_nguontin.gif Quỳnh Anh

Vở sạch chữ đẹp?
Nhiều teen quan niệm, đi học là phải chép bài và phải chép cho thật sạch đẹp. Có thế mới học tốt, cô thầy kiểm tra bài vở cũng hài lòng. Nhưng sự thật ghi bài sạch sẽ, cẩn thận từng chút có chắc là một bí quyết học tốt hay không?
Thực tế, nếu cứ chăm chăm ghi lại từng câu chữ của thầy cô, cốt giữ vở sạch chữ đẹp thì có khi lại mang lại những phiền phức. Teen không còn là những học sinh tiểu học, phải căn từng chữ, từng li vở nữa. Ghi chép tốt, chỉ là khi nó giúp bạn thâu tóm được kiến thức trên lớp, giúp bạn học “vào” một cách khoa học.
Thanh- THPT ĐTĐ, một "mem" nổi tiếng chăm ghi bài, chữ đẹp. Nhưng trong lớp, dù cố gắng đến đâu Thanh vẫn chỉ là một cô bạn có lực học bình thường.. “Thói quen của mình là chép bài phải đẹp và sạch sẽ, chữ rõ ràng thì học mới vào. Khổ nỗi mình lại chép bài rất chậm, không chép đủ kiến thức của bài, mượn bạn bè hoài cũng phiền. Vì vậy, nhìn vào vở của mình thích thật, nhưng ngay cả mình vẫn thấy có gì đó không ổn…”
Thật vậy. Chăm chăm giữ cho vở sạch, chữ đẹp, cô bạn nhiều khi lúng túng vì để “vuột” mất những kiến thức ngoài mà thầy cô cung cấp. Thanh hầu như chỉ chép lại được những gì thầy cô ghi lại trên bảng mà thôi.
Hoà, THPT NBK thì có kiểu ghi bài khác. Với suy nghĩ, chỉ cần ghi bài đầy đủ là hoàn thành quá nửa việc “học”, nhưng trong giờ lại thường xuyên thiếu tập trung, viết chậm nên Hoà hầu như không ghi bài. Chỉ ghi qua loa, đại khái vào vở nháp. Sau mỗi buổi học, Hoà lại mượn vở các bạn xung quanh rồi về nhà hì hục chép lại cẩn thận, sạch sẽ. Cô bạn cho hay: “Chép bài kiểu này thầy cô, bố mẹ có kiểm tra cũng hài lòng. Mà mình cũng tự hào lắm khi lật từng trang vở”.
Chỉ có điều, mạch ghi chép là của người khác nên không dễ gì Hoà hiểu hết, ghi hết. Có khi chữ này hiểu thành chữ nọ, chép bài sai mà Hoà cũng chẳng nhận ra…

http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/03/10/11310HDviet.jpg
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Miễn là đúng, đủ?
Trái ngược với quan điểm “vở sạch chữ đẹp” của những teen như Hoà, như Thanh, một bộ phận teen lại cho rằng, chép bài sao cũng được, miễn là đúng, đủ. Các bạn thoải mái “ngoáy tít mù”, thể hiện cá tính trong trang vở.
Quang nổi tiếng là người có những “kí hiệu lạ”. Đối với Quang, ghi bài còn là dịp để cậu thoả sức đưa ra những mật mã teen của mình. Các ngôn từ trên mạng và trong nhắn tin đều vinh dự được đi vào trang vở! Quang lí luận, “Chỉ cần ghi bài đầy đủ, tớ hiểu được là được!”
Bạn bè nhìn vào trang viết của Quang chỉ biết lắc đầu lè lưỡi. Còn Quang, cậu vẫn tự hào với khả năng mã hoá kiến thức trên lớp của mình, mà không nhận thấy mình đang dần quên mất cách viết đúng chuẩn, cách sử dụng ngôn ngữ Việt chính xác.
Thành Kiên, một teen lớp 10 thì khác. Quang kể: “Chữ mình vốn lười chép bài, hậu quả là mấy năm cấp hai học hành lẹt đẹp. Lên cấp ba, ngay từ đầu năm mình đã hứa sẽ khác với hồi trung học, phải luôn ghi bài đầy đủ. Có điều, chữ xấu lại bất cẩn nên nhìn vào vở đôi khi chính mình cũng… hoảng. Chữ xấu, có khi ngủ gật viết như giun bò, dế chạy. Sợ nhất những lúc học bài mà dịch chẳng ra chữ mình đã viết! Lại phải loay hoay đi mượn vở bạn bè để so, lấy sách giáo khoa để mò chữ!”
Rất nhiều bạn như Kiên đã lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười vì kiểu ghi bài như vậy. Tất nhiên, Kiên khó mà bứt phá được trong học hành…
Ghi bài cũng là một nghệ thuật!
Đối với teen, ghi bài là một phần quan trọng của việc học. Muốn học tốt, cần ghi lại được những kiến thức từ sách vở, từ thầy cô. Những lời giảng của cô thầy không chỉ đơn thuần là những con chữ để chép y nguyên lên trang giấy. Đó còn là sự suy nghĩ, nghiền ngẫm của chúng mình trong quá trình tiếp thu bài. Không biết ghi bài khoa học, rất khó để teen học tốt.
Ghi bài đúng, đủ là cần thiết. Ghi sạch sẽ, cẩn thận là tốt. Nhưng quan trọng là vừa đúng, đủ, vừa phù hợp cho dòng tư duy của bạn khi học lại bài. Teen nên để ý cả những điều thầy cô bổ sung, lưu ý, kết hợp vừa nghe giảng vừa phân tích kiến thức mình “nạp” được, ghi lại luôn những gì mình còn băn khoăn để hỏi thầy hỏi bạn.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những kí hiệu riêng, những cách viết tắt để ghi chép nhanh hơn. Nhưng cũng đừng cao hứng biến trang vở thành nơi thể nghiệm việc biến đổi con chữ. Ai dám chắc bạn có thể mãi nhớ chính xác được những mật mã của riêng mình?
“Ghi bài cũng là một nghệ thuật”, câu nói này chẳng phải đùa đâu. Nắm được cách ghi bài có nghĩa bạn đã nắm được một bí kíp học giỏi rồi đấy!