camphat
28-07-2012, 11:23 AM
;157365']Khi thầy cô thành nạn nhân của học trò (MTO 1 - 5/1/2010)
Xã hội phát triển, các hình thức dạy và học thoáng hơn, mối quan hệ giữa thầy cô và học trò trở nên gần gũi. Nhưng cũng có biết bao rắc rối xảy ra…
Những biệt danh đáng buồn
Những giáo viên được lòng teen thì không sao, nhưng những thầy cô hơi nghiêm khắc một tí, canh thi căng một tẹo, và chấm bài kỹ tính hơn bình thường đều được teen cho vào…tầm ngắm và đặt biệt danh.
Các biệt danh không hay ho gì nhắm vào một điểm nào đó ở ngoại hình hay tính cách của giáo viên, rỉ tai nhau, truyền miệng và trở thành “thương hiệu” gắn luôn với họ.
“Môn Sử vừa khô khan, thầy lại vừa nói dài nói dai. Thế là gọi luôn thầy là Chuyên Gia Gây Mê cho tiện. Nghe là biết…tính chất của sự việc.” - M. Tuấn (trường HT ) cười giải thích.
“Gọi thầy cô đơn giản nhất là Ổng, Bả. Thời giờ hiếm đứa nào gọi đàng hoàng là thầy cô lắm!” - T. Thuỷ (trường BTX) kể - “ Như cô Lý dạy lớp tui, kiểm tra đề vừa khó canh vừa gắt, khảo bài thì nghiêm phát sợ. Thế là cả lớp nhất trí chọn cô làm…Phát Xít!”
Bạn nghĩ sao nếu thầy cô nghe được những điều này từ chính những học trò mình yêu thương?
Lời bình luận đắng nghét
Tan học, thầy cô bước ra khỏi lớp mà không hề hay biết về việc mình trở thành nạn nhân của học trò với những lời bình luận lẫn công kích đắng nghét.
Lời bình luận xuất phát từ miệng một nhân vật nào đó vừa bị trách phạt hay điểm kém tiết vừa rồi. Nỗi ấm ức, hậm hực trong phút chốc buột ra thành lời nói, rồi được hưởng ứng bởi một cộng đồng adua và tồn tại.
“Ông này mà trình độ gì, ấm ớ không. Dạy lâu ngày thì quen. Hôm bữa thằng lớp tớ sưu tầm mấy dạng Toán lạ, độc đáo mang lên, ổng còn nạt, bảo nó bày trò mất thời gian. Chắc là không giải được nên vậy. Thế mà tối ngày bảo tui là giáo viên giỏi này giỏi kia, giải này giải nọ...” - H.Ân (trường TT) nói.
Giờ Sinh, T.Kiên (trường TVK) không thuộc bài và bị cô mắng ngay trước lớp. Anh chàng tức tối, chỉ chờ cô vừa ra khỏi lớp là đã phản ứng gay gắt. “Cô thật quá đáng, đâu phải là tớ không học chữ nào! Ít ra thì cũng điểm 5, 6. Đằng này cô hỏi tới hỏi lui, quay tớ mòng mòng rồi trả tập về chỗ ngồi với con 2 to tướng. Đã thế còn ghi tên vô sổ đầu bài cho thầy chủ nhiệm xử. Cô…độc ác cũng vừa thôi chứ!”
Không nhìn thấy cái sai của mình mà chỉ chăm chăm đổ lỗi cho người khác. Teen ơi, đến bao giờ mới học được cách chịu trách nhiệm cho bản thân?
Sau lưng những tin đồn
Nghe nói người này người kia mua điểm, thầy này cô kia nhận tiền của phụ huynh, những tin đồn được lan nhanh, râm ran trong lớp học ra hành lang mà cả người nói, người nghe và kể lại đều không ai biết được sự thật chính xác, chỉ thấy vui vui, nói cho sướng miệng mà bất chấp hậu quả gây ra.
“Cô môn Văn lớp tui thiên vị lắm. Chuyện gì cũng gọi nhỏ H.M. Mỗi lần H.M khảo bài thì toàn hỏi câu dễ, kiểm tra chấm cũng thoáng hơn, nhỏ H.M làm gì sai cũng được châm chước bỏ qua. Nghe tụi nó nói nhà nhỏ M giàu, ba mẹ tối ngày tới nhà cô biếu quà cáp. Hèn chi…”- T.Việt (trường MC) nói.
Đằng sau những bình luận vô tâm, những tin đồn tai hại, nếu đến tai thầy cô ai là người dám đứng chịu trách nhiệm về những xúc phạm mình gây ra?
Thậm chí chuyện đời tư của thầy cô cũng bị đem ra bới móc và buôn chuyện.
“Nghe đồn bả bị chồng bỏ, ở một mình nuôi thằng con trai. Chắc vậy nên bả khó quá!”- đám học trò lớp12 trường NK, giờ chơi ngồi cừoi nói và tán ngẫu trên nỗi cô đơn của giáo viên mình liệu có quá đáng không?
Lời kết
Thầy cô đang từng ngày cố gắng đến gần bạn hơn bằng lòng yêu thương và trách nhiệm để họ không còn là những người chỉ biết đứng trên bục giảng nghiêm khắc xa xăm mà thật sự là một người bạn, một người thân của teen. Thế nên, hãy đáp lại sự cố gắng đó bằng lòng biết ơn và kính trọng, bạn nhé!
Đặng Thị Hạnh Dung
Xã hội phát triển, các hình thức dạy và học thoáng hơn, mối quan hệ giữa thầy cô và học trò trở nên gần gũi. Nhưng cũng có biết bao rắc rối xảy ra…
Những biệt danh đáng buồn
Những giáo viên được lòng teen thì không sao, nhưng những thầy cô hơi nghiêm khắc một tí, canh thi căng một tẹo, và chấm bài kỹ tính hơn bình thường đều được teen cho vào…tầm ngắm và đặt biệt danh.
Các biệt danh không hay ho gì nhắm vào một điểm nào đó ở ngoại hình hay tính cách của giáo viên, rỉ tai nhau, truyền miệng và trở thành “thương hiệu” gắn luôn với họ.
“Môn Sử vừa khô khan, thầy lại vừa nói dài nói dai. Thế là gọi luôn thầy là Chuyên Gia Gây Mê cho tiện. Nghe là biết…tính chất của sự việc.” - M. Tuấn (trường HT ) cười giải thích.
“Gọi thầy cô đơn giản nhất là Ổng, Bả. Thời giờ hiếm đứa nào gọi đàng hoàng là thầy cô lắm!” - T. Thuỷ (trường BTX) kể - “ Như cô Lý dạy lớp tui, kiểm tra đề vừa khó canh vừa gắt, khảo bài thì nghiêm phát sợ. Thế là cả lớp nhất trí chọn cô làm…Phát Xít!”
Bạn nghĩ sao nếu thầy cô nghe được những điều này từ chính những học trò mình yêu thương?
Lời bình luận đắng nghét
Tan học, thầy cô bước ra khỏi lớp mà không hề hay biết về việc mình trở thành nạn nhân của học trò với những lời bình luận lẫn công kích đắng nghét.
Lời bình luận xuất phát từ miệng một nhân vật nào đó vừa bị trách phạt hay điểm kém tiết vừa rồi. Nỗi ấm ức, hậm hực trong phút chốc buột ra thành lời nói, rồi được hưởng ứng bởi một cộng đồng adua và tồn tại.
“Ông này mà trình độ gì, ấm ớ không. Dạy lâu ngày thì quen. Hôm bữa thằng lớp tớ sưu tầm mấy dạng Toán lạ, độc đáo mang lên, ổng còn nạt, bảo nó bày trò mất thời gian. Chắc là không giải được nên vậy. Thế mà tối ngày bảo tui là giáo viên giỏi này giỏi kia, giải này giải nọ...” - H.Ân (trường TT) nói.
Giờ Sinh, T.Kiên (trường TVK) không thuộc bài và bị cô mắng ngay trước lớp. Anh chàng tức tối, chỉ chờ cô vừa ra khỏi lớp là đã phản ứng gay gắt. “Cô thật quá đáng, đâu phải là tớ không học chữ nào! Ít ra thì cũng điểm 5, 6. Đằng này cô hỏi tới hỏi lui, quay tớ mòng mòng rồi trả tập về chỗ ngồi với con 2 to tướng. Đã thế còn ghi tên vô sổ đầu bài cho thầy chủ nhiệm xử. Cô…độc ác cũng vừa thôi chứ!”
Không nhìn thấy cái sai của mình mà chỉ chăm chăm đổ lỗi cho người khác. Teen ơi, đến bao giờ mới học được cách chịu trách nhiệm cho bản thân?
Sau lưng những tin đồn
Nghe nói người này người kia mua điểm, thầy này cô kia nhận tiền của phụ huynh, những tin đồn được lan nhanh, râm ran trong lớp học ra hành lang mà cả người nói, người nghe và kể lại đều không ai biết được sự thật chính xác, chỉ thấy vui vui, nói cho sướng miệng mà bất chấp hậu quả gây ra.
“Cô môn Văn lớp tui thiên vị lắm. Chuyện gì cũng gọi nhỏ H.M. Mỗi lần H.M khảo bài thì toàn hỏi câu dễ, kiểm tra chấm cũng thoáng hơn, nhỏ H.M làm gì sai cũng được châm chước bỏ qua. Nghe tụi nó nói nhà nhỏ M giàu, ba mẹ tối ngày tới nhà cô biếu quà cáp. Hèn chi…”- T.Việt (trường MC) nói.
Đằng sau những bình luận vô tâm, những tin đồn tai hại, nếu đến tai thầy cô ai là người dám đứng chịu trách nhiệm về những xúc phạm mình gây ra?
Thậm chí chuyện đời tư của thầy cô cũng bị đem ra bới móc và buôn chuyện.
“Nghe đồn bả bị chồng bỏ, ở một mình nuôi thằng con trai. Chắc vậy nên bả khó quá!”- đám học trò lớp12 trường NK, giờ chơi ngồi cừoi nói và tán ngẫu trên nỗi cô đơn của giáo viên mình liệu có quá đáng không?
Lời kết
Thầy cô đang từng ngày cố gắng đến gần bạn hơn bằng lòng yêu thương và trách nhiệm để họ không còn là những người chỉ biết đứng trên bục giảng nghiêm khắc xa xăm mà thật sự là một người bạn, một người thân của teen. Thế nên, hãy đáp lại sự cố gắng đó bằng lòng biết ơn và kính trọng, bạn nhé!
Đặng Thị Hạnh Dung