phuong_huy
28-05-2012, 02:05 PM
http://www.giaoduc.edu.vn/upload/image/2009/12/10/huynh-cong-minh.jpg
Thời gian gần đây dư luận quan tâm đến việc thầy giáo V.H.B (Trường THPT Lê Quý Đôn) bị buộc phải thôi việc vì bắt học sinh thụt dầu đến nhập viện. Xung quanh quyết định này, một số ý kiến cho rằng xử như vậy là quá nặng đối với thầy B. Có thật sự là nặng không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã trao đổi với TS. Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.
PV: Giám đốc Sở có nhận xét gì về kết luận của Hội đồng kỷ luật (HĐKL) Trường THPT Lê Quý Đôn đối với hành động của thầy V.H.B?
TS. Huỳnh Công Minh: Căn cứ theo điều 25, Nghị định 35/2005/NĐ-CP (về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức) cho thấy các ý kiến biểu quyết của HĐKL Trường THPT Lê Quý Đôn là một kết luận xác đáng.
Tôi rất chia sẻ với những ý kiến của bạn đọc, đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh khi phải kỷ luật đối với một giáo viên. Và tôi cũng trăn trở về vấn đề này. Nhưng, khi xử lý một việc mang tính chất quan trọng cần cân nhắc một cách đầy đủ các khía cạnh của vấn đề.
Có người cho rằng, việc giáo viên bắt học sinh phải thụt dầu là chuyện nhỏ, bản thân tôi không thể đồng tình với ý kiến này. Bởi, bất kỳ người giáo viên nào trong nhà trường XHCN Việt Nam đều biết rằng chúng ta phải dùng những biện pháp giáo dục phù hợp - không quở phạt, trách mắng làm ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Đây là một vấn đề sơ đẳng nhất đối với người giáo viên ở TP.HCM.
Một vấn đề nữa mà chúng ta cũng phải quán triệt, nhận thức rằng Bộ GD-ĐT đã và đang phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bất kỳ người giáo viên nào có tinh thần trách nhiệm, yêu mến học sinh và có lương tâm thì không coi thường chủ trương này. Trái lại phải chăm chút, vượt khó để thực hiện cho được…
Ngày nay, mỗi phụ huynh chỉ có 1 đến 2 con, họ đã tin tưởng nhà trường là một nơi tốt nhất để tạo điều kiện cho học sinh phát triển cả về trí tuệ, tinh thần lẫn sức khỏe. Vậy mà một thầy giáo lại đang tâm bắt học sinh thụt dầu 100 cái trước những đôi mắt ngỡ ngàng của cả lớp, nguy hiểm hơn học sinh này còn phải nhập viện. Tôi cho rằng, việc làm này không phù hợp với một nhà sư phạm và không thể chấp nhận được.
Với trình độ của một người giáo viên toán THPT và đã dạy 25 năm mà coi thường chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp giáo dục, nếu không xử lý một cách nghiêm túc thì sẽ phá vỡ cả một hệ thống kỷ cương trong ngành, làm giảm lòng tin của phụ huynh đối với nhà trường. Những ai có trách nhiệm, tình cảm với ngành giáo dục thành phố thì sẽ đồng tình với HĐKL Trường THPT Lê Quí Đôn.
Có người cho rằng, thầy V.H.B là một thầy giáo giỏi, được học sinh yêu mến. Ông có ý kiến gì không?
Về mặt khoa học sư phạm mà nói thì một người thầy có hành động phạt học sinh đến mức phải đi bệnh viện thì khó có thể tin đó là thầy giáo giỏi, được học sinh yêu mến. Chỉ những giáo viên bất tài, không thuyết phục được học sinh mới phải dùng hình phạt nặng như vậy.
Tôi có nghe dư luận rằng bản thân thầy V.H.B đã từng bị kỷ luật hạ bậc công tác từ giáo viên xuống nhân viên, Giám đốc có biết về vấn đề này không?
Tất nhiên khi xử lý kỷ luật đối với một cán bộ - công chức, bản thân là người quản lý thì tôi phải tìm hiểu, nhất là hoàn cảnh của đương sự. Ngoài công việc cũng cần phải biết về đời sống của họ như thế nào để xem xét sai phạm này mang tính nhất thời hay có hệ thống để xử lý cho đúng. Tuy vậy, khi ra một quyết định kỷ luật thì sự tìm hiểu này chỉ là tham khảo, vấn đề chính là đúng quy định của pháp luật.
Cũng cần phải nói thêm rằng, chúng tôi đã đến nhà ông V.H.B và đang cố gắng sắp xếp công ăn việc làm cho ông ấy. Đương nhiên, đấy không thể là công việc trong ngành giáo dục.
Xin cám ơn TS. Huỳnh Công Minh!
Hòa Triều (thực hiện)
Đã xa rồi cái thời “thương cho roi cho vọt”, nhưng ông V.H.B (giáo viên toán Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM) vẫn bắt học sinh Lê Anh Tuấn lớp 11A8 phải nhận hình phạt thụt dầu 100 cái vì cái tội cười nói và đùa giỡn trong lớp học. Hậu quả học sinh này phải nhập viện do bị hội chứng giải cơ. Theo đó, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Lê Quý Đôn đã họp và thống nhất buộc thôi việc đối với ông B.
Thời gian gần đây dư luận quan tâm đến việc thầy giáo V.H.B (Trường THPT Lê Quý Đôn) bị buộc phải thôi việc vì bắt học sinh thụt dầu đến nhập viện. Xung quanh quyết định này, một số ý kiến cho rằng xử như vậy là quá nặng đối với thầy B. Có thật sự là nặng không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã trao đổi với TS. Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.
PV: Giám đốc Sở có nhận xét gì về kết luận của Hội đồng kỷ luật (HĐKL) Trường THPT Lê Quý Đôn đối với hành động của thầy V.H.B?
TS. Huỳnh Công Minh: Căn cứ theo điều 25, Nghị định 35/2005/NĐ-CP (về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức) cho thấy các ý kiến biểu quyết của HĐKL Trường THPT Lê Quý Đôn là một kết luận xác đáng.
Tôi rất chia sẻ với những ý kiến của bạn đọc, đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh khi phải kỷ luật đối với một giáo viên. Và tôi cũng trăn trở về vấn đề này. Nhưng, khi xử lý một việc mang tính chất quan trọng cần cân nhắc một cách đầy đủ các khía cạnh của vấn đề.
Có người cho rằng, việc giáo viên bắt học sinh phải thụt dầu là chuyện nhỏ, bản thân tôi không thể đồng tình với ý kiến này. Bởi, bất kỳ người giáo viên nào trong nhà trường XHCN Việt Nam đều biết rằng chúng ta phải dùng những biện pháp giáo dục phù hợp - không quở phạt, trách mắng làm ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Đây là một vấn đề sơ đẳng nhất đối với người giáo viên ở TP.HCM.
Một vấn đề nữa mà chúng ta cũng phải quán triệt, nhận thức rằng Bộ GD-ĐT đã và đang phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bất kỳ người giáo viên nào có tinh thần trách nhiệm, yêu mến học sinh và có lương tâm thì không coi thường chủ trương này. Trái lại phải chăm chút, vượt khó để thực hiện cho được…
Ngày nay, mỗi phụ huynh chỉ có 1 đến 2 con, họ đã tin tưởng nhà trường là một nơi tốt nhất để tạo điều kiện cho học sinh phát triển cả về trí tuệ, tinh thần lẫn sức khỏe. Vậy mà một thầy giáo lại đang tâm bắt học sinh thụt dầu 100 cái trước những đôi mắt ngỡ ngàng của cả lớp, nguy hiểm hơn học sinh này còn phải nhập viện. Tôi cho rằng, việc làm này không phù hợp với một nhà sư phạm và không thể chấp nhận được.
Với trình độ của một người giáo viên toán THPT và đã dạy 25 năm mà coi thường chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp giáo dục, nếu không xử lý một cách nghiêm túc thì sẽ phá vỡ cả một hệ thống kỷ cương trong ngành, làm giảm lòng tin của phụ huynh đối với nhà trường. Những ai có trách nhiệm, tình cảm với ngành giáo dục thành phố thì sẽ đồng tình với HĐKL Trường THPT Lê Quí Đôn.
Có người cho rằng, thầy V.H.B là một thầy giáo giỏi, được học sinh yêu mến. Ông có ý kiến gì không?
Về mặt khoa học sư phạm mà nói thì một người thầy có hành động phạt học sinh đến mức phải đi bệnh viện thì khó có thể tin đó là thầy giáo giỏi, được học sinh yêu mến. Chỉ những giáo viên bất tài, không thuyết phục được học sinh mới phải dùng hình phạt nặng như vậy.
Tôi có nghe dư luận rằng bản thân thầy V.H.B đã từng bị kỷ luật hạ bậc công tác từ giáo viên xuống nhân viên, Giám đốc có biết về vấn đề này không?
Tất nhiên khi xử lý kỷ luật đối với một cán bộ - công chức, bản thân là người quản lý thì tôi phải tìm hiểu, nhất là hoàn cảnh của đương sự. Ngoài công việc cũng cần phải biết về đời sống của họ như thế nào để xem xét sai phạm này mang tính nhất thời hay có hệ thống để xử lý cho đúng. Tuy vậy, khi ra một quyết định kỷ luật thì sự tìm hiểu này chỉ là tham khảo, vấn đề chính là đúng quy định của pháp luật.
Cũng cần phải nói thêm rằng, chúng tôi đã đến nhà ông V.H.B và đang cố gắng sắp xếp công ăn việc làm cho ông ấy. Đương nhiên, đấy không thể là công việc trong ngành giáo dục.
Xin cám ơn TS. Huỳnh Công Minh!
Hòa Triều (thực hiện)
Đã xa rồi cái thời “thương cho roi cho vọt”, nhưng ông V.H.B (giáo viên toán Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM) vẫn bắt học sinh Lê Anh Tuấn lớp 11A8 phải nhận hình phạt thụt dầu 100 cái vì cái tội cười nói và đùa giỡn trong lớp học. Hậu quả học sinh này phải nhập viện do bị hội chứng giải cơ. Theo đó, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Lê Quý Đôn đã họp và thống nhất buộc thôi việc đối với ông B.