truongthanhthuduc
27-07-2012, 10:11 AM
Học ngành du lịch có việc làm ngay
Theo dự đoán của Tổng cục Du lịch, tính đến năm 2015, cần tới 500.000 lao động cho ngành du lịch. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng du lịch của Việt Nam và còn thấp so với nhu cầu thực tế.
Không lo thất nghiệp
Theo báo cáo của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch và liên quan, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó có khoảng 420.000 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, lao động có chuyên môn và kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu. Do vậy, nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn tới đặt ra yêu cầu cao đối với hệ thống giáo dục và đào tạo du lịch.
Tại TP.HCM, nơi thu hút tới 65% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và có lực lượng nhân lực du lịch lớn nhất cả nước, chiếm tới 24% tổng số nhân lực toàn ngành, thì việc đào tạo nhân lực cho ngành càng trở nên cấp thiết. Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng đưa ra số liệu, từ nay tới năm 2015, một trong những ngành cần nhiều lao động nhất là du lịch – nhà hàng – khách sạn.
Trước nhu cầu cấp thiết đó, trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn thời gian qua đã tập trung đào tạo trình độ CĐ và TC các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Kế toán doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các lớp ngắn hạn như Lễ tân khách sạn quốc tế, Nghiệp vụ Phòng chuyên nghiệp, Nghiệp vụ Bàn – Nhà hàng, Pha chế rượu (Bartender), Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á. Thạc Sĩ Phan Bửu Toàn, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhiều sinh viên đã có thể kiếm vài trăm đô la/tháng ngay khi còn đang đi học. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm còn rộng mở hơn. Có em làm tại các khách sạn 4, 5 sao, có em lại làm tại các công ty du lịch, có em mở nhà hàng… hầu hết đều rất thành công”.
Nghề thú vị
Cũng theo thạc sĩ Phan Bửu Toàn, trường đã đầu tư xây dựng các phòng thực hành theo tiêu chuẩn của hệ thống nhà hàng - khách sạn 4 sao, đảm bảo SV có thể vừa học lý thuyết vừa thành hành nghiệp vụ trong môi trường sát với thực tế. Không những thế, đến năm cuối, SV còn được thực tập tại các khách sạn 2-5 sao trong thành phố. Đối với SV ngành Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch, ngay đầu khóa học trường đã tổ chức các tour ngắn ngày như TP.HCM – Đà Lạt, TP.HCM – Phan Thiết, TP.HCM – các tỉnh miền Tây… để SV có cơ hội làm quen với nghề. Đây thực sự là một trải nghiệm ban đầu hết sức thú vị, để lại nhiều kỷ niệm khó quên cho mỗi SV.
Theo thống kê của trường những năm gần đây, tỉ lệ SV ra trường có việc làm ngay xấp xỉ 100%. Lương khởi điểm của những SV này cũng ở mức thấp nhất là 4-5 triệu/tháng. Nếu SV học xong, có nhu cầu nâng cao kiến thức để sau này làm quản lý, có thể tiếp tục học liên thông với các trường đại học trong nước và nước ngoài để lấy bằng cử nhân.
Du lịch ngày càng phát triển do nhu cầu đi lại, nghỉ dưỡng của con người ngày càng cao, đặc biệt sự đầu tư của các tập đoàn trong nước và quốc tế vào các khu du lịch ngày càng mạnh mẽ. Điều đó cho thấy chất lượng lao động của ngành cũng phải được nâng cao mới có thể đáp ứng đòi hỏi của thực tế. Hiện tại, trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn cũng đã được Hội đồng cấp chứng chỉ du lịch Việt Nam đặt làm Trung tâm thẩm định nghề của (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards - VTCB) - chương trình đạo tạo theo chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam.
Box:
Từ tháng 9 đến tháng 11, trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn có nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập (1991-2011). Trường xét tuyển bậc CĐ các ngành: Quản trị khách sạn Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn du lịch Kế toán doanh nghiệp. Các lớp ngắn hạn có việc làm ngay: Lễ tân khách sạn quốc tế, Nghiệp vụ Phòng chuyên nghiệp, Nghiệp vụ Bàn – Nhà hàng, Pha chế rượu (Bartender), Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á.
Thông tin liên hệ của trường: Trường Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn, Trụ sở chính: 347A Nguyễn Thượng Hiền P.11 Q.10, Tp.HCM. Chi nhánh: 10A đường D52 P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM. Điện thoại: (08) 38 344 856 - 38 344 916 - 62 908 923 Máy lẻ: 104 hoặc 105. Hotline: 090 677 6471.
Theo dự đoán của Tổng cục Du lịch, tính đến năm 2015, cần tới 500.000 lao động cho ngành du lịch. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng du lịch của Việt Nam và còn thấp so với nhu cầu thực tế.
Không lo thất nghiệp
Theo báo cáo của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch và liên quan, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó có khoảng 420.000 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, lao động có chuyên môn và kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu. Do vậy, nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn tới đặt ra yêu cầu cao đối với hệ thống giáo dục và đào tạo du lịch.
Tại TP.HCM, nơi thu hút tới 65% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và có lực lượng nhân lực du lịch lớn nhất cả nước, chiếm tới 24% tổng số nhân lực toàn ngành, thì việc đào tạo nhân lực cho ngành càng trở nên cấp thiết. Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng đưa ra số liệu, từ nay tới năm 2015, một trong những ngành cần nhiều lao động nhất là du lịch – nhà hàng – khách sạn.
Trước nhu cầu cấp thiết đó, trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn thời gian qua đã tập trung đào tạo trình độ CĐ và TC các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Kế toán doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các lớp ngắn hạn như Lễ tân khách sạn quốc tế, Nghiệp vụ Phòng chuyên nghiệp, Nghiệp vụ Bàn – Nhà hàng, Pha chế rượu (Bartender), Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á. Thạc Sĩ Phan Bửu Toàn, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhiều sinh viên đã có thể kiếm vài trăm đô la/tháng ngay khi còn đang đi học. Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm còn rộng mở hơn. Có em làm tại các khách sạn 4, 5 sao, có em lại làm tại các công ty du lịch, có em mở nhà hàng… hầu hết đều rất thành công”.
Nghề thú vị
Cũng theo thạc sĩ Phan Bửu Toàn, trường đã đầu tư xây dựng các phòng thực hành theo tiêu chuẩn của hệ thống nhà hàng - khách sạn 4 sao, đảm bảo SV có thể vừa học lý thuyết vừa thành hành nghiệp vụ trong môi trường sát với thực tế. Không những thế, đến năm cuối, SV còn được thực tập tại các khách sạn 2-5 sao trong thành phố. Đối với SV ngành Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch, ngay đầu khóa học trường đã tổ chức các tour ngắn ngày như TP.HCM – Đà Lạt, TP.HCM – Phan Thiết, TP.HCM – các tỉnh miền Tây… để SV có cơ hội làm quen với nghề. Đây thực sự là một trải nghiệm ban đầu hết sức thú vị, để lại nhiều kỷ niệm khó quên cho mỗi SV.
Theo thống kê của trường những năm gần đây, tỉ lệ SV ra trường có việc làm ngay xấp xỉ 100%. Lương khởi điểm của những SV này cũng ở mức thấp nhất là 4-5 triệu/tháng. Nếu SV học xong, có nhu cầu nâng cao kiến thức để sau này làm quản lý, có thể tiếp tục học liên thông với các trường đại học trong nước và nước ngoài để lấy bằng cử nhân.
Du lịch ngày càng phát triển do nhu cầu đi lại, nghỉ dưỡng của con người ngày càng cao, đặc biệt sự đầu tư của các tập đoàn trong nước và quốc tế vào các khu du lịch ngày càng mạnh mẽ. Điều đó cho thấy chất lượng lao động của ngành cũng phải được nâng cao mới có thể đáp ứng đòi hỏi của thực tế. Hiện tại, trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn cũng đã được Hội đồng cấp chứng chỉ du lịch Việt Nam đặt làm Trung tâm thẩm định nghề của (Vietnam Tourism Occupational Skills Standards - VTCB) - chương trình đạo tạo theo chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam.
Box:
Từ tháng 9 đến tháng 11, trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn có nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập (1991-2011). Trường xét tuyển bậc CĐ các ngành: Quản trị khách sạn Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn du lịch Kế toán doanh nghiệp. Các lớp ngắn hạn có việc làm ngay: Lễ tân khách sạn quốc tế, Nghiệp vụ Phòng chuyên nghiệp, Nghiệp vụ Bàn – Nhà hàng, Pha chế rượu (Bartender), Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á.
Thông tin liên hệ của trường: Trường Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn, Trụ sở chính: 347A Nguyễn Thượng Hiền P.11 Q.10, Tp.HCM. Chi nhánh: 10A đường D52 P.12, Q.Tân Bình, Tp.HCM. Điện thoại: (08) 38 344 856 - 38 344 916 - 62 908 923 Máy lẻ: 104 hoặc 105. Hotline: 090 677 6471.