mtcorp
27-07-2012, 08:42 AM
Du học tự túc không chỉ là nhu cầu chính đáng mà còn là một phong trào nở rộ trong những năm gần đây.
http://kenh14.vn/ImagesGUI/Portal/Share/tdt_butchi_nguontin.gif Theo phunuonline.com.vn
Một phần vì bậc cha mẹ nào mà chẳng mong muốn con mình được tiếp cận với những tri thức mới từ bên ngoài, nhất là khi cảm nhận được ngành giáo dục trong nước loay hoay mãi mà vẫn chưa tìm được lối ra. Phần khác, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao cấp hiện nay rất lớn, trong khi thị trường lao động chỉ đáp ứng chưa đến 30% và các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đang nhắm vào nguồn nhân lực được đào tạo từ bên ngoài. Thêm vào đó, những năm gần đây, khi đời sống kinh tế của một bộ phận không nhỏ các gia đình quan chức và giới kinh doanh đã giàu lên, không ít người trong số này xem chuyện cho các cậu ấm cô chiêu du học là thời thượng. Cho con đi du học trở thành sự lựa chọn của nhiều gia đình khá giả hiện nay.
Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, vào thời điểm đầu năm 2009, có hơn 60.000 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Trong số này chỉ có khoảng 4.000 người đi học bằng tiền ngân sách nhà nước, vài ngàn người nhờ vào học bổng của chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, số còn lại, chiếm đến 90%, đi học bằng con đường tự túc.
http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/12/30/311209HDdu1.jpg
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Hiện nay Úc là nơi hấp dẫn du học sinh Việt Nam nhiều nhất với khoảng 15.000 người, từ học sinh phổ thông đến thạc sĩ, mặc dù chi phí khá cao. Trung Quốc là nước thứ hai thu hút du học sinh VN với hơn 10.000 người. Nhiều bậc cha mẹ gửi con đến Trung Quốc vì không quá xa, học phí lại thấp, chỉ khoảng một phần ba so với các nơi khác. Đó là chưa kể họ nhìn thấy triển vọng làm ăn Trung Quốc - Việt Nam ngày càng phát triển, con cái dễ kiếm việc làm sau này.
Mỹ trước đây là quốc gia thứ hai thu hút du học sinh của nước ta, nhưng nay đã xuống hàng thứ ba với gần 10.000 người. Theo số liệu của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) thì Việt Nam đứng thứ 13 trong số các quốc gia có sinh viên du học tại đây, vượt qua cả Hongkong và Indonesia. IIE cho biết, 67,8% sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ theo bậc đại học, gần 20% bậc sau đại học, số ít còn lại chỉ tham gia các chương trình đào tạo thực hành.
Chi phí du học ở Mỹ thuộc loại cao nhất. Học phí bậc đại học từ 15.000 đến 30.000 USD, học tiếng Anh trung bình khoảng 6.500 USD. Đó là chưa kể tiền ăn ở mà nếu không có bà con thì sẽ tốn kém vô cùng.
Singapore cũng là nước có nhiều du học sinh Việt Nam tự túc, khoảng 4.500 người với học phí thấp hơn nhiều so với Mỹ hay Úc. Số du học sinh còn lại rải rác ở nhiều nước khác như Canada, Anh, Thụy Sĩ, New Zealand, Pháp, Nga... là những nơi chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ.
Trong khi khảo sát của các công ty tư vấn cho thấy, khoảng 80% du học sinh có ý định về nước làm việc, thì theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đến khoảng 70% du học sinh tự túc lưu lại nước ngoài sau khi học xong, hoặc tiếp tục học cao hơn hoặc tìm được cơ hội làm việc ở nước sở tại.
Điều này cũng dễ hiểu khi người du học tự túc lúc về nước phải bươn chải tìm công việc, lương tiền lại thấp so với ở nước ngoài, nhất là không tương xứng với khoản tiền lớn đã bỏ ra đầu tư cho việc học. Một yếu tố quan trọng nữa là khi về nước không được trọng dụng tương xứng với năng lực. Các lý do nói trên góp phần đáng kể vào tình trạng mất chất xám của chúng ta, như báo động của nhiều ngành, nhiều giới.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo "Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang đào tạo ở nước ngoài" đã gây ra nhiều phản ứng gay gắt trong giới chuyên môn lẫn du học sinh, vì đã đánh đồng biện pháp quản lý lưu học sinh được đào tạo từ nguồn tiền nhà nước với du học sinh tự túc.
Một trong những điều gây bức xúc là dự thảo quy định khi ở lại làm việc tại nước ngoài, du học sinh phải nộp thuế thu nhập ở Việt Nam, bất chấp nguyên tắc người làm việc ở đâu đều phải nộp thuế cho nước sở tại. Hoặc du học sinh phải báo cáo kết quả học tập sáu tháng một lần sau các kỳ thi với cơ quan đại diện chính phủ ở nước ngoài lẫn Bộ Giáo dục và Đào tạo (những nơi không hề cấp tiền cho họ đi học).
Đã có không ít góp ý với dự thảo này, theo đó, đối với du học sinh tự túc chúng ta cần tôn trọng sự chọn lựa của họ, bởi đối tượng này không bị ràng buộc gì về vấn đề tài chính của nhà nước. Thu hút chất xám của nguồn lực trên, trước hết phải bằng các chính sách đối xử công bằng, tạo điều kiện thật tốt để họ yên tâm trở về nước làm việc, chứ không phải bằng các biện pháp quản lý hành chính lỗi thời.
http://kenh14.vn/ImagesGUI/Portal/Share/tdt_butchi_nguontin.gif Theo phunuonline.com.vn
Một phần vì bậc cha mẹ nào mà chẳng mong muốn con mình được tiếp cận với những tri thức mới từ bên ngoài, nhất là khi cảm nhận được ngành giáo dục trong nước loay hoay mãi mà vẫn chưa tìm được lối ra. Phần khác, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao cấp hiện nay rất lớn, trong khi thị trường lao động chỉ đáp ứng chưa đến 30% và các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đang nhắm vào nguồn nhân lực được đào tạo từ bên ngoài. Thêm vào đó, những năm gần đây, khi đời sống kinh tế của một bộ phận không nhỏ các gia đình quan chức và giới kinh doanh đã giàu lên, không ít người trong số này xem chuyện cho các cậu ấm cô chiêu du học là thời thượng. Cho con đi du học trở thành sự lựa chọn của nhiều gia đình khá giả hiện nay.
Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, vào thời điểm đầu năm 2009, có hơn 60.000 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Trong số này chỉ có khoảng 4.000 người đi học bằng tiền ngân sách nhà nước, vài ngàn người nhờ vào học bổng của chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, số còn lại, chiếm đến 90%, đi học bằng con đường tự túc.
http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/12/30/311209HDdu1.jpg
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Hiện nay Úc là nơi hấp dẫn du học sinh Việt Nam nhiều nhất với khoảng 15.000 người, từ học sinh phổ thông đến thạc sĩ, mặc dù chi phí khá cao. Trung Quốc là nước thứ hai thu hút du học sinh VN với hơn 10.000 người. Nhiều bậc cha mẹ gửi con đến Trung Quốc vì không quá xa, học phí lại thấp, chỉ khoảng một phần ba so với các nơi khác. Đó là chưa kể họ nhìn thấy triển vọng làm ăn Trung Quốc - Việt Nam ngày càng phát triển, con cái dễ kiếm việc làm sau này.
Mỹ trước đây là quốc gia thứ hai thu hút du học sinh của nước ta, nhưng nay đã xuống hàng thứ ba với gần 10.000 người. Theo số liệu của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) thì Việt Nam đứng thứ 13 trong số các quốc gia có sinh viên du học tại đây, vượt qua cả Hongkong và Indonesia. IIE cho biết, 67,8% sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ theo bậc đại học, gần 20% bậc sau đại học, số ít còn lại chỉ tham gia các chương trình đào tạo thực hành.
Chi phí du học ở Mỹ thuộc loại cao nhất. Học phí bậc đại học từ 15.000 đến 30.000 USD, học tiếng Anh trung bình khoảng 6.500 USD. Đó là chưa kể tiền ăn ở mà nếu không có bà con thì sẽ tốn kém vô cùng.
Singapore cũng là nước có nhiều du học sinh Việt Nam tự túc, khoảng 4.500 người với học phí thấp hơn nhiều so với Mỹ hay Úc. Số du học sinh còn lại rải rác ở nhiều nước khác như Canada, Anh, Thụy Sĩ, New Zealand, Pháp, Nga... là những nơi chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ.
Trong khi khảo sát của các công ty tư vấn cho thấy, khoảng 80% du học sinh có ý định về nước làm việc, thì theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đến khoảng 70% du học sinh tự túc lưu lại nước ngoài sau khi học xong, hoặc tiếp tục học cao hơn hoặc tìm được cơ hội làm việc ở nước sở tại.
Điều này cũng dễ hiểu khi người du học tự túc lúc về nước phải bươn chải tìm công việc, lương tiền lại thấp so với ở nước ngoài, nhất là không tương xứng với khoản tiền lớn đã bỏ ra đầu tư cho việc học. Một yếu tố quan trọng nữa là khi về nước không được trọng dụng tương xứng với năng lực. Các lý do nói trên góp phần đáng kể vào tình trạng mất chất xám của chúng ta, như báo động của nhiều ngành, nhiều giới.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo "Quy chế quản lý công dân Việt Nam đang đào tạo ở nước ngoài" đã gây ra nhiều phản ứng gay gắt trong giới chuyên môn lẫn du học sinh, vì đã đánh đồng biện pháp quản lý lưu học sinh được đào tạo từ nguồn tiền nhà nước với du học sinh tự túc.
Một trong những điều gây bức xúc là dự thảo quy định khi ở lại làm việc tại nước ngoài, du học sinh phải nộp thuế thu nhập ở Việt Nam, bất chấp nguyên tắc người làm việc ở đâu đều phải nộp thuế cho nước sở tại. Hoặc du học sinh phải báo cáo kết quả học tập sáu tháng một lần sau các kỳ thi với cơ quan đại diện chính phủ ở nước ngoài lẫn Bộ Giáo dục và Đào tạo (những nơi không hề cấp tiền cho họ đi học).
Đã có không ít góp ý với dự thảo này, theo đó, đối với du học sinh tự túc chúng ta cần tôn trọng sự chọn lựa của họ, bởi đối tượng này không bị ràng buộc gì về vấn đề tài chính của nhà nước. Thu hút chất xám của nguồn lực trên, trước hết phải bằng các chính sách đối xử công bằng, tạo điều kiện thật tốt để họ yên tâm trở về nước làm việc, chứ không phải bằng các biện pháp quản lý hành chính lỗi thời.