yensaokh
26-07-2012, 10:30 AM
Gần hai năm được các doanh nghiệp cung cấp tại Việt Nam, dịch vụ công nghệ 3G đã bắt đầu trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhiều người dùng. Tuy nhiên, để có thể tiết kiệm chi phí mà vẫn được dùng dịch vụ Internet 3G như mong muốn thì không phải ai cũng biết…
Internet 3G được các nhà mạng cung cấp chia làm hai dịch vụ cơ bản đó là dịch vụ truy nhập trên điện thoại di động (Mobile Internet) và dịch vụ truy nhập Internet trên máy tính xách tay nhờ thiết bị đầu cuối là USB 3G (Mobile Broadband - MB).
http://www.quantrimang.com.vn/photos/image/042011/25/3g.jpg
Dùng Internet 3G sao cho hợp lý, biết cách không phải ai cũng biết.
Có thể nói, hai dịch vụ khi được các doanh nghiệp cung cấp không khác nhau nhiều về phương thức kết nối cũng như tốc độ đạt được khi sử dụng dịch vụ. Điểm khác biệt lớn nhất của hai dịch vụ là về thiết bị đầu cuối để truy nhập Internet.
Khá đúng với tên gọi dịch vụ, Mobile Internet được khách hàng sử dụng ngay trên chiếc điện thoại có tích hợp tính năng 3G của mình. Còn với MB, ngoài chiếc SIM điện thoại có tích hợp tính năng dịch vụ, khách hàng còn cần tới một chiếc USB và một chiếc máy tính xách tay nữa.
Giá cả của hai dịch vụ cũng có sự chênh lệch, tuy nhiên, về cơ bản, phương thức tính vẫn theo gói cước cụ thể hoặc tính theo dung lượng sử dụng.
Nếu như với Mobile Broadband, đối tượng khách hàng được nhà mạng nhắm tới chủ yếu là thuê bao trả sau thì Mobile Internet có vẻ phù hợp hơn với khách hàng trả trước. Nhiều khách hàng, Mobile Internet gần như là dịch vụ không thể thiếu mỗi khi dùng di động. Còn MB, với nhiều khách hàng, thậm chí nó còn thay thế cả dịch vụ Internet băng rộng ADSL trước đây.
Tuỳ vào nhu cầu cũng như điều kiện của mỗi cá nhân mà người dùng lựa chọn dịch vụ nào để có thể lướt net hàng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dịch vụ, để vừa có chi phí hợp lý nhất, không bị phụ trội mà vẫn có thể đáp ứng nhu cầu, chắc hẳn, không phải khách hàng nào cũng đã biết cách.
MB: Nhu cầu sử dụng Internet cơ bản, hơn hẳn ADSL!
Hiện tại, dịch vụ MB được ba doanh nghiệp VinaPhone (tên dịch vụ cung cấp là Mobile Broadband); MobiFone (tên dịch vụ là Fast Connect) và Viettel (D-com 3G) có mức cước phí khá tương đương nhau, trung bình khoảng 50đ-60đ/MB, tương đương với khoảng 50.000đ-60.000đ/GB.
Có thể nói, đố tượng khách hàng mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhắm tới đối với dịch vụ MB hầu hết là người dùng trả sau. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet cơ bản, MB thậm chí còn có thể thay một đường ADSL mà bạn vẫn có thể có được thời lượng sử dụng dịch vụ khá lớn cũng như tốc độ nhanh.
Về lý thuyết, quả thực, có gói cước nếu dùng MB còn rẻ hơn nhiều so với các gói dịch vụ ADSL có tốc độ tương đương. Ví dụ đăng ký sử dụng gói U30 có thời hạn 30 ngày, dung lượng người dùng được hưởng sẽ lên tới 3GB/tháng. So với gói ADSL mà các doanh nghiệp Internet cung cấp hiện nay, chi phí giảm hơn hẳn.
Tuy nhiên, nếu khách hàng chỉ có nhu cầu vào mạng, lướt web, nghe nhạc trực tuyến ở mức độ vừa phải thì gói cước hoàn toàn đáp ứng. Song vượt hơn thế, xem phim online thường xuyên hay nhận, tải với dung lượng lớn thì hiện tại, các gói của MB vẫn chưa thực sự thoả mãn được. Thêm đó là mức cước phụ trội khá lớn mà khách hàng phải bỏ ra, có khi lên tới tiền triệu. Vì vậy, sử dụng dịch vụ MB cần cân nhắc về gói cước theo nhu cầu của mình.
Mobile Internet: cẩn thận kẻo vượt gói!
Với dịch vụ này, hiện nay các nhà mạng cũng đều có từng gói cước cho người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, kể cả khi đã chọn gói cước thì nhiều lúc, khách hàng vẫn bị trả tiền thêm vì đã vượt dung lượng cho phép sử dụng đã đăng ký trước. Cước vượt gói nhiều khi cao hơn khá nhiều so với cước đã đăng ký.
Việc xác định mình đã sử dụng dung lượng vượt qua gói cước đăng ký không phải khách hàng nào cũng biết ngay lần đầu sử dụng dịch vụ. Thường là khi đã “dính” một lần trả tiền phụ trội thì mới thắc mắc và để ý tới.
Để có thể sử dụng dung lượng trong giới hạn gói cước đã đăng ký, tốt nhất khách hàng phải thường xuyên xem lại dung lượng tải lên, tải xuống đã dùng sau mỗi lần sử dụng dịch vụ.
Nếu thấy dung lượng mình sử dụng đã vượt quá gói đăng ký cho phép, nên thực hiện ngay lệnh huỷ gói cước trước thời hạn. Sau đó lại đăng ký gói cước này. Như vậy, bạn sẽ tránh được phần cước nhà mạng tính vượt gói cho phần dung lượng phát sinh.
Theo VnMedia
Internet 3G được các nhà mạng cung cấp chia làm hai dịch vụ cơ bản đó là dịch vụ truy nhập trên điện thoại di động (Mobile Internet) và dịch vụ truy nhập Internet trên máy tính xách tay nhờ thiết bị đầu cuối là USB 3G (Mobile Broadband - MB).
http://www.quantrimang.com.vn/photos/image/042011/25/3g.jpg
Dùng Internet 3G sao cho hợp lý, biết cách không phải ai cũng biết.
Có thể nói, hai dịch vụ khi được các doanh nghiệp cung cấp không khác nhau nhiều về phương thức kết nối cũng như tốc độ đạt được khi sử dụng dịch vụ. Điểm khác biệt lớn nhất của hai dịch vụ là về thiết bị đầu cuối để truy nhập Internet.
Khá đúng với tên gọi dịch vụ, Mobile Internet được khách hàng sử dụng ngay trên chiếc điện thoại có tích hợp tính năng 3G của mình. Còn với MB, ngoài chiếc SIM điện thoại có tích hợp tính năng dịch vụ, khách hàng còn cần tới một chiếc USB và một chiếc máy tính xách tay nữa.
Giá cả của hai dịch vụ cũng có sự chênh lệch, tuy nhiên, về cơ bản, phương thức tính vẫn theo gói cước cụ thể hoặc tính theo dung lượng sử dụng.
Nếu như với Mobile Broadband, đối tượng khách hàng được nhà mạng nhắm tới chủ yếu là thuê bao trả sau thì Mobile Internet có vẻ phù hợp hơn với khách hàng trả trước. Nhiều khách hàng, Mobile Internet gần như là dịch vụ không thể thiếu mỗi khi dùng di động. Còn MB, với nhiều khách hàng, thậm chí nó còn thay thế cả dịch vụ Internet băng rộng ADSL trước đây.
Tuỳ vào nhu cầu cũng như điều kiện của mỗi cá nhân mà người dùng lựa chọn dịch vụ nào để có thể lướt net hàng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dịch vụ, để vừa có chi phí hợp lý nhất, không bị phụ trội mà vẫn có thể đáp ứng nhu cầu, chắc hẳn, không phải khách hàng nào cũng đã biết cách.
MB: Nhu cầu sử dụng Internet cơ bản, hơn hẳn ADSL!
Hiện tại, dịch vụ MB được ba doanh nghiệp VinaPhone (tên dịch vụ cung cấp là Mobile Broadband); MobiFone (tên dịch vụ là Fast Connect) và Viettel (D-com 3G) có mức cước phí khá tương đương nhau, trung bình khoảng 50đ-60đ/MB, tương đương với khoảng 50.000đ-60.000đ/GB.
Có thể nói, đố tượng khách hàng mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhắm tới đối với dịch vụ MB hầu hết là người dùng trả sau. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet cơ bản, MB thậm chí còn có thể thay một đường ADSL mà bạn vẫn có thể có được thời lượng sử dụng dịch vụ khá lớn cũng như tốc độ nhanh.
Về lý thuyết, quả thực, có gói cước nếu dùng MB còn rẻ hơn nhiều so với các gói dịch vụ ADSL có tốc độ tương đương. Ví dụ đăng ký sử dụng gói U30 có thời hạn 30 ngày, dung lượng người dùng được hưởng sẽ lên tới 3GB/tháng. So với gói ADSL mà các doanh nghiệp Internet cung cấp hiện nay, chi phí giảm hơn hẳn.
Tuy nhiên, nếu khách hàng chỉ có nhu cầu vào mạng, lướt web, nghe nhạc trực tuyến ở mức độ vừa phải thì gói cước hoàn toàn đáp ứng. Song vượt hơn thế, xem phim online thường xuyên hay nhận, tải với dung lượng lớn thì hiện tại, các gói của MB vẫn chưa thực sự thoả mãn được. Thêm đó là mức cước phụ trội khá lớn mà khách hàng phải bỏ ra, có khi lên tới tiền triệu. Vì vậy, sử dụng dịch vụ MB cần cân nhắc về gói cước theo nhu cầu của mình.
Mobile Internet: cẩn thận kẻo vượt gói!
Với dịch vụ này, hiện nay các nhà mạng cũng đều có từng gói cước cho người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, kể cả khi đã chọn gói cước thì nhiều lúc, khách hàng vẫn bị trả tiền thêm vì đã vượt dung lượng cho phép sử dụng đã đăng ký trước. Cước vượt gói nhiều khi cao hơn khá nhiều so với cước đã đăng ký.
Việc xác định mình đã sử dụng dung lượng vượt qua gói cước đăng ký không phải khách hàng nào cũng biết ngay lần đầu sử dụng dịch vụ. Thường là khi đã “dính” một lần trả tiền phụ trội thì mới thắc mắc và để ý tới.
Để có thể sử dụng dung lượng trong giới hạn gói cước đã đăng ký, tốt nhất khách hàng phải thường xuyên xem lại dung lượng tải lên, tải xuống đã dùng sau mỗi lần sử dụng dịch vụ.
Nếu thấy dung lượng mình sử dụng đã vượt quá gói đăng ký cho phép, nên thực hiện ngay lệnh huỷ gói cước trước thời hạn. Sau đó lại đăng ký gói cước này. Như vậy, bạn sẽ tránh được phần cước nhà mạng tính vượt gói cho phần dung lượng phát sinh.
Theo VnMedia