huda
25-07-2012, 01:02 PM
Sau khi thanh sắt nhọn đâm xuyên qua đầu của một công nhân tại Mỹ, ông vẫn tự đánh xe về nhà và sống thêm 12 năm nữa.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/032011/11/bian1.jpg
Một bức chân dung của Phineas Gage được vẽ sau khi ông bị thanh sắt xuyên qua đầu. Ông
cầm thanh sắt gây nên vụ tai nạn. Ảnh: Wikipedia.
Phineas Gage từng là công nhân đường sắt tại bang Vermont, Mỹ. Nhiệm vụ hàng ngày của ông là dọn sạch đá để đặt các thanh ray. Nếu hòn đá lớn đến mức không thể di rời bằng tay, Gage phải khoan lỗ rồi dùng thanh sắt nhọn nhồi thuốc nổ vào lỗ để phá đá, BBC cho biết.
Nhưng vào ngày 13/9/1848, sự cố đã xảy ra sau khi Gage nhồi thuốc nổ vào lỗ một viên đá gần thị trấn Cavendish, bang Vermont. Thanh sắt của Gage vô tình rơi xuống mặt ngoài viên đá, tạo ra một tia lửa khiến khối thuốc nổ bùng lên. Vụ nổ khiến thanh sắt – dài khoảng một mét, đường kính 3 cm và nặng 6 kg – găm thẳng vào đầu chàng trai 25 tuổi. Nó xuyên từ phía dưới mắt trái lên đỉnh đầu rồi rơi ở một vị trí cách viên đá 30 m.
Gage nằm bất động trong vài phút rồi tỉnh dậy và tự đánh một xe bò về nhà trong thị trấn Cavendish. Máu liên tục chảy ra từ hố trên đầu ông. John Harlow, một bác sĩ tại thị trấn, trị vết thương cho chàng công nhân.
Những người biết sự việc đều nói chắc chắn Gage sẽ chết, bởi thanh sắt phá hủy các thùy trước trán bên trái của ông. Song với sự chăm sóc của Harlow, ông sống thêm 12 năm. Vết thương khiến mắt trái của Gage hỏng và để lại vết sẹo lớn trên trán. Khi đó Gage không thể ngờ được rằng ông sẽ trở thành một trong những cái tên nổi tiếng nhất đối với giới chuyên gia thần kinh, tâm lý và nhiều lĩnh vực khoa học khác.
Mặc dù vậy, tính cách của Gage lại thay đổi. Ông hay nói dối, chửi thề và đưa ra những câu bình luận tùy tiện.
“Các báo thời đó viết rằng Gage trở thành người không thể kiềm chế cảm xúc, điều thường xảy ra khi các thùy trước trán trong não người bị phá hủy hoặc tổn thương”, John Aggleton, giáo sư bộ môn khoa học thần kinh của Đại học Cardiff tại Anh, phát biểu.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/032011/11/bian3.jpg
Thanh sắt xuyên từ bên dưới mắt trái lên đỉnh hộp sọ của Gage. Ảnh: BBC.
Đối với giới khoa học thời đó, vụ tai nạn của Gage là bằng chứng đầu tiên cho thấy tổn thương ở não có thể tác động tới hành vi và tính cách con người. Nhưng tới tận ngày nay, các chuyên gia thần kinh vẫn chưa giải thích một cách thỏa đáng về nguyên nhân khiến Gage không tử vong ngay sau khi thanh sắt xuyên thủng hộp sọ của ông.
Sức khỏe của Gage đột ngột sa sút nhanh chóng vào năm 1859. Ông chuyển tới thành phố San Francisco để sống cùng mẹ, em rể và em gái. Sau đó ông mắc chứng động kinh và qua đời năm 1860.
7 năm sau thi thể ông được đào lên theo yêu cầu của bác sĩ Harlow. Ngày nay cả hộp sọ và thanh sắt nhọn của ông đều được trưng bày trong khoa Y của Đại học Harvard tại Mỹ. Tên của ông xuất hiện trong nhiều giáo trình đại học và sách, tạp chí khoa học.
Theo Vnexpress
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/032011/11/bian1.jpg
Một bức chân dung của Phineas Gage được vẽ sau khi ông bị thanh sắt xuyên qua đầu. Ông
cầm thanh sắt gây nên vụ tai nạn. Ảnh: Wikipedia.
Phineas Gage từng là công nhân đường sắt tại bang Vermont, Mỹ. Nhiệm vụ hàng ngày của ông là dọn sạch đá để đặt các thanh ray. Nếu hòn đá lớn đến mức không thể di rời bằng tay, Gage phải khoan lỗ rồi dùng thanh sắt nhọn nhồi thuốc nổ vào lỗ để phá đá, BBC cho biết.
Nhưng vào ngày 13/9/1848, sự cố đã xảy ra sau khi Gage nhồi thuốc nổ vào lỗ một viên đá gần thị trấn Cavendish, bang Vermont. Thanh sắt của Gage vô tình rơi xuống mặt ngoài viên đá, tạo ra một tia lửa khiến khối thuốc nổ bùng lên. Vụ nổ khiến thanh sắt – dài khoảng một mét, đường kính 3 cm và nặng 6 kg – găm thẳng vào đầu chàng trai 25 tuổi. Nó xuyên từ phía dưới mắt trái lên đỉnh đầu rồi rơi ở một vị trí cách viên đá 30 m.
Gage nằm bất động trong vài phút rồi tỉnh dậy và tự đánh một xe bò về nhà trong thị trấn Cavendish. Máu liên tục chảy ra từ hố trên đầu ông. John Harlow, một bác sĩ tại thị trấn, trị vết thương cho chàng công nhân.
Những người biết sự việc đều nói chắc chắn Gage sẽ chết, bởi thanh sắt phá hủy các thùy trước trán bên trái của ông. Song với sự chăm sóc của Harlow, ông sống thêm 12 năm. Vết thương khiến mắt trái của Gage hỏng và để lại vết sẹo lớn trên trán. Khi đó Gage không thể ngờ được rằng ông sẽ trở thành một trong những cái tên nổi tiếng nhất đối với giới chuyên gia thần kinh, tâm lý và nhiều lĩnh vực khoa học khác.
Mặc dù vậy, tính cách của Gage lại thay đổi. Ông hay nói dối, chửi thề và đưa ra những câu bình luận tùy tiện.
“Các báo thời đó viết rằng Gage trở thành người không thể kiềm chế cảm xúc, điều thường xảy ra khi các thùy trước trán trong não người bị phá hủy hoặc tổn thương”, John Aggleton, giáo sư bộ môn khoa học thần kinh của Đại học Cardiff tại Anh, phát biểu.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/032011/11/bian3.jpg
Thanh sắt xuyên từ bên dưới mắt trái lên đỉnh hộp sọ của Gage. Ảnh: BBC.
Đối với giới khoa học thời đó, vụ tai nạn của Gage là bằng chứng đầu tiên cho thấy tổn thương ở não có thể tác động tới hành vi và tính cách con người. Nhưng tới tận ngày nay, các chuyên gia thần kinh vẫn chưa giải thích một cách thỏa đáng về nguyên nhân khiến Gage không tử vong ngay sau khi thanh sắt xuyên thủng hộp sọ của ông.
Sức khỏe của Gage đột ngột sa sút nhanh chóng vào năm 1859. Ông chuyển tới thành phố San Francisco để sống cùng mẹ, em rể và em gái. Sau đó ông mắc chứng động kinh và qua đời năm 1860.
7 năm sau thi thể ông được đào lên theo yêu cầu của bác sĩ Harlow. Ngày nay cả hộp sọ và thanh sắt nhọn của ông đều được trưng bày trong khoa Y của Đại học Harvard tại Mỹ. Tên của ông xuất hiện trong nhiều giáo trình đại học và sách, tạp chí khoa học.
Theo Vnexpress