ductienvt
25-07-2012, 10:37 AM
Từ trước tới nay, các hiệp sĩ thời Trung cổ vẫn thường được miêu tả là những người anh hùng can đảm và trung thành, những người có thể chiến đấu cho đến chết mà không hề sợ hãi hay hối tiếc. Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc sống của họ thực sự rất khó khăn và đầy đau khổ.
Đối mặt với những nguy cơ chấn thương luôn hiện hữu, các hiệp sĩ đôi khi phải vật lộn với nỗi tuyệt vọng, bất lực, sợ hãi và ảo tưởng, thậm chí họ còn mắc chứng trầm cảm sau chấn thương hay những rối loạn liên quan.
Từ lâu, các nhà khoa học đã công nhận rằng, việc phải trải qua những cuộc chiến đấu, khủng bố, tra tấn khủng khiếp có thể dẫn đến một loại rối loạn tâm lý nghiêm trọng mà bây giờ người ta gọi là PTSD.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/122011/21/Heeboll-Holm.jpg
Cuộc sống thực sự của các hiệp sĩ thời Trung cổ
trái ngược với vẻ lạnh lùng và tàn nhẫn của họ.
Mới đây, nhà sử học thời Trung cổ Heeboll-Holm đến từ Đại học Copenhagen đã tập trung nghiên cứu ba tài liệu do Geoffroi de Charny, một hiệp sĩ người Pháp thế kỷ 14 đồng thời là cố vấn đáng tin cậy của vua John II, viết.
Mặc dù những văn bản này từng được phân tích kỹ lưỡng, nhưng Heeboll-Holm là người đầu tiên nhìn nhận chúng thông qua ống kính của tâm lý học quân sự hiện đại.
Trong tác phẩm của mình, Charny đã viết: “Công việc này khiến người ta phải chịu đựng sự nóng bức, đói khát và vất vả, thời gian ngủ thì quá ít và thường xuyên phải cảnh giác. Giấc ngủ cũng không mấy thoải mái khi nằm trên đất mà lại hay bị đánh thức đột ngột. Và bạn hoàn toàn bất lực nếu muốn thay đổi tình hình. Bạn sẽ thường xuyên trải qua sự sợ hãi khi nhìn thấy kẻ thù lao về phía mình với thanh kiếm hay lưỡi giáo. Những mũi tên đang bay tới mà bạn lại không biết làm thế nào để tự bảo vệ mình. Bạn nhìn thấy mọi người chém giết lẫn nhau, bỏ chạy, chết hay bị bắt làm tù binh. Bạn nhìn thấy các thi thể của đồng đội. Tuy nhiên, con ngựa của bạn vẫn sống, và với tốc độ cực nhanh của nó, bạn có thể trốn thoát trong sự ô nhục, nhưng nếu bạn ở lại, bạn sẽ được tôn vinh”.
Charny đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sức khỏe tinh thần của các hiệp sĩ, Heeboll-Holm cho biết.
Vấn đề là những hiệp sĩ không thể tự chữa bệnh bằng cách phân tâm, ít nhất là họ đã không viết ra. Thay vào đó, họ chỉ hoặc là tư vấn cho các hiệp sĩ khác về phương thức hành động trong mọi tình huống khác nhau hoặc chỉ đơn giản là kể lại các câu chuyện kinh khủng mà minh đã thấy, Richard Kaeuper, nhà sử họ đến từ Đại học Rochester (New York) nhận định.
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của các hiệp sĩ thời Trung cổ, những người thường được coi là kẻ giết người lạnh lùng và tàn nhẫn.
Theo Đất Việt
Đối mặt với những nguy cơ chấn thương luôn hiện hữu, các hiệp sĩ đôi khi phải vật lộn với nỗi tuyệt vọng, bất lực, sợ hãi và ảo tưởng, thậm chí họ còn mắc chứng trầm cảm sau chấn thương hay những rối loạn liên quan.
Từ lâu, các nhà khoa học đã công nhận rằng, việc phải trải qua những cuộc chiến đấu, khủng bố, tra tấn khủng khiếp có thể dẫn đến một loại rối loạn tâm lý nghiêm trọng mà bây giờ người ta gọi là PTSD.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/122011/21/Heeboll-Holm.jpg
Cuộc sống thực sự của các hiệp sĩ thời Trung cổ
trái ngược với vẻ lạnh lùng và tàn nhẫn của họ.
Mới đây, nhà sử học thời Trung cổ Heeboll-Holm đến từ Đại học Copenhagen đã tập trung nghiên cứu ba tài liệu do Geoffroi de Charny, một hiệp sĩ người Pháp thế kỷ 14 đồng thời là cố vấn đáng tin cậy của vua John II, viết.
Mặc dù những văn bản này từng được phân tích kỹ lưỡng, nhưng Heeboll-Holm là người đầu tiên nhìn nhận chúng thông qua ống kính của tâm lý học quân sự hiện đại.
Trong tác phẩm của mình, Charny đã viết: “Công việc này khiến người ta phải chịu đựng sự nóng bức, đói khát và vất vả, thời gian ngủ thì quá ít và thường xuyên phải cảnh giác. Giấc ngủ cũng không mấy thoải mái khi nằm trên đất mà lại hay bị đánh thức đột ngột. Và bạn hoàn toàn bất lực nếu muốn thay đổi tình hình. Bạn sẽ thường xuyên trải qua sự sợ hãi khi nhìn thấy kẻ thù lao về phía mình với thanh kiếm hay lưỡi giáo. Những mũi tên đang bay tới mà bạn lại không biết làm thế nào để tự bảo vệ mình. Bạn nhìn thấy mọi người chém giết lẫn nhau, bỏ chạy, chết hay bị bắt làm tù binh. Bạn nhìn thấy các thi thể của đồng đội. Tuy nhiên, con ngựa của bạn vẫn sống, và với tốc độ cực nhanh của nó, bạn có thể trốn thoát trong sự ô nhục, nhưng nếu bạn ở lại, bạn sẽ được tôn vinh”.
Charny đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sức khỏe tinh thần của các hiệp sĩ, Heeboll-Holm cho biết.
Vấn đề là những hiệp sĩ không thể tự chữa bệnh bằng cách phân tâm, ít nhất là họ đã không viết ra. Thay vào đó, họ chỉ hoặc là tư vấn cho các hiệp sĩ khác về phương thức hành động trong mọi tình huống khác nhau hoặc chỉ đơn giản là kể lại các câu chuyện kinh khủng mà minh đã thấy, Richard Kaeuper, nhà sử họ đến từ Đại học Rochester (New York) nhận định.
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của các hiệp sĩ thời Trung cổ, những người thường được coi là kẻ giết người lạnh lùng và tàn nhẫn.
Theo Đất Việt