vietsonpte
25-07-2012, 10:37 AM
Được lấy ra khỏi khung kính bảo vệ và trải qua một quá trình kiểm nghiệm khoa học đầy đủ nhất từ trước đến nay, bức tranh La Joconde của Leonardo da Vinci đã hé lộ bất ngờ thú vị.
"Bức tranh La Joconde là nạn nhân của chính sự nổi tiếng của mình. Vì đây là một tác phẩm "không thể chạm đến được", đến nay La Joconde vẫn là một tác phẩm hội hoạ được nghiên cứu sơ sài nhất trên thế giới", chuyên viên Bruno Mottin thuộc Trung tâm nghiên cứu và phục chế các bảo tàng của Pháp (C2RMF) và là người phụ trách bảo quản bức tranh này cho biết.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2007/04/11/Monalisa_bcol.jpg
Nhưng rồi, dịp may hiếm hoi cũng đã đến. Tháng 10.2004, bức hoạ được chuyển sang một phòng trưng bày mới vừa sửa sang lại. Thế là ban giám đốc Viện bảo tàng Louvre quyết định cho kiểm tra lại hiện trạng bức tranh nhằm có thể đề ra những biện pháp bảo quản tốt hơn trong điều kiện và vị trí mới.
39 chuyên viên hình ảnh tham gia "bắt mạch"
Tinh thần làm việc của đội ngũ chuyên viên đã được khích lệ rất lớn khi biết mình sẽ "đối diện" với nàng Mona Lisa. Đồng thời, tiêu chuẩn cũng được đề ra rất nghiêm ngặt: bất cứ khảo sát ở dạng nào cũng không được để lại dấu vết, dù nhỏ nhất, lên bức tranh; không được thực hiện va chạm cơ học trên bề mặt bức tranh; tất cả mọi giai đoạn tiến hành kiểm tra phải kín đáo, không để khách tham quan phát hiện. Và một điều khắt khe hơn về mặt thời gian: các chuyên gia chỉ được cho phép 3 buổi làm việc duy nhất với La Joconde, vì vậy họ phải lên kế hoạch chi tiết nhằm tận dụng tối đa khoảng thời gian mà nàng Mona Lisa "rảnh rỗi" vào ngày thứ ba, khi bảo tàng đóng cửa định kỳ hàng tuần, để tiến hành công việc.
C2RMF hối hả chuẩn bị. Các đồng nghiệp từ các trường đại học Nancy, Montpellier, Poitiers, và cả từ Ottawa (Canada) và Firenze (Ý) cũng được mời tham dự. Tính tổng cộng có 39 chuyên viên tham gia làm việc chung. Cuối cùng, họ đã phân tích được nhiều dữ liệu quý từ các bức ảnh chụp bằng nhiều phương pháp kỹ thuật hiện đại nhất. Và họ đã phát hiện được nhiều chi tiết được cho là "bí hiểm" nhất từ trước đến nay đối với các sử gia khi nghiên cứu bức tranh này.
Mona Lisa mặc trang phục của phụ nữ… mang thai
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2007/04/11/Monalisa2.jpg
Mái tóc nàng Mona Lisa được trùm mũ bonnet rất thời thượng vào lúc đó (Ảnh: SGTT)
Trước tiên, các chuyên gia dồn mọi chú ý đến kiểu tóc của nàng Mona Lisa. Thoạt nhìn, đây dường như là một mái tóc xoã dài. Vào thế kỷ 16, theo lịch sử ghi nhận, đó là cách để tóc của các cô gái cô đơn và gái điếm! Nhưng Mona Lisa là vợ của một thương gia giàu có tên Francesco del Giocondo. Tại thời điểm bức tranh được vẽ, nàng ở vào khoảng 25 tuổi và đã có ít nhất một con. Vậy thì, tại sao Leonardo da Vinci lại thể hiện chân dung Mona Lisa qua một mái tóc dị thường kia? Cuối cùng, kỹ thuật chụp phản xạ hồng ngoại đã trả lời.
Phương pháp chụp này cho phép đội ngũ kỹ thuật có thể "trong suốt hoá" một vài lớp sơn bên ngoài để làm lộ ra các lớp sơn khác bên dưới. Thế là các chuyên viên đã dễ dàng "tẩy" được các lớp sơn phủ ngoài đã ố vàng và thẫm màu theo thời gian. Và họ rất ngạc nhiên khi nhận thấy mái tóc của nàng Mona Lisa thực ra là một kiểu tóc được chải chuốt rất công phu, được quấn trong một lớp khăn voan mỏng, và dường như được ép chặt bên dưới theo dạng một mũ trùm (mũ bonnet).
Chuyên viên Bruno Mottin giải thích: "Đó là một tấm khăn voan màu xám nhạt, có thể là loại voan mà Francesco del Giocondo buôn bán, và có cả phần xếp viền mỏng ở phần mép vải. Đường viền này được thấy khá rõ ở phần bên trên trán và bên phải khuôn mặt nhân vật nếu nhìn kỹ. Nhưng khi nhìn bằng mắt thường, chúng ta sẽ nhận thấy rằng phần viền mỏng của tấm voan sẽ mất hút bên dưới mái tóc. Chỉ sau khi xem kết quả chụp phản xạ hồng ngoại, chúng tôi mới thấy rõ được trọn vẹn toàn bộ phần viền đầy đủ của tấm voan đó". Nói tóm lại, đây là một kiểu chải tóc rất "à la mode" vào thời bấy giờ, thể hiện được rằng nàng Mona Lisa chăm sóc rất kỹ mái tóc của mình.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2007/04/11/Monalisa1.jpg
Mona Lisa mặc áo guarnello dành cho phụ nữ mang thai, giống như kiểu áo của người phụ nữ này (Chân dung Smerralda Brandini của Botticelli, 1470) - (Ảnh: SGTT)
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Bởi chính phần trang phục của Mona Lisa cũng đặt ra nhiều nghi vấn: Chiếc áo đó thật sự có màu đen, màu nâu hay thậm chí màu xanh lục? Nó được may bằng vải lụa hay vải nhung? Mặt khác, chưa có một sử gia nào tìm thấy một kiểu trang phục tương tự được thể hiện trong các bức hoạ của thời kỳ Phục hưng ở châu Âu. Và cũng với phương pháp chụp phản xạ hồng ngoại, bí mật này được vén lên một cách không ngờ: đó là kiểu áo để lộ đôi vai trần. Và có những mảnh voan rất mỏng phủ bên ngoài chiếc áo này, phủ nhẹ lên bờ vai trái và luôn cả phần lưng ghế. Ngoài ra, mảnh voan cũng dường như được may ghép với phần viền trên cổ áo thêu rất khéo và được khoác lên như một lớp áo mặc ngoài.
Đến đây thì mọi chuyện khá rõ ràng: kiểu trang phục này rất thịnh hành vào thời Phục hưng - một kiểu áo cánh dành cho trẻ em và cả phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh con, có tên gọi là guarnello. Và khi biết được rằng nàng Mona Lisa đã hạ sinh đứa con trai thứ hai là Andrea vào ngày 1.12.1502, nhận định và kết luận có lẽ đã sáng tỏ: bức La Joconde đã được vẽ theo yêu cầu của chủ nhân để chào đón sự kiện hạnh phúc nói trên.
Và, "cuối cùng thì không có một điều huyền bí nào được che giấu đằng sau bức tranh này cả. Nhưng trước hết, tự thân La Joconde đã biết che giấu tất cả tài nghệ của một bậc thầy hội hoạ Leonardo da Vinci. Đó mới chính là bí ẩn thật sự của bức tranh, những bí ẩn mà chúng tôi vừa mới khám phá ra đây", Bruno Mottin kết luận.
Giờ đây, tất cả chúng ta đã có thể nhìn thấy và hiểu rõ hơn về nàng Mona Lisa, và cùng chia sẻ những cảm xúc đặc biệt đối với tất cả những người tham gia nghiên cứu. Bởi lẽ, cơ hội được tiếp cận tuyệt vời như thế đối với La Joconde và nàng Mona Lisa chắc chắn sẽ khó lặp lại trong một tương lai gần. Lần kiểm tra khoa học gần đây nhất đã diễn ra cách nay hơn… 50 năm!
"Bức tranh La Joconde là nạn nhân của chính sự nổi tiếng của mình. Vì đây là một tác phẩm "không thể chạm đến được", đến nay La Joconde vẫn là một tác phẩm hội hoạ được nghiên cứu sơ sài nhất trên thế giới", chuyên viên Bruno Mottin thuộc Trung tâm nghiên cứu và phục chế các bảo tàng của Pháp (C2RMF) và là người phụ trách bảo quản bức tranh này cho biết.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2007/04/11/Monalisa_bcol.jpg
Nhưng rồi, dịp may hiếm hoi cũng đã đến. Tháng 10.2004, bức hoạ được chuyển sang một phòng trưng bày mới vừa sửa sang lại. Thế là ban giám đốc Viện bảo tàng Louvre quyết định cho kiểm tra lại hiện trạng bức tranh nhằm có thể đề ra những biện pháp bảo quản tốt hơn trong điều kiện và vị trí mới.
39 chuyên viên hình ảnh tham gia "bắt mạch"
Tinh thần làm việc của đội ngũ chuyên viên đã được khích lệ rất lớn khi biết mình sẽ "đối diện" với nàng Mona Lisa. Đồng thời, tiêu chuẩn cũng được đề ra rất nghiêm ngặt: bất cứ khảo sát ở dạng nào cũng không được để lại dấu vết, dù nhỏ nhất, lên bức tranh; không được thực hiện va chạm cơ học trên bề mặt bức tranh; tất cả mọi giai đoạn tiến hành kiểm tra phải kín đáo, không để khách tham quan phát hiện. Và một điều khắt khe hơn về mặt thời gian: các chuyên gia chỉ được cho phép 3 buổi làm việc duy nhất với La Joconde, vì vậy họ phải lên kế hoạch chi tiết nhằm tận dụng tối đa khoảng thời gian mà nàng Mona Lisa "rảnh rỗi" vào ngày thứ ba, khi bảo tàng đóng cửa định kỳ hàng tuần, để tiến hành công việc.
C2RMF hối hả chuẩn bị. Các đồng nghiệp từ các trường đại học Nancy, Montpellier, Poitiers, và cả từ Ottawa (Canada) và Firenze (Ý) cũng được mời tham dự. Tính tổng cộng có 39 chuyên viên tham gia làm việc chung. Cuối cùng, họ đã phân tích được nhiều dữ liệu quý từ các bức ảnh chụp bằng nhiều phương pháp kỹ thuật hiện đại nhất. Và họ đã phát hiện được nhiều chi tiết được cho là "bí hiểm" nhất từ trước đến nay đối với các sử gia khi nghiên cứu bức tranh này.
Mona Lisa mặc trang phục của phụ nữ… mang thai
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2007/04/11/Monalisa2.jpg
Mái tóc nàng Mona Lisa được trùm mũ bonnet rất thời thượng vào lúc đó (Ảnh: SGTT)
Trước tiên, các chuyên gia dồn mọi chú ý đến kiểu tóc của nàng Mona Lisa. Thoạt nhìn, đây dường như là một mái tóc xoã dài. Vào thế kỷ 16, theo lịch sử ghi nhận, đó là cách để tóc của các cô gái cô đơn và gái điếm! Nhưng Mona Lisa là vợ của một thương gia giàu có tên Francesco del Giocondo. Tại thời điểm bức tranh được vẽ, nàng ở vào khoảng 25 tuổi và đã có ít nhất một con. Vậy thì, tại sao Leonardo da Vinci lại thể hiện chân dung Mona Lisa qua một mái tóc dị thường kia? Cuối cùng, kỹ thuật chụp phản xạ hồng ngoại đã trả lời.
Phương pháp chụp này cho phép đội ngũ kỹ thuật có thể "trong suốt hoá" một vài lớp sơn bên ngoài để làm lộ ra các lớp sơn khác bên dưới. Thế là các chuyên viên đã dễ dàng "tẩy" được các lớp sơn phủ ngoài đã ố vàng và thẫm màu theo thời gian. Và họ rất ngạc nhiên khi nhận thấy mái tóc của nàng Mona Lisa thực ra là một kiểu tóc được chải chuốt rất công phu, được quấn trong một lớp khăn voan mỏng, và dường như được ép chặt bên dưới theo dạng một mũ trùm (mũ bonnet).
Chuyên viên Bruno Mottin giải thích: "Đó là một tấm khăn voan màu xám nhạt, có thể là loại voan mà Francesco del Giocondo buôn bán, và có cả phần xếp viền mỏng ở phần mép vải. Đường viền này được thấy khá rõ ở phần bên trên trán và bên phải khuôn mặt nhân vật nếu nhìn kỹ. Nhưng khi nhìn bằng mắt thường, chúng ta sẽ nhận thấy rằng phần viền mỏng của tấm voan sẽ mất hút bên dưới mái tóc. Chỉ sau khi xem kết quả chụp phản xạ hồng ngoại, chúng tôi mới thấy rõ được trọn vẹn toàn bộ phần viền đầy đủ của tấm voan đó". Nói tóm lại, đây là một kiểu chải tóc rất "à la mode" vào thời bấy giờ, thể hiện được rằng nàng Mona Lisa chăm sóc rất kỹ mái tóc của mình.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/Image/2007/04/11/Monalisa1.jpg
Mona Lisa mặc áo guarnello dành cho phụ nữ mang thai, giống như kiểu áo của người phụ nữ này (Chân dung Smerralda Brandini của Botticelli, 1470) - (Ảnh: SGTT)
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Bởi chính phần trang phục của Mona Lisa cũng đặt ra nhiều nghi vấn: Chiếc áo đó thật sự có màu đen, màu nâu hay thậm chí màu xanh lục? Nó được may bằng vải lụa hay vải nhung? Mặt khác, chưa có một sử gia nào tìm thấy một kiểu trang phục tương tự được thể hiện trong các bức hoạ của thời kỳ Phục hưng ở châu Âu. Và cũng với phương pháp chụp phản xạ hồng ngoại, bí mật này được vén lên một cách không ngờ: đó là kiểu áo để lộ đôi vai trần. Và có những mảnh voan rất mỏng phủ bên ngoài chiếc áo này, phủ nhẹ lên bờ vai trái và luôn cả phần lưng ghế. Ngoài ra, mảnh voan cũng dường như được may ghép với phần viền trên cổ áo thêu rất khéo và được khoác lên như một lớp áo mặc ngoài.
Đến đây thì mọi chuyện khá rõ ràng: kiểu trang phục này rất thịnh hành vào thời Phục hưng - một kiểu áo cánh dành cho trẻ em và cả phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh con, có tên gọi là guarnello. Và khi biết được rằng nàng Mona Lisa đã hạ sinh đứa con trai thứ hai là Andrea vào ngày 1.12.1502, nhận định và kết luận có lẽ đã sáng tỏ: bức La Joconde đã được vẽ theo yêu cầu của chủ nhân để chào đón sự kiện hạnh phúc nói trên.
Và, "cuối cùng thì không có một điều huyền bí nào được che giấu đằng sau bức tranh này cả. Nhưng trước hết, tự thân La Joconde đã biết che giấu tất cả tài nghệ của một bậc thầy hội hoạ Leonardo da Vinci. Đó mới chính là bí ẩn thật sự của bức tranh, những bí ẩn mà chúng tôi vừa mới khám phá ra đây", Bruno Mottin kết luận.
Giờ đây, tất cả chúng ta đã có thể nhìn thấy và hiểu rõ hơn về nàng Mona Lisa, và cùng chia sẻ những cảm xúc đặc biệt đối với tất cả những người tham gia nghiên cứu. Bởi lẽ, cơ hội được tiếp cận tuyệt vời như thế đối với La Joconde và nàng Mona Lisa chắc chắn sẽ khó lặp lại trong một tương lai gần. Lần kiểm tra khoa học gần đây nhất đã diễn ra cách nay hơn… 50 năm!