caonguyen1
25-07-2012, 10:33 AM
Kiện tướng của “trò chơi logic trên bàn” như cờ vua, cờ tướng, cờ vây… khi nghĩ những đường đi nước bước của mình không huy động các vùng suy nghĩ như người bình thường mà sử dụng một vùng đặc biệt trên não, nhờ đó họ tìm ra rất nhanh chóng nước đi nào có khả năng giành thắng lợi cao nhất nhờ trực giác (hoặc linh cảm) của mình.
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/042011/24/choico.jpg
Tư duy khi chơi các môn cờ liên quan đến những vùng não đặc biệt.
Xiaohong Wan, Viện não thuộc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản RIKEN đã dùng thiết bị quét cộng hưởng từ chức năng để theo dõi não hoạt động như thế nào ở những kỳ thủ đầy kinh nghiệm và những người mới tập chơi cờ shogi, một môn cờ của Nhật Bản, do cải tiến môn cờ tướng quen thuộc.
Khác với những người chơi cờ shogi nghiệp dư, các kỳ thủ chuyên nghiệp nắm được rất nhanh thực trạng của ván cờ ở một thời điểm nhất định, và không cần suy nghĩ lâu, bằng bản năng, họ luôn luôn tìm được nước cờ có lợi nhất.
Các tác giả lần đầu tiên đã phát hiện trên não có 2 vùng bị “lôi cuốn” vào quá trình mang tính trực giác cao này.
Đặc biệt các hoạt động của não được ghi lại tại tiểu thuỳ (preceneus) trong khu vực thuỷ đỉnh (chỏm não), chịu trách nhiệm về xử lý thông tin giác quan. Vùng này sẽ “sáng bừng lên” khi một kỳ thủ nhiều kinh nghiệm đánh giá các thế cờ. Việc lựa chọn các nước cờ lại là nhiệm vụ của các vùng khác trên não, đó là vùng “nhân đuôi” của vỏ não.
Những kết quả thu được, theo các nhà khoa học, cung cấp các dữ liệu mới về tính quy luật trong hoạt động của bộ não và mở ra những phương pháp mới áp dụng trong việc hướng nghiệp và đào tạo các chuyên gia thuộc các ngành nghề khác nhau.
Công trình được công bố trong trên Tạp chí Science.
Theo Vietnamnet
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/042011/24/choico.jpg
Tư duy khi chơi các môn cờ liên quan đến những vùng não đặc biệt.
Xiaohong Wan, Viện não thuộc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản RIKEN đã dùng thiết bị quét cộng hưởng từ chức năng để theo dõi não hoạt động như thế nào ở những kỳ thủ đầy kinh nghiệm và những người mới tập chơi cờ shogi, một môn cờ của Nhật Bản, do cải tiến môn cờ tướng quen thuộc.
Khác với những người chơi cờ shogi nghiệp dư, các kỳ thủ chuyên nghiệp nắm được rất nhanh thực trạng của ván cờ ở một thời điểm nhất định, và không cần suy nghĩ lâu, bằng bản năng, họ luôn luôn tìm được nước cờ có lợi nhất.
Các tác giả lần đầu tiên đã phát hiện trên não có 2 vùng bị “lôi cuốn” vào quá trình mang tính trực giác cao này.
Đặc biệt các hoạt động của não được ghi lại tại tiểu thuỳ (preceneus) trong khu vực thuỷ đỉnh (chỏm não), chịu trách nhiệm về xử lý thông tin giác quan. Vùng này sẽ “sáng bừng lên” khi một kỳ thủ nhiều kinh nghiệm đánh giá các thế cờ. Việc lựa chọn các nước cờ lại là nhiệm vụ của các vùng khác trên não, đó là vùng “nhân đuôi” của vỏ não.
Những kết quả thu được, theo các nhà khoa học, cung cấp các dữ liệu mới về tính quy luật trong hoạt động của bộ não và mở ra những phương pháp mới áp dụng trong việc hướng nghiệp và đào tạo các chuyên gia thuộc các ngành nghề khác nhau.
Công trình được công bố trong trên Tạp chí Science.
Theo Vietnamnet