ctycblsbinhan
28-05-2012, 02:03 PM
Tại tọa đàm “Có một việc làm như mong muốn” diễn ra tại Hà Nội ngày 9-1, nhà tuyển dụng, chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định chất lượng đầu ra của sinh viên (SV) hiện nay kém hơn so với trước.
http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=238586
Sinh viên tại Ngày quốc tế tình nguyện - Ảnh: Nguyễn Hà
Đánh giá về chất lượng SV tốt nghiệp hiện nay, ông Tào Đức Thắng, Phó Giám đốc Viettel Telecom, người từng phỏng vấn hàng nghìn lao động cho rằng đầu ra SV hiện nay kém chất lượng so với thế hệ cách đây 5 đến 10 năm dù điều kiện học tập hiện nay thuận lợi.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói Việt Nam đang đối mặt với nghịch lý đầu vào chặt, đầu ra lỏng. Theo bà Lan, chỉ có khoảng 50% SV ra trường làm việc được ngay, đúng chuyên môn.
Bà Lan còn cho rằng thực trạng đầu ra nguồn nhân lực có chất lượng thấp hơn trước có trách nhiệm từ hai phía, nhà trường và ý thức tự giác của SV.
Về giải pháp, bà Lan nói ngành giáo dục cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, nên để doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo.
Tiến sĩ Nguyễn Lê Minh, chuyên gia lao động việc làm, nói: “Mỗi kỳ nghỉ hè, SV nước ngoài thường lăn xả đi kiếm tiền để trải nghiệm thực tiễn. Ở nước ta, SV được đánh giá thông minh, tiếp thu nhanh nhưng thiếu sự dấn thân trong học tập và kiếm việc làm”.
Phó Hiệu trưởng ĐH FPT Nguyễn Xuân Phong chia sẻ mô hình liên kết với doanh nghiệp ở trường FPT giúp SV đi thực tập từ năm thứ ba. Trường xem đó là một kỳ học thực tế và kết quả có không ít SV được doanh nghiệp trả lương từ 2 đến 5 triệu đồng/tháng, ký hợp đồng làm việc khi còn ngồi trên giảng đường.
Xử tệ với ước mơ
Anh Cao Duy Phong, 27 tuổi, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hasaico, gây sự chú ý đặc biệt trong buổi tọa đàm. Anh Phong khởi sự khi trong túi ít khi có đến 100 nghìn đồng.
Không có ai tư vấn, chàng trai quê Bắc Giang thi vào khoa đầu máy xe lửa ở ĐH Giao thông vận tải Hà Nội. Ra trường, anh lao thẳng ra thương trường để làm quảng cáo, truyền thông rồi tự lập Cty với hàng trăm nhân viên.
Anh Phong nói: “Trước mỗi mục tiêu, tôi suy nghĩ nhiều, suy nghĩ để nói ra, nói được thì phải hành động, hành động để thành thói quen. Nhiều người khi gặp tôi đã nói số tôi gặp may. Tôi lại nghĩ, tôi đã tạo được nhiều thói quen tốt”.
“SV hay mắc một loại bệnh, đó là dồn việc cho ngày mai, đối xử tệ với ước mơ của mình”, anh Phong nói. Ví như việc học để thi, sinh viên hay có thói quen để gần thi mới học.
“Hầu hết SV đều có ước mơ, thậm chí mơ làm thủ tướng. Nhưng hãy bắt tay vào ngay từ những việc nhỏ khi còn là SV”, anh Phong chia sẻ.
Theo Nguyễn Hà - TPO
http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=238586
Sinh viên tại Ngày quốc tế tình nguyện - Ảnh: Nguyễn Hà
Đánh giá về chất lượng SV tốt nghiệp hiện nay, ông Tào Đức Thắng, Phó Giám đốc Viettel Telecom, người từng phỏng vấn hàng nghìn lao động cho rằng đầu ra SV hiện nay kém chất lượng so với thế hệ cách đây 5 đến 10 năm dù điều kiện học tập hiện nay thuận lợi.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói Việt Nam đang đối mặt với nghịch lý đầu vào chặt, đầu ra lỏng. Theo bà Lan, chỉ có khoảng 50% SV ra trường làm việc được ngay, đúng chuyên môn.
Bà Lan còn cho rằng thực trạng đầu ra nguồn nhân lực có chất lượng thấp hơn trước có trách nhiệm từ hai phía, nhà trường và ý thức tự giác của SV.
Về giải pháp, bà Lan nói ngành giáo dục cần có sự chuyển biến mạnh mẽ, nên để doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình đào tạo.
Tiến sĩ Nguyễn Lê Minh, chuyên gia lao động việc làm, nói: “Mỗi kỳ nghỉ hè, SV nước ngoài thường lăn xả đi kiếm tiền để trải nghiệm thực tiễn. Ở nước ta, SV được đánh giá thông minh, tiếp thu nhanh nhưng thiếu sự dấn thân trong học tập và kiếm việc làm”.
Phó Hiệu trưởng ĐH FPT Nguyễn Xuân Phong chia sẻ mô hình liên kết với doanh nghiệp ở trường FPT giúp SV đi thực tập từ năm thứ ba. Trường xem đó là một kỳ học thực tế và kết quả có không ít SV được doanh nghiệp trả lương từ 2 đến 5 triệu đồng/tháng, ký hợp đồng làm việc khi còn ngồi trên giảng đường.
Xử tệ với ước mơ
Anh Cao Duy Phong, 27 tuổi, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hasaico, gây sự chú ý đặc biệt trong buổi tọa đàm. Anh Phong khởi sự khi trong túi ít khi có đến 100 nghìn đồng.
Không có ai tư vấn, chàng trai quê Bắc Giang thi vào khoa đầu máy xe lửa ở ĐH Giao thông vận tải Hà Nội. Ra trường, anh lao thẳng ra thương trường để làm quảng cáo, truyền thông rồi tự lập Cty với hàng trăm nhân viên.
Anh Phong nói: “Trước mỗi mục tiêu, tôi suy nghĩ nhiều, suy nghĩ để nói ra, nói được thì phải hành động, hành động để thành thói quen. Nhiều người khi gặp tôi đã nói số tôi gặp may. Tôi lại nghĩ, tôi đã tạo được nhiều thói quen tốt”.
“SV hay mắc một loại bệnh, đó là dồn việc cho ngày mai, đối xử tệ với ước mơ của mình”, anh Phong nói. Ví như việc học để thi, sinh viên hay có thói quen để gần thi mới học.
“Hầu hết SV đều có ước mơ, thậm chí mơ làm thủ tướng. Nhưng hãy bắt tay vào ngay từ những việc nhỏ khi còn là SV”, anh Phong chia sẻ.
Theo Nguyễn Hà - TPO