PDA

View Full Version : huấn luyện PCCC là bài học đầu tiên cho lực lượng bảo vệ trước khi bố trí công tác tại các mục tiêu


2star
24-10-2013, 09:20 AM
Dấu hiệu nguy hiểm, cách tự bảo vệ khi gas rò rỉ





Van bình bị rò, ống dẫn gas bị thủng, đứt do chuột cắn hoặc bếp không kín... đều là những nguyên nhân có thể biến bình gas gia đình thành "bom nổ chậm". Các chuyên gia kiểm định giới thiệu những cách cơ bản để người dân tự bảo vệ mình.





Những dấu hiệu nguy hiểm





Gas bốc mùi: Do đường dây dẫn gas bị xì, khoá van bị hỏng hoặc ống gas nối sai khớp. Lúc này cần khóa ngay van bình ga, hãy mở tung cửa để giảm bớt nồng độ của gas. Nếu ngửi thấy mùi gas đậm đặc, bình rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh, nhiệt độ trong phòng tăng lên phải nhanh chóng mở toang cửa, dùng quạt tay quạt bớt nồng độ gas. Đặc biệt chú ý không bật tắt các thiết bị điện, tốt nhất là ngắt được nguồn điện từ xa, sau đó gọi ngay thợ sửa chữa đến kiểm tra.

Đặc biệt chú ý không bật lửa lên xem; không bật quạt điện, tránh tia đánh lửa của quạt gây cháy. Lấy xà phòng bít vào chỗ khí gas thoát ra, phun nước vào bình, nếu thấy bình phồng lên ngay lập tức chạy thoát ra ngoài, đề phòng bình gas nổ. Tuy nhiên, theo tính toán thì bình gas rất hiếm khi nổ vì được thiết kế với vật liệu đặc biệt. Thường là cháy nổ lượng gas rò rỉ ra bên ngoài, với sức nổ rất mạnh.

Sự cố về nguồn lửa: Khi bếp ga không bắt lửa, ngọn lửa cháy bất thường, có mùi gas thoát ra ngoài. Bạn cần tắt bếp ngay, khoá van bình đồng thời kiểm tra lại mâm chia lửa có bị đặt lệch không, lau khô sứ đánh điện của bếp hoặc kiểm tra có gì bị ảnh hưởng vào mâm lửa không? Nước sạch cũng có thể gây đỏ lửa bất thường, vì thế đáy nồi ướt lửa cũng sẽ bị đỏ.

Bếp gas không bắt lửa: Bạn chỉ cần lặp lại động tác bật lửa liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Nếu dây dẫn gas bị gãy dập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn. Kiểm tra bộ đánh lửa nếu bị bẩn, bạn cần tháo kiềng bếp dùng vải khô để lau sạch bộ đánh lửa.

Lửa bị đỏ: Xử lý bằng cách thường xuyên vệ sinh bếp gas. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngọn lửa bị đỏ là do nhà bạn mới sơn hoặc quét vôi mới. Hiện tượng này không cần xử lý, khoảng vài ngày tự nhiên sẽ hết.

Lửa phát tiếng kêu: Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt bếp gas chưa điều chỉnh chính xác bộ phận không khí, hoa sen (họng lửa) lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa bị nghẹt. Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách lắp lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.

Ngoài ra, không nên sử dụng bình gas mini cũ vì độ an toàn không như bình mới. Với bình gas mới cũng cần phải xem hạn sử dụng, nhà sản xuất có uy tín không, có được kiểm định chất lượng, an toàn...


Cần định kỳ thay mới hệ thống dây dẫn bình gas theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Với bình thuốc diệt côn trùng, tuyệt đối không để gần ngọn lửa, không được xịt thuốc dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.







» Clip: Nổ bình gas sập nhà, 2 cháu bé tử vong (http://vtc.vn/606-308111/yahoo-news/clip-no-binh-gas-sap-nha-2-chau-be-tu-vong.htm)


Những cách tự bảo vệ khi bình gas rò rỉ[/i][/i]


Trừ bình gas minni, bình gas gia đình bằng thép hầu như rất an toàn, có thể chịu đựng được nhiệt độ và áp suất rất cao. Chính vì thế, nguyên nhân chính từ các vụ cháy nổ chủ yếu là do rò rỉ khí gas ở bên ngoài bình, từ van, ống dẫn đến thiết bị sử dụng. Hay gặp nhất là các trường hợp do gioăng của van không kín, không đảm bảo chất lượng hoặc bị lắp ẩu. Kế đến là các vụ rò khí gas do ống dẫn bị mòn, thủng hoặc chuột cắn đứt.[/i]


Bản thân khí gas rò ra không sinh ra vụ nổ, nhưng khi bắt gặp tia lửa điện hoặc có nhiệt độ đủ đạt đến mức gây cháy, hỗn hợp khí gas sẽ bắt cháy, gây nổ mạnh, nguy hiểm cho con người. Vì thế ông Lập đặc biệt lưu ý người tiêu dùng những nguyên tắc cơ bản để đối phó với rò gas:[/i]


- Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà (phát hiện có rò gas), tuyệt đối không động đến bất kỳ thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật tắt công tắt đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động.[/i]


- Lập tức khóa van bình.[/i]


- Sử dụng các phương tiện thông gió thủ công, ví dụ quạt nan hoặc mảnh bìa cactong để quạt tản khí đi. Nếu quạt máy đang chạy thì vẫn để nguyên.[/i]


- Mở hết các cửa ở phía trên bếp (không phải là các cửa ngang bếp) để tạo đối lưu lên trên, khi nào gần hết mùi mới được mở hết các cửa nhà.[/i]


Về lâu dài, để tránh sự cố rò rỉ gas, người dân nên lưu ý những điểm sau:


- Khi chọn bình gas, nên chọn đại lý chính hãng, có tên tuổi. Bạn phải biết rõ cửa hàng gas nhà mình mua ở đâu, như thế nào, tránh trường hợp đó là sản phẩm của các cơ sở sang chiết lậu.


- Bằng cảm quan, bình phải còn nguyên vẹn, không móp méo, nước sơn còn tốt, không chóc, rỉ, rỗ.


- Khi đang thay bình gas, tuyệt đối không được sử dụng hoặc vận hành các thiết bị có thể phát sinh tia lửa điện gần đó như nổ xe máy, đánh bật lửa.


- Yêu cầu người thay bình gas phải thử lại độ kín bằng nước bọt xà phòng, cả trong trạng thái mở và khóa van.


- Gia đình cũng nên tự kiểm tra thường xuyên bếp, ống dẫn gas bằng nước bọt xà phòng.


- Tủ bếp không nên làm kín, mà phải để hở để có thể ngửi được khí gas rò. Khí gas nặng nên bao giờ cũng tràn xuống dưới đất, vì thế bên dưới tủ bếp chỗ để bình gas nên để thoáng.


- Hạn chế để lọt khí gas xuống đường ống hoặc các ống cống liên thông với bên ngoài. Nếu trong nhà có cống ở bếp nối với bên ngoài, khi trong nhà có hiện tượng rò gas, khí có thể lan ra đến ngoài đường, gặp tia lửa điện tình cờ có thể cháy ngược vào trong.


- Về nguyên tắc khi sử dụng xong nên khóa van bình, không chỉ là tắt bếp, bởi có trường hợp chủ nhà đi vắng cả ngày, chuột cắn đứt dây gas mà không biết.


- Nếu bình gas nhà bạn dùng van vặn thì khi mở chỉ vặn 1-2 vòng (hơi lỏng tay) là đủ, không cần mở hết.


- Sau 3 - 5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas.





Tại công ty mình ( Công ty TNHH DV Bảo vệ Mạnh Dũng) Mỗi một nhân viên bảo vệ đều được huấn luyện những nguyên tắc về PCCC khi đến nhận công tác bảo vệ tại các nhà máy, cơ quan, bệnh viện, trường học ….


1- Công tác phòng ngừa PCCC trong nhà máy


Các nhân viên bảo vệ trong công việc hàng ngày cần chú ý và ứng phó các mối nguy hiểm. Một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra hoả hoạn tại nhà máy là do tính cẩu thả của những người hút thuốc, hoặc sự bất cẩn trong nhà bếp căng tin, sự truyền nhiệt của các thiết bị sinh nhiệt. Nhân viên bảo vệ cần ngăn chặn, thường xuyên giám sát, nhắc nhở đối với những người hút thuốc lá đặc biệt là tài xế. Nhân viên bảo vệ cũng cần phải báo cáo và xử lý nhằm đảm bảo các cưả, các lối thoát hiểm được qui định đóng mà vẫn giữ được sự thông thoáng khi xảy ra các sự cố.


Ngoài ra, trong hoạt động phòng ngừa yêu cầu nhân viên bảo vệ phải:


· Thường xuyên kết hợp nhà máy tổ chức thực tập công tác PCCC theo tháng hoặc quí.


· Hiểu biết cặn kẽ, biết sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy chữa cháy nhà máy.


· Tham mưu cho đơn vị chủ quản về công tác PCCC.


· Phải có danh bạ điện thoại của cảnh sát PCCC nơi gần nhất.


· Thường xuyên kiểm tra, xem xét toàn bộ các phương tiện PCCC.


· Thường xuyên tuần tra kiểm soát các khu vực dễ cháy nổ.


· Không cho đặt hàng hoá hoặc bất cứ việc gì khác gây cản trở lối vào chữa cháy, cản trở nơi để các thiết bị chữa cháy.


· Không để cho vật tư, hàng hoá, trang thiết bị, các chất dễ cháy khác trong phạm vi khoảng cách ngăn cháy.


· Có phương án PCCC chi tiết và được phổ biến cho mọi người đều biết.


2- Phát hiện đám cháy:


Khi phát hiện có đám cháy phải dùng mọi biện pháp để thông báo với các vị trí bảo vệ khác, báo cáo đơn vị Chủ quản và chỉ huy lực lượng báo vệ. Gọi điện khẩn cấp cho lực lượng công an PCCC gần nhất. Phối hợp giữa các lực lượng như công an, bảo vệ các cty lân cận… trong việc chữa cháy.


3- Biện pháp ngăn chặn:


Yếu tố thứ ba của chương trình an toàn là việc ngăn chặn đám cháy, tức là chặn nguồn gốc ngọn lửa, nếu đều này không thực hiện được thì cần thiết lập một khu vực an toàn tránh lửa. Năm khu vực cơ bản (xem như là đơn vị di tản) để ngăn chặn ngọn lửa: một căn phòng, một gian nhà, các lối ra, các khu vực được trang bị cửa chống cháy. Mỗi khu vực kể trên đều có được những đặc thù riêng để tránh ngọn lửa.


4- Di tản:


Hình thức di tản phổ biến là hình thức di tản theo bộ phận, theo nguyên tắc di tản đơn vị, kế hoạch trước tiên là di tản cán bộ và công nhân nơi xảy ra cháy tới khu vực an toàn. Hướng dẫn cán bộ công nhân và khách di chuyển ra khỏi khu vực nhà máy theo lối ra an toàn.


5- Dập tắt đám cháy:


- Khi xảy ra đám cháy thì biện pháp đầu tiên là cắt cầu dao toàn bộ khu vực có cháy, khoanh vùng khu vực không để xảy ra cháy lan, cô lập đám cháy.


- Huy động tối đa lực lượng chữa cháy tại chỗ để dập lửa.


- Tấn công vào gốc xảy ra đám cháy và chữa cháy đúng kỹ thuật.


- Sơ tán các trang thiết bị và tài liệu quan trọng đến nơi an toàn và tổ chức canh giữ


6- Bảo vệ hiện trường:


- Sau khi dập tắt được đám cháy sẽ tổ chức căng dây bảo vệ hiện trường khu vực xảy ra cháy để phục vụ cho công tác điều tra nguyên nhân cháy sau này.


- Không cho người không có phận sự ra vào khu vực đang bảo vệ.


- Canh phòng tránh khả năng phát cháy trở lại.





MỌI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN XIN QUÝ KHÁCH LIÊN HỆ[/b]


CÔNG TY TNHH DV BẢO VỆ MẠNH DŨNG – 43/2A2 Phạm Văn Chiêu, P8, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh.[/b]


ĐT: 08 398 95 921 / 08 3989 4028 [/b]


Hotline: 0988 695 248[/b] – 08 3989 4028 ( 107)[/b]


Email: thuymanhdung@gmail.com (mailto:thuymanhdung@gmail.com)


http://www.manhdungsecurity.vn


http://i6.upanh.com/2013/0628/08/56540337.chungnhanpccc.jpg (http://upanh.com/view/?id=brr1dd7ybxb)
http://i3.upanh.com/2013/0628/08/56540343.chungnhandaotao.jpg (http://upanh.com/view/?id=4rrd0ddybxd)
http://i4.upanh.com/2013/0628/08/56540344.iso.jpg (http://upanh.com/view/?id=5rr7bd8y5xg)