thao
28-05-2012, 02:56 PM
Lên cổng trời tìm chữ
Nơi đây không có đường ô tô vào xã, không chợ, không điện lưới quốc gia, không sóng PT-TH, không sóng điện thoại. Để có cái chữ, các em học Trường THCS Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) vượt hàng chục km đường rừng đến trường, căng bạt giữa rừng làm nơi trọ học…
Dựng lều trọ học giữa rừng
Từ thị trấn Mường Lát, xuôi theo phía tả ngạn sông Mã, sau hơn 4 giờ đồng hồ quăng quật trên cung đường hình sin, lởm chởm đất đá bằng xe máy, chúng tôi mới đến được Trường THCS Mường Lý. Hình ảnh đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến đây là hàng chục ngôi lều được làm bằng tranh, tre, nứa tạm bợ. Đang phân vân không biết đó là chòi canh hay nhà dân ở thì một em nhỏ khoảng 13 tuổi chạy ra, thấy chúng tôi em ngỡ ngàng rồi mời vào nhà chơi.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/04/13/can%20leu.JPG
Hàng chục ngôi lều của giáo viên, học sinh Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa.
Qua câu chuyện, chúng tôi được biết, em tên là Giàng A Sáu. Sáu cho biết căn lều của em có 3 bạn cùng trọ là Mua A Chệch (học lớp 7B), Giàng A Dũng (học lớp 8) và em, cả 3 đều là dân tộc Mông, trú tại bản Suối Uốn, cách trường 17km. Đồ đạc của các em chỉ vẻn vẹn mấy cuốn sách, vài ba bộ quần áo cũ kỹ, nhàu nát, chiếc chăn chiên mỏng treo lủng lẳng bên vách lều để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt của vùng sơn cước. Các em không có chiếu, phải nằm trên sàn được ghép bằng những thanh nứa sơ sài ọp ẹp. Nhìn vào mâm cơm trưa của ba em, chúng tôi thấy cay cay sống mũi vì ngoài giá cơm chỉ có bát măng rừng luộc và bát muối trắng. Như hiểu được tâm trạng của chúng tôi, Chệch cười gượng: "May hôm nay chúng em kiếm được măng rừng mà ăn đấy, nhiều hôm chúng em phải ăn muối trắng không”.
Đến căn lều của em Ngân Thị Thiêm (lớp 7B, trú tại bản Mau) và mấy em cùng bản, chúng tôi còn thấy thương cảm hơn khi thấy góc bếp, nồi niêu lạnh tanh. Thiêm bảo: "Vụ lúa, ngô vừa rồi do hạn hán kéo dài nên bị mất mùa. Từ đầu tháng 4 đến nay, em và các bạn trọ cùng lều chỉ ăn một bữa cơm trong ngày”. Im lặng giây lát, Thiêm lại lí nhí trong miệng: “Dù đói, nhưng em sẽ quyết tâm bám trường, bám lớp học chữ, với mong ước sau này xua được cái đói, giảm dần cái nghèo cho gia đình".
Thầy Lê Xuân Giang, Thư ký hội đồng Trường THCS Mường Lý, cho biết do nhà các em ở xa có nơi cách trường 26 km đường rừng nên các em phải cắt rừng, đi bộ men theo các đường mòn. Trường chưa có nhà ở cho giáo viên và học sinh nên phải vào rừng chặt tre, nứa dựng lều ở tạm. Không điện, không có tiền để mua nến, dầu thắp cả tháng, các em tranh thủ học vào những thời gian không lên lớp, "khổ lắm nhà báo ơi".
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/04/13/hoc%20bai.jpg
Dù cuộc sống khó khăn và luôn phải đối mặt với cái đói, các em quyết tâm bám trường lớp học chữ.
Ước mong về tương lai
Rời Mường Lý, chúng tôi tìm đường lên bản Sài Khao. Nghe thấy ai cũng lắc đầu bảo: “Không có người dẫn đường thì không lên được đâu, xa lắm”. Nhờ sự giới thiệu của ông Đinh Công Đại, chủ tịch UBND xã Mường Lý, chúng tôi đã được Trung úy Lê Xuân Hiền, bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn dẫn đường. Anh Hiền cho biết, từ trung tâm xã vào Sài Khao gần 30km, chủ yếu là đường rừng, trời mưa thế này nên rất nguy hiểm không biết trong đêm nay có vào được tới nơi không?
Khoảng gần 20km đầu, mặc dù đường dốc, trơn trượt, khó đi nhưng chúng tôi vẫn có thể đi được. Tuy nhiên, từ bản Trung Thắng vào Sài Khao với gần 10km nữa thì chúng tôi đành… 1 người dắt, 2 người đẩy xe. Vật lộn với xe, dốc, đá hộc, đói khát, mệt mỏi…, hơn 10h đêm chúng tôi cũng đến được nhà anh Vàng A Sú, công an viên. Lúc này chúng tôi ai cũng đói và mệt mỏi, cũng may anh Hiền đi xin được ít măng khô, vợ con anh Sú thì nấu cơm cho chúng tôi ăn. Hôm sau, anh Hiền dẫn chúng tôi ra thăm thầy và trò Trường tiểu học Tây Tiến.
Đó là ngôi trường xiêu vẹo được dựng lên trên nền đất, trong phòng không có lấy một chiếc bàn ngay ngắn, một mẩu của thân tre được treo lên thay thế cho chiếc trống. Trong lớp học, vài em học sinh nhỏ thó, đen nhẻm trong những bộ quần áo không lành lặn đang ê a học đánh vần.
Cô Vàng A Cường cho biết, trường chỉ vẻn vẹn có 3 giáo viên là Vàng A Lủ, Phan Thị Phòn và cô Cường. Cô Cường cho biết trước mỗi giờ học giáo viên phải đi gọi học sinh đến lớp, có khi đang giảng bài cũng thấy học sinh bỏ trốn ra ngoài, về nhà… thả trâu.
Khi cô Cường được phân công vào dạy ở đây, nhiều người trong gia đình cô không đồng ý vì ở đó khó khăn quá, bố mẹ thương con gái nên nhờ người quen xin cho cô dạy ở gần thị trấn. Nhưng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và mong muốn các em ở vùng sâu, vùng xa được no chữ, cô vào Sài Khao công tác. Nơi đây quanh năm chỉ có sương mù bao phủ, từ trung tâm xã phải đi bộ nửa ngày mới đến trường. Đường chưa có, phương tiện đi lại duy nhất là đi bộ, mọi hoạt động giao lưu với bên ngoài bị cản trở, chỉ cần một trận mưa đổ xuống là bị chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Muốn mua bán gì thì đi bộ đến chợ cách đó 20 km để mua về tất cả những gì có thể phục vụ nhu cầu sống tối thiểu như mắm muối, lạc, cá khô, thuốc chữa bệnh thông thường.
Phòng học cũng là nơi ở của cô được dựng tạm bằng tre, nứa, lợp lá. Mùa rét, không khí lạnh tràn vào vách nứa khiến cả cô trò run cầm cập, trời mưa mấy cô trò lại lo tránh dột, hễ cứ gió to là nơm nớp lo lớp sập. Điện chưa có, lớp học cũng phải chịu cảnh tối tăm, giờ lên lớp các em phải căng mắt lên bảng ghi chép và nghe giảng bài. Tối tối, bên ngọn đèn dầu leo lét, cô lại tất bật bên trang giáo án, nhiều lúc mắt cay xè nhưng cũng phải cố gắng cho xong. Không điện đồng nghĩa với không tivi, không điện thoại và cũng có nghĩa với mù tịt thông tin nếu không mốn nói bị cô lập với thế giới bên ngoài sôi động. “Cuộc sống khó khăn, 1 năm chỉ về nhà được 2-3 lần, trong khi đó em lại chưa chồng, nhiều lúc buồn, em chỉ muốn bỏ về thị trấn. Nhưng mình về rồi, ai sẽ dạy các em…” - cô giáo Phòn tâm sự
Ông Vàng A Sỹ, trưởng bản Sài Khao nói với chúng tôi: "Nhờ tới lớp mà bọn trẻ trong bản biết tiếng phổ thông, biết giữ vệ sinh, vâng lời cha mẹ. Trước mắt, vẫn còn một số gia đình do kinh tế khó khăn hoặc do quan niệm lạc hậu đã không kiên quyết cho trẻ đến trường. Nhưng, trong tương lai, con cái của đồng bào chúng tôi sẽ được học cái chữ nhiều hơn”.
Trên đường xuống núi, chúng tôi được biết hiện nay huyện Mường Lát đang tiến hành khảo sát, xây dựng tuyến đường lớn vào tận bản, không những thế, công ty Viettel cũng vừa tài trợ 2 tỷ đồng cho xã Mường Lý xây ký túc xá cho học sinh và giáo viên ở. Đây là niềm vui lớn của các thầy cô quanh năm trên đỉnh núi gieo chữ bởi khi Sài Khao - Mường Lý có thể giao thương được với bên ngoài, các em học sinh có thể yên tâm ở và học trong những ngôi nhà mới, con đừng đến trường sẽ bớt nhọc nhằn.
Theo Dân trí.
Nơi đây không có đường ô tô vào xã, không chợ, không điện lưới quốc gia, không sóng PT-TH, không sóng điện thoại. Để có cái chữ, các em học Trường THCS Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) vượt hàng chục km đường rừng đến trường, căng bạt giữa rừng làm nơi trọ học…
Dựng lều trọ học giữa rừng
Từ thị trấn Mường Lát, xuôi theo phía tả ngạn sông Mã, sau hơn 4 giờ đồng hồ quăng quật trên cung đường hình sin, lởm chởm đất đá bằng xe máy, chúng tôi mới đến được Trường THCS Mường Lý. Hình ảnh đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến đây là hàng chục ngôi lều được làm bằng tranh, tre, nứa tạm bợ. Đang phân vân không biết đó là chòi canh hay nhà dân ở thì một em nhỏ khoảng 13 tuổi chạy ra, thấy chúng tôi em ngỡ ngàng rồi mời vào nhà chơi.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/04/13/can%20leu.JPG
Hàng chục ngôi lều của giáo viên, học sinh Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa.
Qua câu chuyện, chúng tôi được biết, em tên là Giàng A Sáu. Sáu cho biết căn lều của em có 3 bạn cùng trọ là Mua A Chệch (học lớp 7B), Giàng A Dũng (học lớp 8) và em, cả 3 đều là dân tộc Mông, trú tại bản Suối Uốn, cách trường 17km. Đồ đạc của các em chỉ vẻn vẹn mấy cuốn sách, vài ba bộ quần áo cũ kỹ, nhàu nát, chiếc chăn chiên mỏng treo lủng lẳng bên vách lều để chống chọi với mùa đông khắc nghiệt của vùng sơn cước. Các em không có chiếu, phải nằm trên sàn được ghép bằng những thanh nứa sơ sài ọp ẹp. Nhìn vào mâm cơm trưa của ba em, chúng tôi thấy cay cay sống mũi vì ngoài giá cơm chỉ có bát măng rừng luộc và bát muối trắng. Như hiểu được tâm trạng của chúng tôi, Chệch cười gượng: "May hôm nay chúng em kiếm được măng rừng mà ăn đấy, nhiều hôm chúng em phải ăn muối trắng không”.
Đến căn lều của em Ngân Thị Thiêm (lớp 7B, trú tại bản Mau) và mấy em cùng bản, chúng tôi còn thấy thương cảm hơn khi thấy góc bếp, nồi niêu lạnh tanh. Thiêm bảo: "Vụ lúa, ngô vừa rồi do hạn hán kéo dài nên bị mất mùa. Từ đầu tháng 4 đến nay, em và các bạn trọ cùng lều chỉ ăn một bữa cơm trong ngày”. Im lặng giây lát, Thiêm lại lí nhí trong miệng: “Dù đói, nhưng em sẽ quyết tâm bám trường, bám lớp học chữ, với mong ước sau này xua được cái đói, giảm dần cái nghèo cho gia đình".
Thầy Lê Xuân Giang, Thư ký hội đồng Trường THCS Mường Lý, cho biết do nhà các em ở xa có nơi cách trường 26 km đường rừng nên các em phải cắt rừng, đi bộ men theo các đường mòn. Trường chưa có nhà ở cho giáo viên và học sinh nên phải vào rừng chặt tre, nứa dựng lều ở tạm. Không điện, không có tiền để mua nến, dầu thắp cả tháng, các em tranh thủ học vào những thời gian không lên lớp, "khổ lắm nhà báo ơi".
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/04/13/hoc%20bai.jpg
Dù cuộc sống khó khăn và luôn phải đối mặt với cái đói, các em quyết tâm bám trường lớp học chữ.
Ước mong về tương lai
Rời Mường Lý, chúng tôi tìm đường lên bản Sài Khao. Nghe thấy ai cũng lắc đầu bảo: “Không có người dẫn đường thì không lên được đâu, xa lắm”. Nhờ sự giới thiệu của ông Đinh Công Đại, chủ tịch UBND xã Mường Lý, chúng tôi đã được Trung úy Lê Xuân Hiền, bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn dẫn đường. Anh Hiền cho biết, từ trung tâm xã vào Sài Khao gần 30km, chủ yếu là đường rừng, trời mưa thế này nên rất nguy hiểm không biết trong đêm nay có vào được tới nơi không?
Khoảng gần 20km đầu, mặc dù đường dốc, trơn trượt, khó đi nhưng chúng tôi vẫn có thể đi được. Tuy nhiên, từ bản Trung Thắng vào Sài Khao với gần 10km nữa thì chúng tôi đành… 1 người dắt, 2 người đẩy xe. Vật lộn với xe, dốc, đá hộc, đói khát, mệt mỏi…, hơn 10h đêm chúng tôi cũng đến được nhà anh Vàng A Sú, công an viên. Lúc này chúng tôi ai cũng đói và mệt mỏi, cũng may anh Hiền đi xin được ít măng khô, vợ con anh Sú thì nấu cơm cho chúng tôi ăn. Hôm sau, anh Hiền dẫn chúng tôi ra thăm thầy và trò Trường tiểu học Tây Tiến.
Đó là ngôi trường xiêu vẹo được dựng lên trên nền đất, trong phòng không có lấy một chiếc bàn ngay ngắn, một mẩu của thân tre được treo lên thay thế cho chiếc trống. Trong lớp học, vài em học sinh nhỏ thó, đen nhẻm trong những bộ quần áo không lành lặn đang ê a học đánh vần.
Cô Vàng A Cường cho biết, trường chỉ vẻn vẹn có 3 giáo viên là Vàng A Lủ, Phan Thị Phòn và cô Cường. Cô Cường cho biết trước mỗi giờ học giáo viên phải đi gọi học sinh đến lớp, có khi đang giảng bài cũng thấy học sinh bỏ trốn ra ngoài, về nhà… thả trâu.
Khi cô Cường được phân công vào dạy ở đây, nhiều người trong gia đình cô không đồng ý vì ở đó khó khăn quá, bố mẹ thương con gái nên nhờ người quen xin cho cô dạy ở gần thị trấn. Nhưng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và mong muốn các em ở vùng sâu, vùng xa được no chữ, cô vào Sài Khao công tác. Nơi đây quanh năm chỉ có sương mù bao phủ, từ trung tâm xã phải đi bộ nửa ngày mới đến trường. Đường chưa có, phương tiện đi lại duy nhất là đi bộ, mọi hoạt động giao lưu với bên ngoài bị cản trở, chỉ cần một trận mưa đổ xuống là bị chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Muốn mua bán gì thì đi bộ đến chợ cách đó 20 km để mua về tất cả những gì có thể phục vụ nhu cầu sống tối thiểu như mắm muối, lạc, cá khô, thuốc chữa bệnh thông thường.
Phòng học cũng là nơi ở của cô được dựng tạm bằng tre, nứa, lợp lá. Mùa rét, không khí lạnh tràn vào vách nứa khiến cả cô trò run cầm cập, trời mưa mấy cô trò lại lo tránh dột, hễ cứ gió to là nơm nớp lo lớp sập. Điện chưa có, lớp học cũng phải chịu cảnh tối tăm, giờ lên lớp các em phải căng mắt lên bảng ghi chép và nghe giảng bài. Tối tối, bên ngọn đèn dầu leo lét, cô lại tất bật bên trang giáo án, nhiều lúc mắt cay xè nhưng cũng phải cố gắng cho xong. Không điện đồng nghĩa với không tivi, không điện thoại và cũng có nghĩa với mù tịt thông tin nếu không mốn nói bị cô lập với thế giới bên ngoài sôi động. “Cuộc sống khó khăn, 1 năm chỉ về nhà được 2-3 lần, trong khi đó em lại chưa chồng, nhiều lúc buồn, em chỉ muốn bỏ về thị trấn. Nhưng mình về rồi, ai sẽ dạy các em…” - cô giáo Phòn tâm sự
Ông Vàng A Sỹ, trưởng bản Sài Khao nói với chúng tôi: "Nhờ tới lớp mà bọn trẻ trong bản biết tiếng phổ thông, biết giữ vệ sinh, vâng lời cha mẹ. Trước mắt, vẫn còn một số gia đình do kinh tế khó khăn hoặc do quan niệm lạc hậu đã không kiên quyết cho trẻ đến trường. Nhưng, trong tương lai, con cái của đồng bào chúng tôi sẽ được học cái chữ nhiều hơn”.
Trên đường xuống núi, chúng tôi được biết hiện nay huyện Mường Lát đang tiến hành khảo sát, xây dựng tuyến đường lớn vào tận bản, không những thế, công ty Viettel cũng vừa tài trợ 2 tỷ đồng cho xã Mường Lý xây ký túc xá cho học sinh và giáo viên ở. Đây là niềm vui lớn của các thầy cô quanh năm trên đỉnh núi gieo chữ bởi khi Sài Khao - Mường Lý có thể giao thương được với bên ngoài, các em học sinh có thể yên tâm ở và học trong những ngôi nhà mới, con đừng đến trường sẽ bớt nhọc nhằn.
Theo Dân trí.