psmvn
28-05-2012, 02:55 PM
Bi, hài chuyện thi lại đại học
Nhiều gia đình lo lắng về nghề nghiệp nên áp đặt “giấc mơ” vào đại học cho con cái ngay cả khi các em không đủ năng lực và không thích ngành học.
Ngày nào cũng vậy cứ vừa từ trường về đến nhà là Hà Linh (CĐ Công nghệ và kinh tế HN) lại bị cha mẹ giục tìm lớp học ôn để năm nay thi lại đại học.
Không thích cũng phải thi
Năm ngoái thi ĐH Công nghiệp HN nhưng Linh chỉ được 12 điểm và đủ vào CĐ. Gia đình quyết định để Linh đi học nhưng ban chỉ dụ năm nay phải vào ĐH. “ Sức học của em trung bình, có thi nữa cũng không đỗ đại học. Đã vậy, em đã phải đi học tại trường, giờ có ôn thi chẳng nhớ kiến thức để mà đi thi”, Linh than thở.
http://baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bgchinhtri/20110321/xh21.3hoc.jpg
Nên để học sinh chọn ngành học theo năng lực và sở thích. Ảnh minh họa.
Cùng cảnh ngộ, Phương Loan (ĐH Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia HN) luôn trong tình trạng chán nản khi bố mẹ luôn ép Loan thi vào Học viện Ngân hàng. Lý do là vì cha mẹ đều làm ở ngân hàng, họ muốn Loan phải nối nghiệp bằng việc thi thật tốt các môn tự nhiên. Do yêu thích tiếng Anh, năm ngoái Loan thi 2 khối A, D và chỉ trúng khối D. “Cha mẹ vẫn để em học, nhưng vẫn yêu cầu năm nay thi lại khối A, dù vẫn tuân thủ mong muốn của cha mẹ nhưng em thật sự lo lắng”, Loan nói. Với Mai Dung (Lạc Long Quân) lại là một áp lực khác khi cha mẹ luôn lấy anh, chị làm “tấm gương” thúc Dung thi lại. Dung tâm sự, nhiều lúc em chỉ muốn đi khỏi nhà bởi vì anh chị em đều học trên ĐH nhưng em thi 2 năm rồi vẫn trượt. Năm ngoái điểm em đủ xét tuyển vào CĐ nhưng gia đình bắt em tiếp tục ôn thi. Vì vậy em rất nản và ức chế mỗi khi nghĩ đến việc thi tiếp.
Ép quá, dễ mất cả chì lẫn chài
Bà Nhâm Thu Lan, Hiệu trưởng trườngTrung cấp kinh tế kỹ thuật thương mại Hà Nội cho biết, sựmở rộng của nhiều trường và trào lưu “người người vào ĐH, nhà nhà vào ĐH” đã tạo áp lực cho cha mẹ, học sinh. Chính điều đó gây ra sự lãng phí cho xã hội khi cha mẹ ép con không đủ năng lực lao động trí óc vẫn phải cố thi vào đại học. Nhiều học sinh cố “gồng mình” để thi nhưng cuối cùng vẫn không đạt mong muốn của cha mẹ.
Nhận định về việc nhiều phụ huynh ép con thi lại, PGS. TS Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan cho biết, trước hết bản thân học sinh phải có chính kiến vì không ai hiểu rõ học lực của mình bằng chính học sinh. Các em phải nói cho bố mẹ hiểu khả năng của mình, nếu không sẽ mất cả chì lẫn chài. “Không có kết quả cao nếu vừa đảm bảo bài học ở trường lại vừa gấp gáp ôn thi”, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan nói.
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan cũng cho rằng, nếu phụ huynh ép buộc quá sẽ tạo sự lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng và lo âu đôi khi dẫn đến sai lầm trong cuộc sống như sử dụng chất kích thích, trầm cảm. “Gia đình phải hiểu rằng việc học xuất phát từ lợi ích của gia đình, bản thân con mình chứ không nên chạy theo giá trị ảo, không phù hợp. Cha mẹ phải cùng con cái nên bàn bạc nhận ra liệu con có đủ khả năng để thi ĐH không? Nếu thấy không đủ khả năng thì hãy sáng suốt chấp nhận và khuyến khích con vào đời bằng con đường khác nhau như học nghề, trung cấp, CĐ”, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan chia sẻ.
Theo Đất việt.
Nhiều gia đình lo lắng về nghề nghiệp nên áp đặt “giấc mơ” vào đại học cho con cái ngay cả khi các em không đủ năng lực và không thích ngành học.
Ngày nào cũng vậy cứ vừa từ trường về đến nhà là Hà Linh (CĐ Công nghệ và kinh tế HN) lại bị cha mẹ giục tìm lớp học ôn để năm nay thi lại đại học.
Không thích cũng phải thi
Năm ngoái thi ĐH Công nghiệp HN nhưng Linh chỉ được 12 điểm và đủ vào CĐ. Gia đình quyết định để Linh đi học nhưng ban chỉ dụ năm nay phải vào ĐH. “ Sức học của em trung bình, có thi nữa cũng không đỗ đại học. Đã vậy, em đã phải đi học tại trường, giờ có ôn thi chẳng nhớ kiến thức để mà đi thi”, Linh than thở.
http://baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bgchinhtri/20110321/xh21.3hoc.jpg
Nên để học sinh chọn ngành học theo năng lực và sở thích. Ảnh minh họa.
Cùng cảnh ngộ, Phương Loan (ĐH Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia HN) luôn trong tình trạng chán nản khi bố mẹ luôn ép Loan thi vào Học viện Ngân hàng. Lý do là vì cha mẹ đều làm ở ngân hàng, họ muốn Loan phải nối nghiệp bằng việc thi thật tốt các môn tự nhiên. Do yêu thích tiếng Anh, năm ngoái Loan thi 2 khối A, D và chỉ trúng khối D. “Cha mẹ vẫn để em học, nhưng vẫn yêu cầu năm nay thi lại khối A, dù vẫn tuân thủ mong muốn của cha mẹ nhưng em thật sự lo lắng”, Loan nói. Với Mai Dung (Lạc Long Quân) lại là một áp lực khác khi cha mẹ luôn lấy anh, chị làm “tấm gương” thúc Dung thi lại. Dung tâm sự, nhiều lúc em chỉ muốn đi khỏi nhà bởi vì anh chị em đều học trên ĐH nhưng em thi 2 năm rồi vẫn trượt. Năm ngoái điểm em đủ xét tuyển vào CĐ nhưng gia đình bắt em tiếp tục ôn thi. Vì vậy em rất nản và ức chế mỗi khi nghĩ đến việc thi tiếp.
Ép quá, dễ mất cả chì lẫn chài
Bà Nhâm Thu Lan, Hiệu trưởng trườngTrung cấp kinh tế kỹ thuật thương mại Hà Nội cho biết, sựmở rộng của nhiều trường và trào lưu “người người vào ĐH, nhà nhà vào ĐH” đã tạo áp lực cho cha mẹ, học sinh. Chính điều đó gây ra sự lãng phí cho xã hội khi cha mẹ ép con không đủ năng lực lao động trí óc vẫn phải cố thi vào đại học. Nhiều học sinh cố “gồng mình” để thi nhưng cuối cùng vẫn không đạt mong muốn của cha mẹ.
Nhận định về việc nhiều phụ huynh ép con thi lại, PGS. TS Tâm lý học Nguyễn Hồi Loan cho biết, trước hết bản thân học sinh phải có chính kiến vì không ai hiểu rõ học lực của mình bằng chính học sinh. Các em phải nói cho bố mẹ hiểu khả năng của mình, nếu không sẽ mất cả chì lẫn chài. “Không có kết quả cao nếu vừa đảm bảo bài học ở trường lại vừa gấp gáp ôn thi”, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan nói.
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan cũng cho rằng, nếu phụ huynh ép buộc quá sẽ tạo sự lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng và lo âu đôi khi dẫn đến sai lầm trong cuộc sống như sử dụng chất kích thích, trầm cảm. “Gia đình phải hiểu rằng việc học xuất phát từ lợi ích của gia đình, bản thân con mình chứ không nên chạy theo giá trị ảo, không phù hợp. Cha mẹ phải cùng con cái nên bàn bạc nhận ra liệu con có đủ khả năng để thi ĐH không? Nếu thấy không đủ khả năng thì hãy sáng suốt chấp nhận và khuyến khích con vào đời bằng con đường khác nhau như học nghề, trung cấp, CĐ”, PGS.TS Nguyễn Hồi Loan chia sẻ.
Theo Đất việt.