tanlapfireco
28-05-2012, 02:07 PM
LỜI TÒA SOẠN: Ban Cán sự đảng Bộ GD-ĐT đã ban hành Nghị quyết về đổi mới quản lý giáo dục đại học (GD ĐH) giai đoạn 2010-2012, trong đó "phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong của các trường, trên cơ sở các quy định của Nhà nước..." được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trao quyền tự chủ, nhưng làm thế nào, lộ trình ra sao và giải quyết mối quan hệ giữa tự chủ của cơ sở đào tạo với công tác quản lý nhà nước là những câu hỏi cần được trả lời thấu đáo.
Bài 1: Để phát triển, trường đại học cần gì ?
http://hanoimoi.com.vn/Uploads/dnghe.jpg
Giờ học thực hành tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Phương An
Câu trả lời là quyền tự chủ cao. Quyền tự chủ được cố Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, ví như khoán 10 trong GDĐH. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng, cần phải giao quyền tự chủ cho các trường. Dẫu có sự đồng thuận nhưng mức độ tự chủ của trường ĐH hiện nay mới qua "thời bao cấp". Vì sao ?
"Cơ thể" lớn trong "manh áo" nhỏ
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến tháng 9-2009, toàn quốc có 376 trường ĐH, CĐ, tăng gấp 3,7 lần so với 12 năm trước; phân bố ở 40 tỉnh thành. Trong số này có 295 trường công lập, đào tạo 87,3% tổng số sinh viên và giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo nguồn nhân lực. Quy mô đào tạo từ CĐ lên đến tiến sĩ tăng hằng năm; đến năm 2009 là 1.719.499 sinh viên (SV), tăng 2,4 lần so với năm 1997, trong đó số tuyển mới tăng 4 lần; tỷ lệ SV/vạn dân là 195, có thể đạt 200 vào năm 2010. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm 159 cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học đã đào tạo được 650 tiến sĩ; số lượng nghiên cứu sinh trong nước năm 2009 cao gấp 3,57 lần số đào tạo ở nước ngoài, học viên cao học cao gấp 15,3 lần.
Một vài con số phát triển về quy mô trên cho thấy, GDĐH đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy một điều các yếu tố đầu vào để bảo đảm cho chất lượng đào tạo chưa được kiểm soát triệt để. Sự phát triển về quy mô đào tạo nhanh, sau 22 năm tăng 13 lần, nhưng số lượng giảng viên lại không tăng nhanh tương ứng, chỉ có 3 lần, nên năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 SV thì năm 2009 con số này đã là 28. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ cũng tăng không đáng kể, sau 22 năm chỉ tăng 0,07% từ 10,09% năm 1987 lên 10,16% năm 2009. Nhưng quan trọng hơn cả là cơ chế quản lý vẫn chưa thoát khỏi tư duy bao cấp, như Bộ GD-ĐT từng nhận định. Có thể nói, "cơ thể" GDĐH đã lớn hơn rất nhiều nhưng "chiếc áo" mặc cho nó quá chật.
"Thợ may" tồi hay "thiếu vải"?
http://hanoimoi.com.vn/Uploads/SVIEN.jpg
Giờ học của sinh viên Trường Đại học FPT. Ảnh: Bảo Lâm
Trong báo cáo "Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo" mới đây của Bộ GD-ĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực này đã tự đánh giá: "Để việc nâng cao chất lượng đào tạo được thường xuyên, thiết thực thì các trường ĐH, CĐ phải vừa có quyền tự chủ cao, vừa có nghĩa vụ chịu trách nhiệm rõ ràng trước xã hội và Nhà nước. Việc tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm chỉ có thể làm được khi Chính phủ và Bộ GD-ĐT ban hành đầy đủ các quy chế, quy định chung liên quan đến các mặt hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên các quy định, quy chế này chưa đầy đủ nên việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở còn hạn chế. Các quy định về tài chính chậm đổi mới, còn nhiều bất hợp lý, hạn chế sự năng động, sáng tạo của nhà trường. Việc quy hoạch, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng chưa bảo đảm cho việc có đội ngũ giảng viên giỏi, có năng lực quản lý, sẵn sàng tham gia lãnh đạo nhà trường ngày càng cao".
Xây dựng một "hành lang pháp lý" đủ rộng và hợp lý, gồm các quy định, quy chế như điều kiện thành lập trường, mở ngành đào tạo; điều lệ trường ĐH, CĐ; quy chế đào tạo, tuyển sinh, tuyển dụng; quy định về giáo trình; quy chế quản lý chất lượng; quy chế quản lý khoa học; quyền hạn và trách nhiệm của giảng viên; quy chế quản lý tài chính... chủ yếu thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Trong khi Bộ là cơ quan duy nhất theo luật pháp được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp bộ, thì việc kiểm tra chấp hành các văn bản đó ở 30,8% tổng số cơ sở đào tạo do các bộ khác là cơ quan chủ quản, 33,2% cơ sở thuộc UBND các tỉnh quản lý còn hạn chế. Thậm chí có bộ còn ban hành các văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT. Thêm nữa, có rất nhiều quy định Bộ GD-ĐT muốn đặt ra để tạo thuận lợi cho các nhà trường nhưng phải chịu sự chi phối của các quy định của các ngành khác, nhất là về tài chính và nội vụ. Trong khi đó, khi có những vụ việc xảy ra thì trách nhiệm đều quy về ngành giáo dục.
Thực tiễn đó dường như đã tác động không nhỏ đến việc xây dựng các quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của cơ sở đào tạo theo hướng "trói chặt", thậm chí trong nhiều việc Bộ đã đóng vai trò như một trường ĐH, để dễ quản hơn. Lo lắng cho quyền lợi của người học, trách nhiệm với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, cho nên thay vì xây dựng hành lang pháp lý thì Bộ lại cầm tay chỉ việc; hệ thống quản lý nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên. Còn một nguyên nhân khiến cho việc phân cấp triệt để cho các cơ sở giáo dục chậm trễ, như cố Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo từng "bắt bệnh": "có thể vì gắn với lợi ích cục bộ nào đó". Và ông cho rằng "đây mới là cái khó, bởi người ta không thẳng thắn nói ra điều đó, nhưng thực tế là như vậy". Dẫu trong một vài năm vừa qua, Bộ GD-ĐT cũng đã nỗ lực để giao quyền tự chủ cho các trường, đặc biệt là số trường tham gia thí điểm, nhưng nhận xét trên dường như vẫn chưa lỗi thời.
Theo Kim Thoa - Hanoimoi.com.vn
Bài 1: Để phát triển, trường đại học cần gì ?
http://hanoimoi.com.vn/Uploads/dnghe.jpg
Giờ học thực hành tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Phương An
Câu trả lời là quyền tự chủ cao. Quyền tự chủ được cố Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo, ví như khoán 10 trong GDĐH. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cũng cho rằng, cần phải giao quyền tự chủ cho các trường. Dẫu có sự đồng thuận nhưng mức độ tự chủ của trường ĐH hiện nay mới qua "thời bao cấp". Vì sao ?
"Cơ thể" lớn trong "manh áo" nhỏ
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến tháng 9-2009, toàn quốc có 376 trường ĐH, CĐ, tăng gấp 3,7 lần so với 12 năm trước; phân bố ở 40 tỉnh thành. Trong số này có 295 trường công lập, đào tạo 87,3% tổng số sinh viên và giữ vai trò nòng cốt trong đào tạo nguồn nhân lực. Quy mô đào tạo từ CĐ lên đến tiến sĩ tăng hằng năm; đến năm 2009 là 1.719.499 sinh viên (SV), tăng 2,4 lần so với năm 1997, trong đó số tuyển mới tăng 4 lần; tỷ lệ SV/vạn dân là 195, có thể đạt 200 vào năm 2010. Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm 159 cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học đã đào tạo được 650 tiến sĩ; số lượng nghiên cứu sinh trong nước năm 2009 cao gấp 3,57 lần số đào tạo ở nước ngoài, học viên cao học cao gấp 15,3 lần.
Một vài con số phát triển về quy mô trên cho thấy, GDĐH đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân và nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy một điều các yếu tố đầu vào để bảo đảm cho chất lượng đào tạo chưa được kiểm soát triệt để. Sự phát triển về quy mô đào tạo nhanh, sau 22 năm tăng 13 lần, nhưng số lượng giảng viên lại không tăng nhanh tương ứng, chỉ có 3 lần, nên năm 1987, một giảng viên đào tạo bình quân 6,6 SV thì năm 2009 con số này đã là 28. Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ cũng tăng không đáng kể, sau 22 năm chỉ tăng 0,07% từ 10,09% năm 1987 lên 10,16% năm 2009. Nhưng quan trọng hơn cả là cơ chế quản lý vẫn chưa thoát khỏi tư duy bao cấp, như Bộ GD-ĐT từng nhận định. Có thể nói, "cơ thể" GDĐH đã lớn hơn rất nhiều nhưng "chiếc áo" mặc cho nó quá chật.
"Thợ may" tồi hay "thiếu vải"?
http://hanoimoi.com.vn/Uploads/SVIEN.jpg
Giờ học của sinh viên Trường Đại học FPT. Ảnh: Bảo Lâm
Trong báo cáo "Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo" mới đây của Bộ GD-ĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực này đã tự đánh giá: "Để việc nâng cao chất lượng đào tạo được thường xuyên, thiết thực thì các trường ĐH, CĐ phải vừa có quyền tự chủ cao, vừa có nghĩa vụ chịu trách nhiệm rõ ràng trước xã hội và Nhà nước. Việc tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm chỉ có thể làm được khi Chính phủ và Bộ GD-ĐT ban hành đầy đủ các quy chế, quy định chung liên quan đến các mặt hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên các quy định, quy chế này chưa đầy đủ nên việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở còn hạn chế. Các quy định về tài chính chậm đổi mới, còn nhiều bất hợp lý, hạn chế sự năng động, sáng tạo của nhà trường. Việc quy hoạch, đánh giá đội ngũ hiệu trưởng chưa bảo đảm cho việc có đội ngũ giảng viên giỏi, có năng lực quản lý, sẵn sàng tham gia lãnh đạo nhà trường ngày càng cao".
Xây dựng một "hành lang pháp lý" đủ rộng và hợp lý, gồm các quy định, quy chế như điều kiện thành lập trường, mở ngành đào tạo; điều lệ trường ĐH, CĐ; quy chế đào tạo, tuyển sinh, tuyển dụng; quy định về giáo trình; quy chế quản lý chất lượng; quy chế quản lý khoa học; quyền hạn và trách nhiệm của giảng viên; quy chế quản lý tài chính... chủ yếu thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ĐT. Trong khi Bộ là cơ quan duy nhất theo luật pháp được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp bộ, thì việc kiểm tra chấp hành các văn bản đó ở 30,8% tổng số cơ sở đào tạo do các bộ khác là cơ quan chủ quản, 33,2% cơ sở thuộc UBND các tỉnh quản lý còn hạn chế. Thậm chí có bộ còn ban hành các văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT. Thêm nữa, có rất nhiều quy định Bộ GD-ĐT muốn đặt ra để tạo thuận lợi cho các nhà trường nhưng phải chịu sự chi phối của các quy định của các ngành khác, nhất là về tài chính và nội vụ. Trong khi đó, khi có những vụ việc xảy ra thì trách nhiệm đều quy về ngành giáo dục.
Thực tiễn đó dường như đã tác động không nhỏ đến việc xây dựng các quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của cơ sở đào tạo theo hướng "trói chặt", thậm chí trong nhiều việc Bộ đã đóng vai trò như một trường ĐH, để dễ quản hơn. Lo lắng cho quyền lợi của người học, trách nhiệm với chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, cho nên thay vì xây dựng hành lang pháp lý thì Bộ lại cầm tay chỉ việc; hệ thống quản lý nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên. Còn một nguyên nhân khiến cho việc phân cấp triệt để cho các cơ sở giáo dục chậm trễ, như cố Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo từng "bắt bệnh": "có thể vì gắn với lợi ích cục bộ nào đó". Và ông cho rằng "đây mới là cái khó, bởi người ta không thẳng thắn nói ra điều đó, nhưng thực tế là như vậy". Dẫu trong một vài năm vừa qua, Bộ GD-ĐT cũng đã nỗ lực để giao quyền tự chủ cho các trường, đặc biệt là số trường tham gia thí điểm, nhưng nhận xét trên dường như vẫn chưa lỗi thời.
Theo Kim Thoa - Hanoimoi.com.vn