dunglevo
28-05-2012, 02:07 PM
Theo kết quả một khảo sát mới đây tại Hàn Quốc, phần lớn HS cấp ba nghĩ rằng giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư thục có năng lực hơn giáo viên tại trường học chính của họ và giúp họ nhiều hơn trong việc chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH.
Học sinh cấp ba Hàn Quốc cũng cho rằng các thầy cô giáo ở cơ sở dạy thêm tư nhân giao tiếp tốt với học sinh và giúp họ vun đắp nghị lực, ý chí.
Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI) vừa công bố bản báo cáo này sau khi tiến hành khảo sát 13.000 học sinh từ 107 trường cấp ba trên toàn quốc.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/02/22/hoc%20them2222010.jpg
Học sinh bắt xe buýt để đến các lớp học thêm ở Seocho-dong, nam Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Korea Times)
Cuộc khảo sát cho thấy các giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân nhận được những điểm số cao hơn so với giáo viên tại các trường học về tính chuyên nghiệp cũng như tính thực tiễn trong công tác giảng dạy.
Học sinh cho biết khi xét đến sự nhiệt tình, giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân hoàn toàn vượt trội các giáo viên ở các trường học. Các em cũng nghĩ rằng các giáo viên của cơ sở dạy thêm tư nhân chuẩn bị bài giảng tốt hơn và phản ứng nhanh nhạy hơn với những thay đổi trong các kỳ thi tuyển sinh.
Giáo viên tại các cơ sở tư nhân cũng nhận được điểm số cao hơn trong việc tôn trọng ý kiến của học sinh và hiểu học sinh.
Choi Sang-keun, nhà nghiên cứu hàng đầu tại KEDI, nói rằng các giáo viên trường công nên quan tâm đến báo cáo này, mặc dù kết quả cuộc khảo sát không nhất thiết có nghĩa rằng các giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân tác động đến những thói quen học tập hay cuộc sống của học sinh nhiều hơn những gì họ đang làm.
Yoon, một học sinh cấp ba 18 tuổi, là người tham gia vào cuộc nghiên cứu của KEDI. Yoon cho biết cậu thường ngủ trong suốt các tiết học toán ở trường và sẽ học bù khi đến cơ sở luyện thi mà cậu đang tham gia.
Một bậc phụ huynh tên Suh nói rằng giáo viên ở các trường học có vẻ không còn mấy quan trọng đối với học sinh ngày nay.
“Năm ngoái, đứa con lớn của tôi bước vào cấp hai, nhưng giáo viên chủ nhiệm của nó có vẻ không quan tâm đến các vấn đề của học sinh”, bà Suh cho biết.
“Một lần con trai tôi bị ốm và phải nghỉ học. Tôi đã gọi cho giáo viên chủ nhiệm của cháu vào buổi chiều và giáo viên đó thậm chí không biết cháu vắng mặt”.
Vị phụ huynh này nói rằng giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân thường xuyên khuyên bảo học sinh và liên lạc với phụ huynh. “Khi các giáo viên tại cơ sở luyện thi của con trai tôi cho biết họ sắp chuyển đi, các bậc phụ huynh đã yêu cầu cơ sở này phải tìm mọi cách để giữ chân họ lại. Tôi nghĩ rằng có một số điều là sai trái nhưng đó là thực tế”.
Tuy nhiên, giáo viên tại các trường học thì cho rằng họ phải dành hết thời gian để hướng dẫn học sinh và cho công việc hành chính bên cạnh công tác giảng dạy, vì thế, thật không công bằng khi so sánh họ với các giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân.
“Giáo viên của các cơ sở dạy thêm tư nhân phải thu hút nhiều học sinh hơn và khi họ làm tốt điều đó, sẽ có thêm nhiều học sinh đến với họ”, một sinh viên đại học sư phạm nói.
“Tuy nhiên, giáo viên tại các trường học được phân công dạy học sinh ngay cả khi họ dạy những học sinh này rất kém. Đó là sự khác biệt giữa một công việc được bảo đảm và một công việc không được bảo đảm. Tôi thừa nhận giáo viên tại các trường công phải làm quá nhiều việc nhỏ nhặt. Tôi đã mất 4 tuần đào tạo kỹ năng sư phạm hồi tháng trước và nếm trải việc các giáo viên nặng gánh với công việc hành chính như thế nào”.
Từ tháng 3 tới, Bộ Khoa học Giáo dục và Công nghệ Hàn Quốc sẽ giới thiệu một chương trình đánh giá giáo viên và công bố kết quả từ năm tiếp theo. Sự hài lòng của học sinh và phụ huynh sẽ được đưa vào quá trình thẩm định. Bộ Khoa học Giáo dục và Công nghệ Hàn Quốc tin rằng hệ thống mới sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các giáo viên trong công tác giảng dạy học sinh.
Võ Hiền
Theo Korea Times
Dân Trí
Học sinh cấp ba Hàn Quốc cũng cho rằng các thầy cô giáo ở cơ sở dạy thêm tư nhân giao tiếp tốt với học sinh và giúp họ vun đắp nghị lực, ý chí.
Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc (KEDI) vừa công bố bản báo cáo này sau khi tiến hành khảo sát 13.000 học sinh từ 107 trường cấp ba trên toàn quốc.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/02/22/hoc%20them2222010.jpg
Học sinh bắt xe buýt để đến các lớp học thêm ở Seocho-dong, nam Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Korea Times)
Cuộc khảo sát cho thấy các giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân nhận được những điểm số cao hơn so với giáo viên tại các trường học về tính chuyên nghiệp cũng như tính thực tiễn trong công tác giảng dạy.
Học sinh cho biết khi xét đến sự nhiệt tình, giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân hoàn toàn vượt trội các giáo viên ở các trường học. Các em cũng nghĩ rằng các giáo viên của cơ sở dạy thêm tư nhân chuẩn bị bài giảng tốt hơn và phản ứng nhanh nhạy hơn với những thay đổi trong các kỳ thi tuyển sinh.
Giáo viên tại các cơ sở tư nhân cũng nhận được điểm số cao hơn trong việc tôn trọng ý kiến của học sinh và hiểu học sinh.
Choi Sang-keun, nhà nghiên cứu hàng đầu tại KEDI, nói rằng các giáo viên trường công nên quan tâm đến báo cáo này, mặc dù kết quả cuộc khảo sát không nhất thiết có nghĩa rằng các giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân tác động đến những thói quen học tập hay cuộc sống của học sinh nhiều hơn những gì họ đang làm.
Yoon, một học sinh cấp ba 18 tuổi, là người tham gia vào cuộc nghiên cứu của KEDI. Yoon cho biết cậu thường ngủ trong suốt các tiết học toán ở trường và sẽ học bù khi đến cơ sở luyện thi mà cậu đang tham gia.
Một bậc phụ huynh tên Suh nói rằng giáo viên ở các trường học có vẻ không còn mấy quan trọng đối với học sinh ngày nay.
“Năm ngoái, đứa con lớn của tôi bước vào cấp hai, nhưng giáo viên chủ nhiệm của nó có vẻ không quan tâm đến các vấn đề của học sinh”, bà Suh cho biết.
“Một lần con trai tôi bị ốm và phải nghỉ học. Tôi đã gọi cho giáo viên chủ nhiệm của cháu vào buổi chiều và giáo viên đó thậm chí không biết cháu vắng mặt”.
Vị phụ huynh này nói rằng giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân thường xuyên khuyên bảo học sinh và liên lạc với phụ huynh. “Khi các giáo viên tại cơ sở luyện thi của con trai tôi cho biết họ sắp chuyển đi, các bậc phụ huynh đã yêu cầu cơ sở này phải tìm mọi cách để giữ chân họ lại. Tôi nghĩ rằng có một số điều là sai trái nhưng đó là thực tế”.
Tuy nhiên, giáo viên tại các trường học thì cho rằng họ phải dành hết thời gian để hướng dẫn học sinh và cho công việc hành chính bên cạnh công tác giảng dạy, vì thế, thật không công bằng khi so sánh họ với các giáo viên tại các cơ sở dạy thêm tư nhân.
“Giáo viên của các cơ sở dạy thêm tư nhân phải thu hút nhiều học sinh hơn và khi họ làm tốt điều đó, sẽ có thêm nhiều học sinh đến với họ”, một sinh viên đại học sư phạm nói.
“Tuy nhiên, giáo viên tại các trường học được phân công dạy học sinh ngay cả khi họ dạy những học sinh này rất kém. Đó là sự khác biệt giữa một công việc được bảo đảm và một công việc không được bảo đảm. Tôi thừa nhận giáo viên tại các trường công phải làm quá nhiều việc nhỏ nhặt. Tôi đã mất 4 tuần đào tạo kỹ năng sư phạm hồi tháng trước và nếm trải việc các giáo viên nặng gánh với công việc hành chính như thế nào”.
Từ tháng 3 tới, Bộ Khoa học Giáo dục và Công nghệ Hàn Quốc sẽ giới thiệu một chương trình đánh giá giáo viên và công bố kết quả từ năm tiếp theo. Sự hài lòng của học sinh và phụ huynh sẽ được đưa vào quá trình thẩm định. Bộ Khoa học Giáo dục và Công nghệ Hàn Quốc tin rằng hệ thống mới sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các giáo viên trong công tác giảng dạy học sinh.
Võ Hiền
Theo Korea Times
Dân Trí