phuochiep_corporation
28-05-2012, 02:49 PM
Băng dòng Kỳ Cùng đi đón chữ
Dòng Kỳ Cùng chia xã Tĩnh Bắc (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) thành 2 phần, mỗi bên 5 thôn bản. Trường THCS nằm một bên, 3 phân trường tiểu học lại ở bờ bên kia con sông nên nhiều học sinh phải hàng ngày vượt sông đi học.
Trường THCS Tĩnh Bắc có 173 học sinh thì một nửa hàng ngày phải vượt sông đi học, số trẻ em tiểu học nhà ở phía bên trường THCS lại hàng ngày vượt sông sang bên kia con sông để đến phân trường tiểu học Bản Quyêng.
Mùa nước sông cạn các em còn lội sông đi học được chứ đến mùa mưa thì số học sinh này chỉ có cách nghỉ học hàng tháng trời.
Vương Thị Hiến, học sinh lớp 9, Trường THCS Tĩnh Bắc cho biết: có năm, phải nghỉ đến gần 2 tháng mùa mưa, các em thường mượn vở các bạn bên kia sông để chép và học bù.
Những học sinh Trường THCS Tĩnh Bắc nhà tận bản Hu, cách trường 12 km phải đi học từ 5h30’ sáng mới kịp giờ học.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211171651_1.JPG
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211171800_2.JPG
Những học sinh có xe đạp thì có thể xuất phát muộn hơn nhưng đưa xe được qua sông cũng khá vất vả.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211171919_3.JPG
Nhà bên bản Tằm Hán, cháu bé này hàng sáng lại phải ngược sang phân trường bản Quyêng để học. Đã thành thói quen trước khi vượt sông cháu bé xắn cao ống quần.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211172112_4.JPG
Tuy mùa này nước cạn chỉ đến đầu gối nhưng tiết trời lạnh giá khiến các cháu bé không khỏi xuýt xoa vì rét.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211172945_5.JPG
Với những đứa trẻ ở đây, việc lội sông đã thành thói quen, ngay cả việc phải đeo những chiếc ba lô cồng kênh so với cơ thể.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173035_6.JPG
Với chiếc cặp to quá khổ trên lưng, cậu bé này còn nhàn nhã hơn những bé phải dùng túi nilon hay chỉ là một tập sách trơ khấc xách trên tay.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173115_7.JPG
Không có cặp hay ba lô đựng sách vở, cậu bé dò dẫm từng bước để tránh nước làm ướt sách vở.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173158_8.JPG
Nhà ở bản Tằm Hán, phân trường lại bên kia sông, cậu bé này quá bé để có thể vượt sông nên hàng ngày mẹ cậu vẫn phải đưa đón.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173705_9.JPG
Nhiều bậc phụ huynh vẫn hàng ngày đồng hành đưa con đến trường
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173741_10.JPG
Chị Lường Thị Trang nhà ở bản Tằm Hán sáng nào cũng cõng một con, một cháu lội sông đến phân trường Bản Quyêng
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173821_11.JPG
Vượt qua đoạn sông, những học sinh THCS này còn quãng đường 5km đường núi gập ghềnh nữa mới đến được trường nằm ở trung tâm xã.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173859_12.JPG
Đã nhiều thế hệ, những học sinh người Tày, Nùng ở xã Tĩnh Bắc vẫn phải lội qua con sông Kỳ Cùng để đến trường trong cả những lúc trời rét cắt da cắt thịt. Nhưng đối với học sinh nơi đây, buồn nhất vẫn là mùa mưa nước chảy xiết, ngập trắng hai bên bờ sông không thể đến trường.
Theo VNN.
Dòng Kỳ Cùng chia xã Tĩnh Bắc (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) thành 2 phần, mỗi bên 5 thôn bản. Trường THCS nằm một bên, 3 phân trường tiểu học lại ở bờ bên kia con sông nên nhiều học sinh phải hàng ngày vượt sông đi học.
Trường THCS Tĩnh Bắc có 173 học sinh thì một nửa hàng ngày phải vượt sông đi học, số trẻ em tiểu học nhà ở phía bên trường THCS lại hàng ngày vượt sông sang bên kia con sông để đến phân trường tiểu học Bản Quyêng.
Mùa nước sông cạn các em còn lội sông đi học được chứ đến mùa mưa thì số học sinh này chỉ có cách nghỉ học hàng tháng trời.
Vương Thị Hiến, học sinh lớp 9, Trường THCS Tĩnh Bắc cho biết: có năm, phải nghỉ đến gần 2 tháng mùa mưa, các em thường mượn vở các bạn bên kia sông để chép và học bù.
Những học sinh Trường THCS Tĩnh Bắc nhà tận bản Hu, cách trường 12 km phải đi học từ 5h30’ sáng mới kịp giờ học.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211171651_1.JPG
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211171800_2.JPG
Những học sinh có xe đạp thì có thể xuất phát muộn hơn nhưng đưa xe được qua sông cũng khá vất vả.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211171919_3.JPG
Nhà bên bản Tằm Hán, cháu bé này hàng sáng lại phải ngược sang phân trường bản Quyêng để học. Đã thành thói quen trước khi vượt sông cháu bé xắn cao ống quần.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211172112_4.JPG
Tuy mùa này nước cạn chỉ đến đầu gối nhưng tiết trời lạnh giá khiến các cháu bé không khỏi xuýt xoa vì rét.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211172945_5.JPG
Với những đứa trẻ ở đây, việc lội sông đã thành thói quen, ngay cả việc phải đeo những chiếc ba lô cồng kênh so với cơ thể.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173035_6.JPG
Với chiếc cặp to quá khổ trên lưng, cậu bé này còn nhàn nhã hơn những bé phải dùng túi nilon hay chỉ là một tập sách trơ khấc xách trên tay.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173115_7.JPG
Không có cặp hay ba lô đựng sách vở, cậu bé dò dẫm từng bước để tránh nước làm ướt sách vở.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173158_8.JPG
Nhà ở bản Tằm Hán, phân trường lại bên kia sông, cậu bé này quá bé để có thể vượt sông nên hàng ngày mẹ cậu vẫn phải đưa đón.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173705_9.JPG
Nhiều bậc phụ huynh vẫn hàng ngày đồng hành đưa con đến trường
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173741_10.JPG
Chị Lường Thị Trang nhà ở bản Tằm Hán sáng nào cũng cõng một con, một cháu lội sông đến phân trường Bản Quyêng
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173821_11.JPG
Vượt qua đoạn sông, những học sinh THCS này còn quãng đường 5km đường núi gập ghềnh nữa mới đến được trường nằm ở trung tâm xã.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2010/12/11/17/20101211173859_12.JPG
Đã nhiều thế hệ, những học sinh người Tày, Nùng ở xã Tĩnh Bắc vẫn phải lội qua con sông Kỳ Cùng để đến trường trong cả những lúc trời rét cắt da cắt thịt. Nhưng đối với học sinh nơi đây, buồn nhất vẫn là mùa mưa nước chảy xiết, ngập trắng hai bên bờ sông không thể đến trường.
Theo VNN.