giangthanh
28-05-2012, 02:49 PM
Thả nổi đào tạo tại chức - Kỳ 1: Chất lượng phập phù
Tổ chức lớp học lỏng lẻo, sinh viên thường xuyên vắng học, thậm chí thuê người học thay, thi cử tương đối dễ dãi... là tình trạng khá phổ biến của hệ đào tạo tại chức hiện nay. Giảng viên vì nhiều lý do mà nhắm mắt "cho qua" những sinh viên chưa đạt yêu cầu tối thiểu.
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=468385
Các sinh viên năm 2 lớp đào tạo đại học tại chức tại TP.HCM "chia" tài liệu trước khi vào phòng thi học kỳ I chiều 9-12 - Ảnh: Như Hùng
Tối 7-12, phòng học lớp ĐH kế toán hệ vừa làm vừa học tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có trên 100 sinh viên, trong đó hầu hết là người trẻ tuổi. Phía trên, giảng viên trình bày bài giảng. Ở dưới, một phần sinh viên ghi chép, một phần ngồi nói chuyện với nhau.
H., sinh viên lớp này, cho biết đã tốt nghiệp trung cấp và hiện là nhân viên kế toán một trường học tại TP.HCM. H. thi liên thông ĐH không đậu, quyết định dự thi tại chức và trúng tuyển.
Vắng mặt nhiều hơn đi học
Trong khi đó, tại lớp ĐH tại chức ngành luật do Trường ĐH Đà Lạt mở tại TP.HCM đặt cơ sở ở đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, số sinh viên đi học thường xuyên ít hơn số vắng mặt. L. - một sinh viên đang học tại đây - nói lớp 120 người nhưng nhiều khi đi học chỉ được 1/3. Mỗi năm chỉ học tập trung năm tháng nhưng nếu tính cả thời gian vắng, nhiều người đi học chẳng được bao nhiêu, chỉ vào lớp khi kết thúc môn để xem giới hạn thi cử.
M., sinh viên đang học năm 4 hệ tại chức ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết lớp có 119 sinh viên nhưng số thường xuyên đến lớp chỉ 40-50%.
K. - sinh viên ĐH tại chức năm 4 ngành tài chính nhà nước Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (điểm học tại Trường Dự bị ĐH TP.HCM) - cho biết lớp có 80 người, hầu hết đều là thí sinh không đậu ĐH chính quy thi vào, số người đã đi làm học không nhiều. Trong số này khoảng 20% thường xuyên vắng mặt.
Tương tự, M. - sinh viên năm 4 hệ tại chức ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cũng cho biết: “Đến khi thi mới thấy cả lớp có mặt đông đủ và giảng viên thường cho đề mở. Môn nào thi đề đóng thì... cả lớp cùng quay bài".
K. cho biết thêm: "Thi cử có giảng viên coi thi rất khó nhưng cũng có giảng viên rất dễ. Thư viện ở cơ sở chính của trường nên trong lớp hầu như chưa ai đi thư viện lần nào".
Trong khi đó P. ngán ngẩm cho biết học kỳ này học sáu môn nhưng chỉ có một môn hay, các môn còn lại giảng viên dạy rất chán. Nhiều lần sinh viên hỏi, giảng viên trả lời qua loa, không chính xác. Do thuê cơ sở nên không có thư viện, sinh viên tự mua tài liệu theo giới thiệu của thầy hoặc học chay.
“Đề thi tương đối dễ, giám thị cho mở tài liệu thoải mái, miễn đừng quá lộ liễu” - P. cho biết. Anh N.M.L., hiện làm việc cho một công ty xây dựng và theo học hệ tại chức ngành cầu đường Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, tâm sự: "Sinh viên tại chức phải đi làm, lo công việc nên thời gian dành cho việc học không nhiều”.
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=468398
SV lớp ĐH luật hệ tại chức Trường ĐH Đà Lạt chia nhau tài liệu trước khi thi học kỳ 1 - Ảnh: Như HùnG
Cách dạy tùy giảng viên
Một giảng viên dạy ĐH, CĐ cả chính quy và tại chức gần 30 năm nhận định: "Công bằng mà nói, không phải sinh viên tại chức nào cũng học kém, sinh viên chính quy nào cũng học giỏi. Nhưng có một thực tế mà những giảng viên bạn bè của tôi đều thừa nhận người giỏi ở hệ tại chức hiếm “như lá mùa thu”. Có hai nguyên nhân: đầu vào quá kém và cách quản lý của cơ sở đào tạo hệ này còn lỏng lẻo".
Một giảng viên khác đề nghị không nêu tên thừa nhận giảng viên dạy hệ này dường như "có sự phân biệt" trong cách ra đề cũng như cách chấm bài so với hệ chính quy. Nếu làm gắt gao, bảo đảm chẳng ai theo học và cơ sở đào tạo sẽ không mời mình giảng nữa bởi đào tạo hệ này cũng là cách kinh doanh.
Về cách quản lý, giảng viên này nói nếu hệ chính quy học theo thời khóa biểu và có thời gian tự học, tự nghiên cứu thì hệ tại chức cứ phải dạy theo cách cuốn chiếu. Giảng viên này đặt vấn đề một học phần 60 tiết mà phải dạy liền tù tì trong một tuần, mỗi ngày 10 tiết thì làm sao sinh viên tiêu hóa nổi? Hoặc làm việc cả ngày, chưa kịp nghỉ ngơi lại phải cắp sách đến học thêm mấy tiết nữa. Học như thế làm sao chất lượng được?
Thạc sĩ T. - giảng viên một trường ĐH tại TP.HCM - thẳng thắn cho rằng các lớp tại chức ở tỉnh chất lượng rất thấp. Nếu ra đề và chấm thẳng tay như chính quy thì khó có ai qua được. Do đó dù giảng theo chương trình chính quy, lược bỏ khá nhiều rồi nhưng giảng viên tự mặc định phải “nương”.
Trường chỉ quản lý về chủ trương còn cách dạy, cách cho điểm là tùy giảng viên. Người đi học cũng chỉ cần cái bằng nên cũng không ai khiếu nại về chất lượng giảng dạy!
Theo TTO.
Tổ chức lớp học lỏng lẻo, sinh viên thường xuyên vắng học, thậm chí thuê người học thay, thi cử tương đối dễ dãi... là tình trạng khá phổ biến của hệ đào tạo tại chức hiện nay. Giảng viên vì nhiều lý do mà nhắm mắt "cho qua" những sinh viên chưa đạt yêu cầu tối thiểu.
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=468385
Các sinh viên năm 2 lớp đào tạo đại học tại chức tại TP.HCM "chia" tài liệu trước khi vào phòng thi học kỳ I chiều 9-12 - Ảnh: Như Hùng
Tối 7-12, phòng học lớp ĐH kế toán hệ vừa làm vừa học tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có trên 100 sinh viên, trong đó hầu hết là người trẻ tuổi. Phía trên, giảng viên trình bày bài giảng. Ở dưới, một phần sinh viên ghi chép, một phần ngồi nói chuyện với nhau.
H., sinh viên lớp này, cho biết đã tốt nghiệp trung cấp và hiện là nhân viên kế toán một trường học tại TP.HCM. H. thi liên thông ĐH không đậu, quyết định dự thi tại chức và trúng tuyển.
Vắng mặt nhiều hơn đi học
Trong khi đó, tại lớp ĐH tại chức ngành luật do Trường ĐH Đà Lạt mở tại TP.HCM đặt cơ sở ở đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình, số sinh viên đi học thường xuyên ít hơn số vắng mặt. L. - một sinh viên đang học tại đây - nói lớp 120 người nhưng nhiều khi đi học chỉ được 1/3. Mỗi năm chỉ học tập trung năm tháng nhưng nếu tính cả thời gian vắng, nhiều người đi học chẳng được bao nhiêu, chỉ vào lớp khi kết thúc môn để xem giới hạn thi cử.
M., sinh viên đang học năm 4 hệ tại chức ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết lớp có 119 sinh viên nhưng số thường xuyên đến lớp chỉ 40-50%.
K. - sinh viên ĐH tại chức năm 4 ngành tài chính nhà nước Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (điểm học tại Trường Dự bị ĐH TP.HCM) - cho biết lớp có 80 người, hầu hết đều là thí sinh không đậu ĐH chính quy thi vào, số người đã đi làm học không nhiều. Trong số này khoảng 20% thường xuyên vắng mặt.
Tương tự, M. - sinh viên năm 4 hệ tại chức ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cũng cho biết: “Đến khi thi mới thấy cả lớp có mặt đông đủ và giảng viên thường cho đề mở. Môn nào thi đề đóng thì... cả lớp cùng quay bài".
K. cho biết thêm: "Thi cử có giảng viên coi thi rất khó nhưng cũng có giảng viên rất dễ. Thư viện ở cơ sở chính của trường nên trong lớp hầu như chưa ai đi thư viện lần nào".
Trong khi đó P. ngán ngẩm cho biết học kỳ này học sáu môn nhưng chỉ có một môn hay, các môn còn lại giảng viên dạy rất chán. Nhiều lần sinh viên hỏi, giảng viên trả lời qua loa, không chính xác. Do thuê cơ sở nên không có thư viện, sinh viên tự mua tài liệu theo giới thiệu của thầy hoặc học chay.
“Đề thi tương đối dễ, giám thị cho mở tài liệu thoải mái, miễn đừng quá lộ liễu” - P. cho biết. Anh N.M.L., hiện làm việc cho một công ty xây dựng và theo học hệ tại chức ngành cầu đường Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, tâm sự: "Sinh viên tại chức phải đi làm, lo công việc nên thời gian dành cho việc học không nhiều”.
http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=468398
SV lớp ĐH luật hệ tại chức Trường ĐH Đà Lạt chia nhau tài liệu trước khi thi học kỳ 1 - Ảnh: Như HùnG
Cách dạy tùy giảng viên
Một giảng viên dạy ĐH, CĐ cả chính quy và tại chức gần 30 năm nhận định: "Công bằng mà nói, không phải sinh viên tại chức nào cũng học kém, sinh viên chính quy nào cũng học giỏi. Nhưng có một thực tế mà những giảng viên bạn bè của tôi đều thừa nhận người giỏi ở hệ tại chức hiếm “như lá mùa thu”. Có hai nguyên nhân: đầu vào quá kém và cách quản lý của cơ sở đào tạo hệ này còn lỏng lẻo".
Một giảng viên khác đề nghị không nêu tên thừa nhận giảng viên dạy hệ này dường như "có sự phân biệt" trong cách ra đề cũng như cách chấm bài so với hệ chính quy. Nếu làm gắt gao, bảo đảm chẳng ai theo học và cơ sở đào tạo sẽ không mời mình giảng nữa bởi đào tạo hệ này cũng là cách kinh doanh.
Về cách quản lý, giảng viên này nói nếu hệ chính quy học theo thời khóa biểu và có thời gian tự học, tự nghiên cứu thì hệ tại chức cứ phải dạy theo cách cuốn chiếu. Giảng viên này đặt vấn đề một học phần 60 tiết mà phải dạy liền tù tì trong một tuần, mỗi ngày 10 tiết thì làm sao sinh viên tiêu hóa nổi? Hoặc làm việc cả ngày, chưa kịp nghỉ ngơi lại phải cắp sách đến học thêm mấy tiết nữa. Học như thế làm sao chất lượng được?
Thạc sĩ T. - giảng viên một trường ĐH tại TP.HCM - thẳng thắn cho rằng các lớp tại chức ở tỉnh chất lượng rất thấp. Nếu ra đề và chấm thẳng tay như chính quy thì khó có ai qua được. Do đó dù giảng theo chương trình chính quy, lược bỏ khá nhiều rồi nhưng giảng viên tự mặc định phải “nương”.
Trường chỉ quản lý về chủ trương còn cách dạy, cách cho điểm là tùy giảng viên. Người đi học cũng chỉ cần cái bằng nên cũng không ai khiếu nại về chất lượng giảng dạy!
Theo TTO.