thanhlongcoltd
31-07-2012, 01:45 PM
4. Mụ Giạ
Thuở ấy, nước ta gọi là nước Văn Lang do vua Hùng làm chủ. Bấy giờ ở phía Nam, nước ta giáp với nước Tiết Hầu. Nước này cũng là một nước người đông của lắm. Hai nước Văn Lang và Tiết Hầu cùng chung biên giới, núi liền núi, sông liền sông vì thế nhiều lúc không phân biệt được đâu là ranh giới. Đã có những ý kiến là phải mở một cuộc chiến tranh để phân chia rõ ràng địa giới. Hai ông vua của hai nước đều là những ông vua hiền không muốn để xảy ra một cuộc đao binh bèn thỏa thuận bằng một phương pháp giải quyết lành mạnh và hòa bình: mỗi bên cử ra một người, cùng một giờ, một ngày, ra đi từ nước mình sang phía nước kia. Hễ hai người này gặp nhau ở đâu thì lấy nơi đó làm giới hạn biên cương của mỗi nước.
Nhà Vua cho người đi rao khắp nơi, tìm người tài giỏi để đảm nhận trọng trách này, nhưng gần đến ngày hẹn vẫn chưa tìm được ai vừa ý. Lúc ấy, ở một làng quê hẻo lánh, có một người đàn bà khoẻ mạnh, chỉ sống có một mình. Vì ở cô độc lẻ loi nên mãi tới ngày cuối cùng sứ giả nhà vua mới tìm tới được. Khi biết tin này, bà ta sốt sắng nhận lời ngay. Thấy bà người to cao, khoẻ mạnh khác thường, sứ giả khấp khởi mừng thầm vội đưa ngay bà về yết kiến nhà vua. Vua vui vẻ cử ngay bà vào cuộc thi đi bộ hôm sau. Suốt đêm ấy, người ta chuẩn bị cơm nước cho bà, và mụ Giạ - tên người phụ nữ ấy, đã ăn liền mấy nong cơm lớn để tờ mờ sáng là bắt đầu vào cuộc thi đấu.
Rạng canh năm, khi gà vừa gáy báo canh tiếng thứ nhất, mụ Giạ đã khởi hành. Bà đi nhanh như chim bay, mỗi bước của bà vượt qua hai ba trái núi cao, năm sáu ngọn đồi lớn. Chưa đầy nửa buổi, bà đã đi được mấy trăm dặm đường. Đến quá trưa, chân bà đã đặt tới dãy Khai Trướng (núi Giăng Màn) ở Nghệ An, và cuối cùng bà đã gặp người của nước bên kia ở phía nam một con đèo. Từ đó, ngọn đèo trở thành biên giới phía tây nam của nước Văn Lang. Ngọn đèo ấy thuộc dãy núi Nam Giới, nằm ở giữa đất Tân Â'ởp của Hà Tĩnh và đất Bản Thong Kham của nước Lào ngày nay.
Nhà vua nhớ công ơn mở mang bờ cõi của bà bèn lấy tên bà đặt luôn cho ngọn đèo ấy. Chính là đèo Mụ Giạ ngày nay.
Thuở ấy, nước ta gọi là nước Văn Lang do vua Hùng làm chủ. Bấy giờ ở phía Nam, nước ta giáp với nước Tiết Hầu. Nước này cũng là một nước người đông của lắm. Hai nước Văn Lang và Tiết Hầu cùng chung biên giới, núi liền núi, sông liền sông vì thế nhiều lúc không phân biệt được đâu là ranh giới. Đã có những ý kiến là phải mở một cuộc chiến tranh để phân chia rõ ràng địa giới. Hai ông vua của hai nước đều là những ông vua hiền không muốn để xảy ra một cuộc đao binh bèn thỏa thuận bằng một phương pháp giải quyết lành mạnh và hòa bình: mỗi bên cử ra một người, cùng một giờ, một ngày, ra đi từ nước mình sang phía nước kia. Hễ hai người này gặp nhau ở đâu thì lấy nơi đó làm giới hạn biên cương của mỗi nước.
Nhà Vua cho người đi rao khắp nơi, tìm người tài giỏi để đảm nhận trọng trách này, nhưng gần đến ngày hẹn vẫn chưa tìm được ai vừa ý. Lúc ấy, ở một làng quê hẻo lánh, có một người đàn bà khoẻ mạnh, chỉ sống có một mình. Vì ở cô độc lẻ loi nên mãi tới ngày cuối cùng sứ giả nhà vua mới tìm tới được. Khi biết tin này, bà ta sốt sắng nhận lời ngay. Thấy bà người to cao, khoẻ mạnh khác thường, sứ giả khấp khởi mừng thầm vội đưa ngay bà về yết kiến nhà vua. Vua vui vẻ cử ngay bà vào cuộc thi đi bộ hôm sau. Suốt đêm ấy, người ta chuẩn bị cơm nước cho bà, và mụ Giạ - tên người phụ nữ ấy, đã ăn liền mấy nong cơm lớn để tờ mờ sáng là bắt đầu vào cuộc thi đấu.
Rạng canh năm, khi gà vừa gáy báo canh tiếng thứ nhất, mụ Giạ đã khởi hành. Bà đi nhanh như chim bay, mỗi bước của bà vượt qua hai ba trái núi cao, năm sáu ngọn đồi lớn. Chưa đầy nửa buổi, bà đã đi được mấy trăm dặm đường. Đến quá trưa, chân bà đã đặt tới dãy Khai Trướng (núi Giăng Màn) ở Nghệ An, và cuối cùng bà đã gặp người của nước bên kia ở phía nam một con đèo. Từ đó, ngọn đèo trở thành biên giới phía tây nam của nước Văn Lang. Ngọn đèo ấy thuộc dãy núi Nam Giới, nằm ở giữa đất Tân Â'ởp của Hà Tĩnh và đất Bản Thong Kham của nước Lào ngày nay.
Nhà vua nhớ công ơn mở mang bờ cõi của bà bèn lấy tên bà đặt luôn cho ngọn đèo ấy. Chính là đèo Mụ Giạ ngày nay.