longdatautovol
30-07-2012, 01:33 PM
Live show lông gà
Nữ ca sĩ xinh đẹp Tina Bích rụt rè bước lên bậc thềm tòa nhà lộng lẫy tại trung tâm thành phố. Ra đón cô là một người đàn ông nho nhã, thanh lịch nom rất giống đẹp trai. Sau khi mời cô ngồi xuống chiếc ghế sa-lông mềm như lông cổ vịt, ông ta nói với giọng dịu dàng như lông cổ thiên nga:
- Thưa cô, chúng tôi rất hân hạnh được tài trợ cho live show của cô. Đây là niềm khát khao cháy bỏng, là bằng chứng hùng hồn về việc coi trọng văn hóa trong quá trình phát triển của công ty.
Nữ ca sĩ muốn tan ra vì cảm xúc. Ông tài trợ tiếp lời:
- Chỉ có một điều, cô ạ, chúng tôi muốn nhân dịp này, nhắc cho khán giả toàn quốc biết tới tên sản phẩm của mình.
Ca sĩ gật đầu:
- Dạ, đó là một đòi hỏi rất tự nhiên và hợp lý ạ.
Giám đốc cười:
- Đúng thế. Nhân tiện, xin thông báo cho cô biết, công ty của tôi chuyên sản xuất chổi lông gà.
Cô gái thất thanh:
- Chổi lông gà?
- Vâng. Và tôi có thể cam đoan với cô rằng không có dụng cụ nào trên đời này lại gây nhiều xúc cảm, lại gần gũi với nghệ thuật âm nhạc nhiều như thế. Chả ai có thể thành nhạc sĩ mà không đàn. Chả ai đàn mà không dùng chổi lông gà quét sơ qua trước đó!
Nữ nghệ sĩ im lặng với lập luận hợp lý hiển nhiên này. Ông giám đốc say sưa:
- Chổi, theo quan niệm của chúng tôi, không phải là một dụng cụ lau chùi. Nó là một dụng cụ khai sáng, là thanh gươm thần. Nghệ sĩ cầm chổi chả khác nào nhạc trưởng cầm đũa chỉ huy, hễ vung lên là thế giới âm thanh nín thở hay bùng phát. Rất nhiều thiên tài trước khi biết kéo viôlông, khua trống đã biết kéo chổi và khua chổi trong phòng.
Nữ ca sĩ gật đầu:
- Vâng. Đúng!
- Để nhận được tài trợ của chúng tôi, đêm nhạc của cô phải đổi tên là “Live show lông gà”. Lưu ý, chữ live show nên nhỏ bằng ngón tay, còn chữ lông gà phải cao hai mét, dài mười mét kết bằng đèn nê-ông gắn trên sân khấu.
Ca sĩ thất kinh:
- Ôi!
Nhà tài trợ say sưa:
- Tất cả các nhạc công đều phải đội mũ mào gà. Những người múa minh họa thì phải mặc áo lông gà, riêng nam vũ công có gắn cả lông đuôi. Tha hồ sáng tạo kiểu đuôi: gà công nghiệp, gà thả vườn hay gà đông lạnh, chỉ cấm gà trống thiến mà thôi.
- Còn ca sĩ? - Cô gái thổn thức.
- Ca sĩ chúng tôi để tự nhiên, vì chúng tôi hiểu, tài trợ không phải là can thiệp thô bạo vào nghệ thuật. Chỉ nên lưu ý: Sau mỗi bài hát, bất kể nội dung gì, các nam ca sĩ cần gáy lên và các nữ ca sĩ nên cục tác một cách hoàn toàn hồn nhiên.
Cô gái cương quyết:
- Không!
Giám đốc vui vẻ:
- Nếu không chọn phương thức đó, toàn bộ nghệ sĩ có thể đồng ca bài: “Ôi lông gà mến yêu”, nhạc và lời do tôi sáng tác dựa trên một giai điệu bất hủ của Bét-to-ven. Khi hạ màn, dàn nhạc phải mở bài: “Lông gà ngày và đêm” do ông trưởng phòng tiếp thị sáng tác.
Nữ nghệ sĩ muốn chết khiếp:
- Hết rồi chứ, thưa ông?
- Còn. Bất kể bài hát là gì, công ty yêu cầu phải có tiết mục múa chổi với hai nội dung: chổi bình thường và chổi có cán. Cuối đêm diễn, đại diện cho nhà tài trợ, tức tôi đây, phải lên tặng hoa và phát biểu ngắn gọn chừng hai tiếng đồng hồ.
Về trang trí sân khấu, ta chẳng nên dùng phông màn mà dùng các cây chổi kết vào nhau. Lực lượng bảo vệ không mang dùi cui, mà cầm chổi như cầm giáo.
Cũng cần kết hợp để làm một chiến dịch PR, qua đó cô kể với báo chí là mình lớn lên ở một miền quê mang truyền thống quét dọn. Chính động tác quét dọn làm nên tâm hồn cô và chính những âm thanh của sợi lông gà đã thúc đẩy cô lao vào con đường âm nhạc.
Cô thiếu nữ gắt:
- Nhưng điều ấy không đúng.
Giám đốc bình tĩnh:
- Đừng ngại. Chổi còn là sản phẩm thơ mộng đấy. Sắp tới có những live show về keo bẫy chuột, và thuốc trừ sâu và rượu tắc kè, ai muốn xin tài trợ đều cần ca ngợi tuốt.
Rồi giám đốc an ủi:
- Cô tự ái làm gì. Hãy nghĩ một cách sâu xa: Bao nhiêu vĩ nhân đã không trưởng thành nếu thời thơ ấu không nhận vài cán chổi vào lưng hoặc dưới lưng.
Ca sĩ nước mắt lưng tròng như vừa bị đánh đau thực sự:
- Thôi được. Bao nhiêu?
Nhà tài trợ hớn hở:
- Chúng tôi xin góp hai trăm triệu đồng. Năm mươi triệu chi ngay tiền mặt. Còn lại, chi bằng hiện vật, tức... chổi lông gà!
Nữ ca sĩ xinh đẹp Tina Bích rụt rè bước lên bậc thềm tòa nhà lộng lẫy tại trung tâm thành phố. Ra đón cô là một người đàn ông nho nhã, thanh lịch nom rất giống đẹp trai. Sau khi mời cô ngồi xuống chiếc ghế sa-lông mềm như lông cổ vịt, ông ta nói với giọng dịu dàng như lông cổ thiên nga:
- Thưa cô, chúng tôi rất hân hạnh được tài trợ cho live show của cô. Đây là niềm khát khao cháy bỏng, là bằng chứng hùng hồn về việc coi trọng văn hóa trong quá trình phát triển của công ty.
Nữ ca sĩ muốn tan ra vì cảm xúc. Ông tài trợ tiếp lời:
- Chỉ có một điều, cô ạ, chúng tôi muốn nhân dịp này, nhắc cho khán giả toàn quốc biết tới tên sản phẩm của mình.
Ca sĩ gật đầu:
- Dạ, đó là một đòi hỏi rất tự nhiên và hợp lý ạ.
Giám đốc cười:
- Đúng thế. Nhân tiện, xin thông báo cho cô biết, công ty của tôi chuyên sản xuất chổi lông gà.
Cô gái thất thanh:
- Chổi lông gà?
- Vâng. Và tôi có thể cam đoan với cô rằng không có dụng cụ nào trên đời này lại gây nhiều xúc cảm, lại gần gũi với nghệ thuật âm nhạc nhiều như thế. Chả ai có thể thành nhạc sĩ mà không đàn. Chả ai đàn mà không dùng chổi lông gà quét sơ qua trước đó!
Nữ nghệ sĩ im lặng với lập luận hợp lý hiển nhiên này. Ông giám đốc say sưa:
- Chổi, theo quan niệm của chúng tôi, không phải là một dụng cụ lau chùi. Nó là một dụng cụ khai sáng, là thanh gươm thần. Nghệ sĩ cầm chổi chả khác nào nhạc trưởng cầm đũa chỉ huy, hễ vung lên là thế giới âm thanh nín thở hay bùng phát. Rất nhiều thiên tài trước khi biết kéo viôlông, khua trống đã biết kéo chổi và khua chổi trong phòng.
Nữ ca sĩ gật đầu:
- Vâng. Đúng!
- Để nhận được tài trợ của chúng tôi, đêm nhạc của cô phải đổi tên là “Live show lông gà”. Lưu ý, chữ live show nên nhỏ bằng ngón tay, còn chữ lông gà phải cao hai mét, dài mười mét kết bằng đèn nê-ông gắn trên sân khấu.
Ca sĩ thất kinh:
- Ôi!
Nhà tài trợ say sưa:
- Tất cả các nhạc công đều phải đội mũ mào gà. Những người múa minh họa thì phải mặc áo lông gà, riêng nam vũ công có gắn cả lông đuôi. Tha hồ sáng tạo kiểu đuôi: gà công nghiệp, gà thả vườn hay gà đông lạnh, chỉ cấm gà trống thiến mà thôi.
- Còn ca sĩ? - Cô gái thổn thức.
- Ca sĩ chúng tôi để tự nhiên, vì chúng tôi hiểu, tài trợ không phải là can thiệp thô bạo vào nghệ thuật. Chỉ nên lưu ý: Sau mỗi bài hát, bất kể nội dung gì, các nam ca sĩ cần gáy lên và các nữ ca sĩ nên cục tác một cách hoàn toàn hồn nhiên.
Cô gái cương quyết:
- Không!
Giám đốc vui vẻ:
- Nếu không chọn phương thức đó, toàn bộ nghệ sĩ có thể đồng ca bài: “Ôi lông gà mến yêu”, nhạc và lời do tôi sáng tác dựa trên một giai điệu bất hủ của Bét-to-ven. Khi hạ màn, dàn nhạc phải mở bài: “Lông gà ngày và đêm” do ông trưởng phòng tiếp thị sáng tác.
Nữ nghệ sĩ muốn chết khiếp:
- Hết rồi chứ, thưa ông?
- Còn. Bất kể bài hát là gì, công ty yêu cầu phải có tiết mục múa chổi với hai nội dung: chổi bình thường và chổi có cán. Cuối đêm diễn, đại diện cho nhà tài trợ, tức tôi đây, phải lên tặng hoa và phát biểu ngắn gọn chừng hai tiếng đồng hồ.
Về trang trí sân khấu, ta chẳng nên dùng phông màn mà dùng các cây chổi kết vào nhau. Lực lượng bảo vệ không mang dùi cui, mà cầm chổi như cầm giáo.
Cũng cần kết hợp để làm một chiến dịch PR, qua đó cô kể với báo chí là mình lớn lên ở một miền quê mang truyền thống quét dọn. Chính động tác quét dọn làm nên tâm hồn cô và chính những âm thanh của sợi lông gà đã thúc đẩy cô lao vào con đường âm nhạc.
Cô thiếu nữ gắt:
- Nhưng điều ấy không đúng.
Giám đốc bình tĩnh:
- Đừng ngại. Chổi còn là sản phẩm thơ mộng đấy. Sắp tới có những live show về keo bẫy chuột, và thuốc trừ sâu và rượu tắc kè, ai muốn xin tài trợ đều cần ca ngợi tuốt.
Rồi giám đốc an ủi:
- Cô tự ái làm gì. Hãy nghĩ một cách sâu xa: Bao nhiêu vĩ nhân đã không trưởng thành nếu thời thơ ấu không nhận vài cán chổi vào lưng hoặc dưới lưng.
Ca sĩ nước mắt lưng tròng như vừa bị đánh đau thực sự:
- Thôi được. Bao nhiêu?
Nhà tài trợ hớn hở:
- Chúng tôi xin góp hai trăm triệu đồng. Năm mươi triệu chi ngay tiền mặt. Còn lại, chi bằng hiện vật, tức... chổi lông gà!