hungbaoco
30-07-2012, 01:31 PM
Đôi lúc giữa cuộc sống bề bộn học tập, mưu sinh, bạn bè...gia đình. thấy mình mệt mỏi, muốn "rúc" vào một nơi không ai quen,không ai biết, để được đắm mình trong cảm giác thư thái...tôi lại tìm đến những quán nước "của riêng tôi"
8 giờ tối, tại quán cà phê Tưởng Niệm, đường Trần Bình Trọng, quận Gò Vấp đã đông khách. Phần lớn khách đến quán cà phê khác thường đi có đôi hoặc cả nhóm bạn bè, nhưng khách đến với Tưởng Niệm thường đi một mình. Mỗi người ngồi một góc, theo đuổi những suy tư và chiêm nghiệm theo cách riêng. Không gian nơi này dường như cách biệt hẳn với thế giới nhộn nhịp và sôi động bên ngoài.
Lặng lẽ, u hoài
Đúng như tên gọi của quán, trước khi vào quán cà phê, khách phải đi qua một khu đất còn vài ngôi mộ cổ (hình như là mộ của người Hoa) được quét vôi màu trắng, vì vậy quán còn có một cái tên khác do chính những người khách đặt là quán Cổ Mộ. Vào trong quán dễ nhận thấy một không khí tĩnh lặng bao trùm. Khách đến đây, ngoài việc ngồi một mình để tưởng niệm, còn một thú vui khác là có thể tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp qua nhiều bức trướng trang trí treo khắp quán. Đặc trưng của quán còn là những bản nhạc tiền chiến luôn réo rắt như nhắc về quá khứ vừa u hoài, vừa bi tráng. Quán chia làm ba khu, khu dành cho những người đàm đạo theo kiểu Nhật, khu mái hiên treo nhiều ảnh trắng đen và khu sân vườn với thiên nhiên thoáng đãng. Một nhà thơ trẻ khá nổi tiếng cho hay: "Dù yêu thích quán này nhưng tôi chỉ đến quán lúc nào cần suy tư, bởi nếu không có tâm trạng đó thì chính tôi sẽ phá hỏng không khí nơi đây. Vì vậy chỉ khi nào muốn "Ta nghiêng vai soi lại đời mình..." thì tôi mới tìm đến quán".
Cũng với gu tương tự như Tưởng Niệm, nhưng Cõi Riêng ( Nguyễn Cảnh Chân, quận 1) lại là cõi dành riêng cho... hai người nên khách đến đây thường là những cặp tình nhân. Điểm nổi bật của Cõi Riêng là rất kén khách bởi không gian rất yên tĩnh khác hắn với khuynh hướng hôm nay. Như luật bất thành văn, khách vào quán không nói chuyện ồn ào. Khi bạn cần được phục vụ, sẽ có ngay một nhân viên đứng... im lặng ngay bên cạnh... kiên trì chờ đợi "lệnh" (tất cả cũng chỉ là lệnh thì thầm). Nền nhạc chủ đạo của quán là những giai điệu bài hát của Trịnh Công Sơn. Chính những bài hát bất hủ của nhạc sĩ này đã trở thành nét độc đáo dành cho những người mê nhạc Trịnh. Sen xanh, ly trắng, cỏ lau bày ở các góc tối, góc sáng trong căn phòng là cách trang trí ấn tượng tại đây. Chị Hoàng Hương, một khách hàng quen thuộc của quán, nhận xét: Ai không thích chỗ quá lặng lẽ thì đừng đến. Nhưng ai đã sợ ồn ào, từng bị ám ảnh khung cảnh náo nhiệt của phố xá thị thành thì nơi đây sẽ là... thiên đường.
Chộp bắt ý tưởng
Chỉ với diện tích gần 100m², nhưng quán La Fenêtre de Soleil (Cửa Sổ Mặt Trời) nằm ở tầng 2 trong một khu chung cư trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 luôn đông khách. Với ý tưởng sắp đặt những vật dụng tưởng như "bỏ xó", anh Takayuki Sawamura, một nhà thiết kế nổi tiếng của Nhật, đã biến căn hộ chung cư này thành một quán cà phê "không giống ai". Cửa Sổ Mặt Trời như một ngôi nhà hoang sơ với cầu thang ọp ẹp, tường gạch thô, cửa ra vào ố vàng, cũ kỹ. Cách bài trí ở đây thật lạ: Mỗi thứ chỉ một món. Ở góc này là một chiếc giường cổ giăng mùng dành cho khách ngồi thưởng thức cà phê, ở góc kia là một mặt bàn được làm từ khung cửa rỉ sét. Chiếc đồng hồ quả lắc cách đây vài thập kỷ là điểm nhấn, gợi nét hoài cổ về nội thất thời thuộc địa. Phần đông khách đến đây đều là dân làm trong ngành quảng cáo, vì vậy họ coi Cửa Sổ Mặt Trời như là nơi lý tưởng để gợi tư duy và tìm thông tin về một ngành hiện được xem là thời thượng. Nguyễn Quí, nhân viên một công ty quảng cáo, cho biết: Nơi đây có thể xem là một trường học dành cho người muốn hiểu biết thêm về các kỹ xảo, kỹ thuật trong quảng cáo. Nhiều người đang làm nghề copywriter (viết bài quảng cáo) còn xem quán là nguồn cảm hứng để sáng tạo. Tại đây, khách còn có thể trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình vì ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở quán là tiếng Anh và tiếng Pháp. Điểm khiến Cửa Sổ Mặt Trời trở thành quán lạ còn ở chỗ, do phục vụ chủ yếu cho người làm công ty nên quán chỉ mở cửa từ 11 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày. Sau 19 giờ là hoạt động của quán bar và đóng cửa vào ngày chủ nhật.
Quán Hình Như Là trên đường Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận lại dành riêng cho các bạn trẻ. Quán không rộng nhưng lúc nào cũng đông khách. Mới 19 giờ, nhưng quán đã không còn một chỗ ngồi. Điểm thu hút khách chính là... những cuốn nhật ký. Mỗi người khách đến đây đều có thể trải lòng mình trên những trang giấy, từ những khoảnh khắc hạnh phúc của một đôi bạn trẻ đang yêu đến những phút giận hờn vu vơ hay đơn giản chỉ là những khi bị điểm kém trong học tập..., tất cả đều được lưu lại đây. Quán sẽ chọn lọc những đoạn nhật ký hay nhất để chuyền đọc. Có thể tìm ở đây một cảm nhận dễ thương như: "Sao hẹn anh mà em lại không đến? Ngoài trời đang mưa, chẳng biết em có nhớ mang theo áo mưa không hay lại lấy cớ quên để thỏa thích vùng vẫy trong mưa, để mặc mưa tạt vào mặt, vào người mình... Một thói quen mà từ khi yêu anh, em phải từ bỏ...". Có thể nói những câu viết ở đây khá văn vẻ mùi mẫn, toát lên một cõi lòng... không hề sợ ai đàm tiếu. Vợ chồng anh Nghĩa - chị Xuân, cặp khách hàng lâu năm của quán, cho biết: "Thỉnh thoảng chúng tôi quay trở lại quán, đọc những dòng lưu bút dành cho nhau thời đang yêu... để "hâm nóng" lại tình yêu của mình".
Mua gì-bán nấy
Khó có thể kể hết, đi hết các quán cà phê lạ. tại Nguyễn Đình Chiểu, quận 1 lại có Nirvana (có tên tiếng Việt là Niết Bàn). Dù nằm ở trung tâm TP nhưng rất ít người biết đến quán bởi nhìn từ bên ngoài, quán giống như một ngôi biệt thự khép kín. Đúng như cõi Niết Bàn, không khí trầm mặc, tĩnh lặng, ánh sáng hư ảo của căn phòng từ hàng trăm ngọn đèn dầu. Nội thất nơi này là đồ gỗ giả cổ với những tấm phản lớn, ghế bành, rương, gụ... Khách đến quán thích không gian góc tối, góc sáng của Niết Bàn, họ ngồi hàng giờ trong tư thế thiền và hít thở không khí trong lành từ khu vườn cây, tiểu cảnh trồng đầy hoa sen và hoa súng. "Nhưng điểm đặc biệt nhất của quán lại là dịch vụ bán hàng nội thất. Khách có thể chọn mua vật dụng bày tại đây, từ chiếc quạt cổ, đèn cổ hay bàn ghế với nhiều kiểu khác nhau". Một nhân viên phục vụ quảng cáo như vậy.
Riêng quán I-box Hai Bà Trưng, quận 1) lại thiên về xu hướng nội thất châu Âu. Khách vào quán có cảm giác như được uống cà phê ngay tại nhà của mình bởi kiểu trang trí của quán như căn nhà thu nhỏ với những bộ sofa, bàn ăn, bàn phấn, gương soi.. Toàn bộ nội thất và các vật dụng ở đây đều được bày bán nên khách có thể chọn mua bất cứ món nào. Mỗi món hàng đều được ghi sẵn giá bán, món đắt tiền có giá từ vài chục đến vài trăm đôla như bộ xa-lông, tủ kệ, ghế, đèn ngủ... đến những món chỉ vài đôla như gối ôm, khăn trải bàn, khăn ăn, rèm cửa... thậm chí bán luôn cả ly, chén... nếu bạn muốn mua. Chị Liên Hoa, một khách hàng thích sưu tập đồ trang trí nội thất, thỉnh thoảng vẫn đến quán để chọn mua những vật dụng nội thất mới được bày bán.
Sài Gòn cà phê lạ không chỉ dừng lại ở vài quán trên đây. Vào những điểm khác nhau, một số quán vẫn có những hình thức phục vụ độc đáo. Như quán Yoko trên đường Nguyễn Thị Diệu, quận 3 là nơi tụ họp của các sinh viên ngành xây dựng, kiến trúc, bởi chủ quán này là những chàng sinh viên trường kiến trúc. Vào những tối cuối tuần, chính những chàng trai này tự đàn, tự hát những nhạc phẩm Beatles bất hủ để phục vụ khách. Gần đây, nhiều người hay nhắc đến quán Yesterday (trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1) bởi sự xuất hiện một lồng chim bồ câu lớn - biểu tượng của hòa bình - được treo trước cửa quán.
Đấy chính là chốn đi về của cái gọi là cõi riêng của tâm hồn
8 giờ tối, tại quán cà phê Tưởng Niệm, đường Trần Bình Trọng, quận Gò Vấp đã đông khách. Phần lớn khách đến quán cà phê khác thường đi có đôi hoặc cả nhóm bạn bè, nhưng khách đến với Tưởng Niệm thường đi một mình. Mỗi người ngồi một góc, theo đuổi những suy tư và chiêm nghiệm theo cách riêng. Không gian nơi này dường như cách biệt hẳn với thế giới nhộn nhịp và sôi động bên ngoài.
Lặng lẽ, u hoài
Đúng như tên gọi của quán, trước khi vào quán cà phê, khách phải đi qua một khu đất còn vài ngôi mộ cổ (hình như là mộ của người Hoa) được quét vôi màu trắng, vì vậy quán còn có một cái tên khác do chính những người khách đặt là quán Cổ Mộ. Vào trong quán dễ nhận thấy một không khí tĩnh lặng bao trùm. Khách đến đây, ngoài việc ngồi một mình để tưởng niệm, còn một thú vui khác là có thể tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp qua nhiều bức trướng trang trí treo khắp quán. Đặc trưng của quán còn là những bản nhạc tiền chiến luôn réo rắt như nhắc về quá khứ vừa u hoài, vừa bi tráng. Quán chia làm ba khu, khu dành cho những người đàm đạo theo kiểu Nhật, khu mái hiên treo nhiều ảnh trắng đen và khu sân vườn với thiên nhiên thoáng đãng. Một nhà thơ trẻ khá nổi tiếng cho hay: "Dù yêu thích quán này nhưng tôi chỉ đến quán lúc nào cần suy tư, bởi nếu không có tâm trạng đó thì chính tôi sẽ phá hỏng không khí nơi đây. Vì vậy chỉ khi nào muốn "Ta nghiêng vai soi lại đời mình..." thì tôi mới tìm đến quán".
Cũng với gu tương tự như Tưởng Niệm, nhưng Cõi Riêng ( Nguyễn Cảnh Chân, quận 1) lại là cõi dành riêng cho... hai người nên khách đến đây thường là những cặp tình nhân. Điểm nổi bật của Cõi Riêng là rất kén khách bởi không gian rất yên tĩnh khác hắn với khuynh hướng hôm nay. Như luật bất thành văn, khách vào quán không nói chuyện ồn ào. Khi bạn cần được phục vụ, sẽ có ngay một nhân viên đứng... im lặng ngay bên cạnh... kiên trì chờ đợi "lệnh" (tất cả cũng chỉ là lệnh thì thầm). Nền nhạc chủ đạo của quán là những giai điệu bài hát của Trịnh Công Sơn. Chính những bài hát bất hủ của nhạc sĩ này đã trở thành nét độc đáo dành cho những người mê nhạc Trịnh. Sen xanh, ly trắng, cỏ lau bày ở các góc tối, góc sáng trong căn phòng là cách trang trí ấn tượng tại đây. Chị Hoàng Hương, một khách hàng quen thuộc của quán, nhận xét: Ai không thích chỗ quá lặng lẽ thì đừng đến. Nhưng ai đã sợ ồn ào, từng bị ám ảnh khung cảnh náo nhiệt của phố xá thị thành thì nơi đây sẽ là... thiên đường.
Chộp bắt ý tưởng
Chỉ với diện tích gần 100m², nhưng quán La Fenêtre de Soleil (Cửa Sổ Mặt Trời) nằm ở tầng 2 trong một khu chung cư trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 luôn đông khách. Với ý tưởng sắp đặt những vật dụng tưởng như "bỏ xó", anh Takayuki Sawamura, một nhà thiết kế nổi tiếng của Nhật, đã biến căn hộ chung cư này thành một quán cà phê "không giống ai". Cửa Sổ Mặt Trời như một ngôi nhà hoang sơ với cầu thang ọp ẹp, tường gạch thô, cửa ra vào ố vàng, cũ kỹ. Cách bài trí ở đây thật lạ: Mỗi thứ chỉ một món. Ở góc này là một chiếc giường cổ giăng mùng dành cho khách ngồi thưởng thức cà phê, ở góc kia là một mặt bàn được làm từ khung cửa rỉ sét. Chiếc đồng hồ quả lắc cách đây vài thập kỷ là điểm nhấn, gợi nét hoài cổ về nội thất thời thuộc địa. Phần đông khách đến đây đều là dân làm trong ngành quảng cáo, vì vậy họ coi Cửa Sổ Mặt Trời như là nơi lý tưởng để gợi tư duy và tìm thông tin về một ngành hiện được xem là thời thượng. Nguyễn Quí, nhân viên một công ty quảng cáo, cho biết: Nơi đây có thể xem là một trường học dành cho người muốn hiểu biết thêm về các kỹ xảo, kỹ thuật trong quảng cáo. Nhiều người đang làm nghề copywriter (viết bài quảng cáo) còn xem quán là nguồn cảm hứng để sáng tạo. Tại đây, khách còn có thể trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình vì ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở quán là tiếng Anh và tiếng Pháp. Điểm khiến Cửa Sổ Mặt Trời trở thành quán lạ còn ở chỗ, do phục vụ chủ yếu cho người làm công ty nên quán chỉ mở cửa từ 11 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày. Sau 19 giờ là hoạt động của quán bar và đóng cửa vào ngày chủ nhật.
Quán Hình Như Là trên đường Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận lại dành riêng cho các bạn trẻ. Quán không rộng nhưng lúc nào cũng đông khách. Mới 19 giờ, nhưng quán đã không còn một chỗ ngồi. Điểm thu hút khách chính là... những cuốn nhật ký. Mỗi người khách đến đây đều có thể trải lòng mình trên những trang giấy, từ những khoảnh khắc hạnh phúc của một đôi bạn trẻ đang yêu đến những phút giận hờn vu vơ hay đơn giản chỉ là những khi bị điểm kém trong học tập..., tất cả đều được lưu lại đây. Quán sẽ chọn lọc những đoạn nhật ký hay nhất để chuyền đọc. Có thể tìm ở đây một cảm nhận dễ thương như: "Sao hẹn anh mà em lại không đến? Ngoài trời đang mưa, chẳng biết em có nhớ mang theo áo mưa không hay lại lấy cớ quên để thỏa thích vùng vẫy trong mưa, để mặc mưa tạt vào mặt, vào người mình... Một thói quen mà từ khi yêu anh, em phải từ bỏ...". Có thể nói những câu viết ở đây khá văn vẻ mùi mẫn, toát lên một cõi lòng... không hề sợ ai đàm tiếu. Vợ chồng anh Nghĩa - chị Xuân, cặp khách hàng lâu năm của quán, cho biết: "Thỉnh thoảng chúng tôi quay trở lại quán, đọc những dòng lưu bút dành cho nhau thời đang yêu... để "hâm nóng" lại tình yêu của mình".
Mua gì-bán nấy
Khó có thể kể hết, đi hết các quán cà phê lạ. tại Nguyễn Đình Chiểu, quận 1 lại có Nirvana (có tên tiếng Việt là Niết Bàn). Dù nằm ở trung tâm TP nhưng rất ít người biết đến quán bởi nhìn từ bên ngoài, quán giống như một ngôi biệt thự khép kín. Đúng như cõi Niết Bàn, không khí trầm mặc, tĩnh lặng, ánh sáng hư ảo của căn phòng từ hàng trăm ngọn đèn dầu. Nội thất nơi này là đồ gỗ giả cổ với những tấm phản lớn, ghế bành, rương, gụ... Khách đến quán thích không gian góc tối, góc sáng của Niết Bàn, họ ngồi hàng giờ trong tư thế thiền và hít thở không khí trong lành từ khu vườn cây, tiểu cảnh trồng đầy hoa sen và hoa súng. "Nhưng điểm đặc biệt nhất của quán lại là dịch vụ bán hàng nội thất. Khách có thể chọn mua vật dụng bày tại đây, từ chiếc quạt cổ, đèn cổ hay bàn ghế với nhiều kiểu khác nhau". Một nhân viên phục vụ quảng cáo như vậy.
Riêng quán I-box Hai Bà Trưng, quận 1) lại thiên về xu hướng nội thất châu Âu. Khách vào quán có cảm giác như được uống cà phê ngay tại nhà của mình bởi kiểu trang trí của quán như căn nhà thu nhỏ với những bộ sofa, bàn ăn, bàn phấn, gương soi.. Toàn bộ nội thất và các vật dụng ở đây đều được bày bán nên khách có thể chọn mua bất cứ món nào. Mỗi món hàng đều được ghi sẵn giá bán, món đắt tiền có giá từ vài chục đến vài trăm đôla như bộ xa-lông, tủ kệ, ghế, đèn ngủ... đến những món chỉ vài đôla như gối ôm, khăn trải bàn, khăn ăn, rèm cửa... thậm chí bán luôn cả ly, chén... nếu bạn muốn mua. Chị Liên Hoa, một khách hàng thích sưu tập đồ trang trí nội thất, thỉnh thoảng vẫn đến quán để chọn mua những vật dụng nội thất mới được bày bán.
Sài Gòn cà phê lạ không chỉ dừng lại ở vài quán trên đây. Vào những điểm khác nhau, một số quán vẫn có những hình thức phục vụ độc đáo. Như quán Yoko trên đường Nguyễn Thị Diệu, quận 3 là nơi tụ họp của các sinh viên ngành xây dựng, kiến trúc, bởi chủ quán này là những chàng sinh viên trường kiến trúc. Vào những tối cuối tuần, chính những chàng trai này tự đàn, tự hát những nhạc phẩm Beatles bất hủ để phục vụ khách. Gần đây, nhiều người hay nhắc đến quán Yesterday (trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1) bởi sự xuất hiện một lồng chim bồ câu lớn - biểu tượng của hòa bình - được treo trước cửa quán.
Đấy chính là chốn đi về của cái gọi là cõi riêng của tâm hồn