goldenbee.admin
30-07-2012, 10:44 AM
Tiễn chồng đem quân vào Diên Khánh đánh giặc Ánh tháng trước thì tháng sau Bùi Thị Xuân hay tin: Gặp năm mất mùa dân đói, nhiều phủ huyện ở trấn Quảng Nam sinh loạn. Trấn thủ Quảng nam khi ấy bất lực không kìm chế nổi. Vua Cảnh Thịnh lập tức triệu quân thần tìm một người có tài trị nước vào thay trấn thủ Quảng Nam, để vỗ yên xã tắc. Triều thần tiến cử Bùi Thị Xuân, một tướng tài đảm đương trọng trách ấy. Vua Cảnh Thịnh không nghi ngờ gì về tài cầm quân của Bùi Thị Xuân. Bởi vì, nữ tướng đã từng xông pha trăm trận, lập được công to từ thời vua cha còn sống. Nhưng Cảnh Thịnh còn nữa tin nữa ngờ về tài trị nước của Bùi thị Xuân. Vua cho vời Bùi Thị Xuân tới hỏi:
-Trấn Quảng Nam không yên, trẫm rất lo. Nữ tướng sẽ làm thế nào trị được nạn trộm cướp, giúp dân an cư lạc nghiệp?
Cặp mắt đen láy của Bùi Thị Xuân thoáng buồn:
-Tâu Hoàng thượng! Vì mất mùa dân đói, quan lại không hết lòng thương dân nên sinh loạn.
Vị vua trẻ cắt ngang:
- Nữ tướng trước hãy đánh diệt bọn cướp rồi làm cho dân yên.
Bùi Thị Xuân vội đáp:
Tâu Hoàng thượng! Người xưa nói: Ai được nhân tâm thì hưng thịnh, ai mất nhân tâm thì tan vỡ. Ai cậy vào đức thì hùng cường; ai cậy vào sức thì sẽ mất. Xem vậy, cầm quân dẹpn loạn không phải là kế hay mà tuyển dụng người hiền tài để dân được yên mới là điều nên làm.
Sửng sốt trước lý lẽ của Bùi Thị Xuân, vua Cảnh Thịnh tươi nét mặt:
- Trẫm nghe rất vừa ý.Việc cần kíp, nữ tướng hãy một phen vất vả vì trẫm. Cần gì, trẫm sẵn lòng giúp đỡ.
Bùi Thị Xuân từ tốn:
- Tâu Hoàng thượng! Trị loạn cũng như gỡ tơ rối không thể gấp. Thần thiếp chỉ xin các quan Thái sư, Ngự sử chớ lấy văn pháp mà cản trở thần thiếp được tùy nghi làm việc.
Ít ngày sau, Bùi Thị Xuân đem quân vào Quảng Nam. Viên Trấn thủ Quảng Nam cũ trước lúc bị cách chức đã nói nhỏ với Bùi Thị Xuân về mối lo dân chúng không còn tin tưởng vào triều đình nữa. Chính viên Trấn thủ già nua ấy đã thẳng thắn khuyên Bùi Thị Xuân hãy tránh xa triều đình Cảnh Thịnh để giữ lấy mình. Bùi Thị Xuân hiểu tâm trạng viên quan già nhưng chẳng đồng tình. Sự thật thì triều Tây Sơn sau khi vua Quang trung băng hà đã nhanh chóng đi vào cái rớp xấu: Nạn bè phái tranh chấp, giết hại lẫn nhau. Cảnh Thịnh nối ngôi cha, còn ít tuổi, chỉ ham chơi bời. Quyền chính triều đình về tay Thái sư Bùi Đắc Tuyên, anh cùng cha khác mẹ với vua Cảnh Thịnh. Tuyên tác oai tác quái làm cho mọi người oán giận. Lợi dụng cơ hội ấy, Nguyễn Phúc Ánh chia quân làm nhiều mũi tiến đánh Phan Rí, Nha Trang, Diên Khánh, Bình Khang, Phú Yên rồi thừa thẳng kéo ra cửa Thị Nai. Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc sai thái tử là Nguyễn Bảo đem quân ra chống cự. Nguyễn Bảo thua trận phải chạy về Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc cầu cứu vua Cảnh Thịnh. Cảnh Thịnh sai Phạm Công Hưng và Đặng Văn Trấn đem quân thủy, bộ cùng tiến vào Quy Nhơn. Nguyễn Ánh hoảng hốt rút lui. Giải vây cho Quy Nhơn, Phạm Công Hưng ra lệnh tịch thu kho tàng và binh khí của vua Thái Đức. Nguyễn Nhạc uất hận thổ ra máu mà chết. Nuôi chí chiếm Quy Nhơn, Cảnh Thịnh phong cho Nguyễn Bảo con Nguyễn Nhạc là Hiếu Công và cắt cho huyện Phù Ly làm nơi thực tập ấp, và lần lượt cử bọn Bùi Đắc Trụ con Bùi Đắc Tuyên, Nguyễn Văn Huấn và Lê Trung thay trấn giữ Quy Nhơn, giám thị Nguyễn Bảo. Mẹ Nguyễn Bảo thấy thế tức giận bảo con: "Khai thác đất nước là công của cha mày, nay mày ăn lôïc một huyện mà chịu nhục, chẳng thà chết đi cho rồi". Biết được ruột gan Nguyễn Bảo, Nguyễn Ánh xui giục Nguyễn Bảo làm phản chống lại triều Tây Sơn. Về sau, nhân nội tình triều Cảnh Thịnh lục đục, Nguyễn Bảo nổi lên chiếm Quy Nhơn, Phú Yên rồi viết thư xin đầu hàng Nguyễn Ánh, nguyện xin làm tướng tiên phong đánh quân Tây Sơn. Được tin ấy, Nguyễn Ánh vội sai Nguyễn Văn Thành đem quân đi tiếp ứng Nguyễn Bảo.
Nhưng quân Nguyễn Văn Thành chưa kịp tới thì Nguyễn Bảo đã bị quân Cảnh Thịnh kéo vào vây bắt ở Quy Nhơn rồi giết chết. Lê Trung là trấn thủ Quy Nhơn cũng bị giết. Trong lúc triều Cảnh Thịnh hư đốn đến thế, thì bọn quan lại ở các trấn đua nhau bóc lột, đục khoét nhân dân. Lấy để chấn áp cựu đảng họ Nguyễn ở Đàng trong và họ Lê ở Đàng ngoài, chúng thẳng tay hà hiếp, có khi tàn phá cả làng. Nhiều nơi, binh sĩ Tây Sơn trở thành nỗi kinh hoàng của dân chúng.
Đau lòng trước hiện trạng triều Tây Sơn, ôm nặng nỗi lo sợ về nguy cơ suy vi của triều Cảnh Thịnh nhưng không giống như viên cựu trấn thủ Quảng Nam bê trễ, lảng tránh việc triều chính. Bùi Thị Xuân sẵn sàng đảm đang trọng trách, mong giữ vững kỷ cương của phép nước, chỉnh đốn bộ máy quan lại, chăm lo sức dân, thu phục nhân tâm. Nội tình triều Cảnh Thịnh khiến người chính trực đau lòng, nhân tâm ly tán. Không dễ quên công đức trời biển của hoàng đế Quang Trung xưa. Nếu vậy chẳng lẽ dân chúng lại không tha thiết gắn bó với triều Tây Sơn, không lo lắng cho vận nước, trong lúc quân Nguyến Ánh ở Đàng trong, được bọn Tây Dương giúp tàu đồng, binh khí sửa soạn đem đại quân đánh nhà Tây Sơn?
Phải trấn yên xã tắc, thu phục lòng dân, mới giữ vững được nước, bảo vệ cơ đồ mà hoàng đế Quang Trung đã gầy dựng. Nghĩ vậy nên ngay sau khi nhậm chức trấn thủ Quảng Nam, đốc suất đội quân năm nghìn người phòng giữ thành phủ, Bùi Thị Xuân quyết định làm một việc chưa một viên trấn thủ Tây Sơn nào dám làm, là tự mình đi thị sát khắp các hạt để nghe ngóng tìm hiểu dân tình, cứu đói, chấn chỉnh việc coi quân trị dân của các viên quan phủ, huyện. Quế Sơn là huyện đầu tiên nữ tướng chú ý đến. Hôm về huyện, Bùi Thị Xuân và viên tướng tùy tùng đến địa phận Quế Sơn, viên huyện quan thân đem binh lính đón. Bùi Thị Xuân liền cho lính trở về. Đến huyện lỵ, Bùi Thị Xuân ra lệnh bãi bỏ các cuộc truy lùng bọn cướp và tuyên cáo: Hễ ai vác cày bừa, nông cụ được coi là dân lành, quan lại không được hỏi. Ai mang binh khí bị coi là trộm cướp, sẽ bị nghiêm trị. Đồng thời Bùi Thị Xuân mở kho phát chẩn cho dân đói. Ai già cả bệnh tật cho gấp đôi. Viên huyện quan có hành động mờ ám, chiếm công vị tư, ăn hối lộ. Bùi Thị Xuân thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay.
Bằng sự quyết đoán táo bạo: Cách chức bọn quan lại thối nát, bãi bỏ các cuộc truy lùng bọn cướp, tỏ cho bọn cướp biết mình không bị coi là trộm cướp, mở đường cho dân lầm đường về với đời sống lương thiện, thẳng tay trừng trị những ai cố tình gây rối. Vì thế nạn trộm cướp ở Quế Sơn đã chấm dứt, dân chúng yên ổn, vui vẻ làm ăn. Bùi Thị Xuân còn đặc biệt cho nêu cao gương kiện ước, khuyến khích dân tăng gia, trồng mầu, bắt đầu mỗi nhà phải nuôi lợn nuôi gà. Vì vậy, cả vùng Quế Sơn vui theo nghề nông, mùa màng bội thu, nhà nào cũng có thóc chứa. Tiếng tăm tên quan trấn thủ biết thương dân, có đức rộng chẳng mấy chốc lan rộng khắp Quảng Nam. Uy danh, tài trí của Bùi Thị Xuân trở thành niềm tin yêu tự hào của dân chúng Quảng Nam. Được một người xuất chúng như thế trị nhậm, trấn Quảng Nam được yên.
Trở về thành Quảng Nam sau chuyến đi thị sát dài ngày, Bùi Thị Xuân bỗng nhận được tin dữ: Triều Cảnh Thịnh sinh đại biến, người báo tin ấy cho Bùi Thị Xuân chính là viên phó tướng mà Bùi Thị Xuân phái về kinh thành Phú Xuân, để lo đồ mặc ấm cho binh sĩ. Viên phó tướng kể lại rằng: Triều Cảnh Thịnh trở lên suy sụp khi thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền gọi Đại tư đồ Vũ Văn Dũng ở Bắc hà về Phú Xuân và cho Đại tư mả Ngô Văn Sở ra thay. Vũ Văn Dũng về đến trạm Hoàng giang thì gặp Trần Văn Kỷ bị đày ở đó. Kỷ đang căm tức Bùi Đắc Tuyên, liền khuyên Dũng kéo quân về Phú Xuân bắt Tuyên. Vốn nghi ngờ Tuyên hại mình, Vũ Văn Dũng nghe lời Kỷ, đem quân về Phú Xuân bắt toàn bộ gia quyến Bùi Đắc Tuyên. Dũng lại làm chiếu giả cho người ra Bắc Hà đòi Ngô Văn Sở về và cho quân vào Quy Nhơn bắt con trai Bùi Đức Tuyên là Bùi Đức Trụ đang giữ chức lưu thú ở đó. Kết Vũ Văn Dũng kết tội những người thuộc phe cánh đối địch với mình là phản bội rồi lần lượt bỏ rọ dìm xuống sông cho chết hết. Sau đó Dũng cho mời Trần Văn Kỷ ở Hoàng Giang về giữ chức trung thư lệnh như trước.
Kể lại đầy đủ, rành mạch câu chuyện đã xảy ra, viên phó tướng của Bùi Thị Xuân nói thêm:
- Mưu độc của quan Đại Tư đồ không chỉ có vậy. Tôi nghĩ rằng đối vơi chủ tướng và quan thiếu phó Trần Quang Diệu, quan đại tư đồ vì sợ mà chưa dám hành động. Vậy chủ tướng nên tìm kế đề phòng kẻo nguy hại đến tính mạng.
Đôi mắt to đen rất đẹp của Bùi Thị Xuân rực lửa:
- Cảm ơn phó tướng đã cho ta hay một tin hệ trọng. Cũng không phải bây giờ cho ta biết bụng dạ lũ người ấy. Chỉ buồn là giặc Ánh thì quỷ quyệt, đang mưu lật đổ cơ nghiệp nhà Tây Sơn mà triều đình lại chẳng thuận hòa. Đã vậy, vua lại không quyết đoán, thường dùng người thiên lệch. Nếu ta cũng chỉ lo việc kết bè đảng, không lo việc đánh giặc, húc đầu vào sát phạt nhau thì họa mất nước thực chẳng còn xa.
Viên phó tướng giọng buồn buồn:
- Lo giữ nước là việc hàng đầu nhưng xin chủ tướng chớ quá coi thường phái quan đại đô đốc.
Bùi Thị Xuân phác một cử chỉ kiên quyết:
- Ta đã không chết khi theo tiên đế đánh Nguyễn diệt Trịnh, cả phá giặc Xiêm, giặc Thanh, lẽ nào ta lại chết trong tay lũ phản nghịch chẳng lẽ Hoàng thượng không áp chế lũ bất nhân khi chính Hoàng thượng đã trao binh quyền cho chính vợ chồng ta? Nhược bằng Hoàng thượng đổi dạ nghe bọn người ấy bắt ta phải chết thì chính ta xin được chết trước trận tiền, trước ba quân để báo đền ơn nước.
Mặc dù nói vậy nhưng thực sự tình thế đặt Bùi Thị Xuân vào hoàn cảnh khó xử. Vốn là quan thái sư Bùi Đắc Tuyên, và cũng như chồng, ít nhiều đứng về phía Bùi Đắc Tuyên cho nên thấy phái mình bị diệt, Bùi Thị Xuân vô cùng căm giận. Nhưng trước họa giặc Ánh đang lăm le đánh ra nhiều nơi, Bùi Thị Xuân cân nhắc nên ở lại giữ thành Quảng Nam phòng giặc bất thần đánh ra hay đem quân hồi triều hỏi tội lũ rũ rối triều chính? Suy đi tính lại, Bùi Thị Xuân thấy rõ, đem quân hồi triều lúc này là trái mệnh vua. Vả, làm việc ấy sẽ kinh động triều đình, lòng dân dễ nản. Xét cho cùng, nếu cuộc đụng độ có xảy ra thì kẻ có lợi lại chính là giặc Ánh. Cho nên, Bùi Thị Xuân gấp cho người đi Diên Khánh báo tin cho Trần Quang Diệu; mặt khác, nữ tướng thân lên mặt thành đôn đốc việc canh phòng và phái đội thám mã sành sỏi đi về hướng giặc.
Quả nhiên, lợi dụng triều Cảnh Thịnh lục đục, Nguyễn Ánh cử Nguyễn Văn Thành, Võ Tánh đem quân ra đánh Phú Yên, còn tự mình đôn đốc xuất quân thủy, bộ ra đánh Quy Nhơn. Đến Quy Nhơn, thấy lực lượng quân Tây Sơn còn mạnh, Nguyễn Ánh bỏ Quy Nhơn, xuất kỳ bấy ý đem quân đánh Quảng Nam. Vì đã chú ý đề phòng nên đội thám mã của Bùi Thị Xuân đã phát hiện được quân Ánh từ khi chúng còn ở Bản Tân.
Giữa lúc đang tính kế đánh Nguyễn Ánh thì một việc khẩn cấp lại xảy đến. Ngay ngày hôm ấy, viên nữ tướng Tây Sơn nhận được chiếu chỉ của vua Cảnh Thịnh thúc phải hồi triều.
- Việc gì đã xảy ra ở kinh đô, Bùi Thị Xuân nâng chiếu chỉ đặt lên án thư, hỏi viên tướng tùy tùng Việc hồi triều này có phải là mưu Vũ Văn Dũng định hại ta chăng?
Viên tướng tùy tùng, giọng ái ngại:
- Có thể nào chủ tướng cũng thoái thác không về vội, phòng bất trắc.
Bùi Thị Xuân nóng nảy:
- Trong tay có đội nữ binh thiện chiến, dốc lòng vì vua vì nước, lũ gây rối triều đình chỉ như cá nằm trên thớt, mà kẻ cầm đao lại là ta. Song ta bận tâm về chuyện khác. Ngươi không hay biết Nguyễn Ánh đã đem quân ra đó sao? Chợt Bùi Thị Xuân hỏi: Phó tướng còn ở trong quân doanh không?
- Thưa chủ tướng! Nữ tướng Lộc vừa ra ngoài thành theo lệnh của chủ tướng.
- Vậy, ngươi triệu các đội trưởng lại ngay.
Chỉ một lúc sau, các đội trưởng, vẻ mặt căng thẳng đã đến đủ.Bùi Thị Xuân lướt nhìn các khuôn mặt thân thiết, nhưng cặp mắt dò hỏi, giọng chắcnịch:
- Nội nhật ba ngày nữa, vâng theo chiếu chỉ của Hoàng thượng, chúng ta phải đem binh trở về Phú Xuân. Vậy các ngươi hãy chào dân, thu xếp lương ăn, lau chùi binh khí sẵn sàng đợi lệnh ta.
Một đội trưởng không kìm được sửng sốt:
- Thưa chủ tướng! Chúng ta bỏ thành này và...
- Phải theo lệnh Hoàng thượng!Bùi Thị Xuân không muốn để viên đội trưởng nói đến việc đánh giặc Ánh, nên cắt ngang, nếu không thì còn gì là kỷ cương nữa.
Các đội trưởng hiểu rõ phong cách đối xử bất thường của chủ tướng họ ẩn một cái gì hệ trọng chưa thể tiết lộ được, nên đã kìm nổi băn khoăn ra về. Đọc được những ý nghĩ ấy trong cái nhìn ngỡ ngàng nhưng biết sự kìm chế của các đội trưởng, Bùi Thị Xuân thấy lòng ấm áp, hơn thế, nột nõi xúc động tràn ngập đến trào nước mắt, Chính tình thương yêu, sự gắn bó, nỗi cảm thông của các viên đội trưởng và tất cả nữ binh, đã nâng bỗng tâm hồn viên nữ tướng, khích lệ viên nữ tướng ném tất cả sự khôn ngoan, sáng suốt và táo bạo đánh thắng kẻ thù. Bây giờ cũng vậy, trước kẻ thù nham hiểm, lọc lõi, trước sự dồn ép từ mệnh lệnh của triều đình Cảnh Thịnh, chính tình thương yêu đồng độ bắt nguồn từ nghĩa lớn: Mưu cảnh thịnh trị, thái bình, trong ấm ngoài êm cho muôn họ, đã tiếp cho Bùi Thị Xuân đủ sự thông minh để quyết định trong một thời gian ngắn nhất sẽ làm được cả hai việc: đánh Nguyễn Ánh và hồi triều. Trong khốn khó mới tỏ được trí khôn. Một kế đánh tàn bạo đã nhanh chóng được xếp đặt trong đầu viên nữ tướng.
Có tiếng chân người gấp gáp, bước tới. Viên phó tướng của Bùi Thị Xuân, mặt đỏ gay tiến vào hỏi:
- Thưa chủ tướng! Chủ tướng định đem quân hồi triều sao?
Bùi Thị Xuân từ ngạc nhiên đến thích thú trước sự nổi nóng bất thường của viên phó tướng:
- Vậy, ý nữ tướng khác thế chăng?
- Xin chủ tướng nghĩ lại. Tướng ở ngoài triều có quyền tự ý hành động. Chúng ta không thể mang tiếng hèn nhát chạy giặc.
Bùi Thị Xuân bật cười:
- Nữ tướng cũng hiểu lầm bụng ta. Vậy, trận này giặc Ánh tất phải mảnh giáp không còn. Ta muốn làm kiêu lòng giặc mà tuyên ngôn vậy thôi.
Chợt hiểu, phó tướng Lộc ngượng nghịu cúi đầu.
Quả như dự đoán của Bùi Thị Xuân, sau khi biết tin viên nữ tướng Tây Sơn sửa soạn đem binh hồi triều, Nguyễn Ánh cho là Bùi Thị Xuân không phòng bị, lập tức hành quân gấp tiến đánh Quảng Nam. Nhưng trận ác chiến đã diễn ra hoàn toàn đảo ngược với những tính toán của Nguyễn Ánh. Trên đường quân Ánh tiến tới Quảng Nam, chúng đã bị đội quân thiện chiến của viên nữ tướng Tây Sơn phục đánh đúng chỗ Bùi Thị Xuân đã chọn.
Trận ấy, Nguyễn Ánh đi đoạn hậu may mắn thoát chết. Nhưng mối nhục thua cả trí lẫn tài người nữ tướng Tây Sơn đã khiến cho Nguyễn Ánh lồng lộn tức tối. Đem tàn quân rút về đến Gia Định, Ánh nói phao lên rằng quân hắn vì hết lương nên không cốt chiếm Quảng Nam, giấu biệt trận thua đau bất ngờ. Lập được công lớn, tên tuổi Bùi Thị Xuân nổi lên như sóng cồn. Những kẻ ghen ghét Bùi Thị Xuân ở triều thấy vậy tìm cách gièm pha, cố hại Bùi Thị Xuân. Quan Thiếu Bảo Nguyễn Văn Huấn sau khi được Vũ Văn Dũng phái đi ám hại Trần Quang Diệu không thành đã nhân cơ hội ấy, vu khống với vua rằng: Bùi Thị Xuân cậy có chút công với tiên đế, ỷ quyền trấn thủ Quảng Nam đi kinh lý các nơi tha hồ lộng hành cách chức người chính trực, mưu kết bè đảng, xem ra hành động có phương lược lắm. Đã thế, Bùi Thị Xuân lại tự phụ, cưỡng mệnh Hoàng thượng không chịu hồi triều. Người như vậy phải trừ đi, phòng hậu họa.
Vua Cảnh Thịnh cả nghe Nguyễn Văn Huấn, lần thứ hai xuống chiếu triệu Bùi Thị Xuân hồi triều.
Chiếu chỉ của vua Cảnh Thịnh tới Quảng Nam thì Bùi Thị Xuân được tin dữ: Trần Quang Diệu đã đem quân từ Diên Khánh về dàn trận đánh nhau với Vũ Văn Dũng ở Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh phải thân ra khóc lóc, dàn xếp mới tránh cuộc xung đột đổ máu giữa hai viên hổ tướng triều đình.
Bùi Thị Xuân đề lại ba nghìn quân do phó tướng Lộc ở lại giữ thành, còn mình đem hai nghìn quân trở về Phú Xuân.
Về đến kinh thành, hay tin quan thiếu phó Trần Quang Diệu và quan Đại Tư đồ Vũ Văn Dũng vì nước đã xóa bỏ hiềm khích, và được vua Cảnh Thịnh cử đem quân tiến vào khôi phục thành Quy Nhơn vừa bị mất, Bùi Thị Xuân lo lắng vào chầu vua ngay.
Vừa thấy Bùi Thị Xuân, vua Cảnh Thịnh làm mặt giận:
- Vẫn biết tướng ngoài triều không cần phải theo mệnh vua. Nhưng triệu khanh về là việc quân quốc trọng sự. Vậy mà trẫm phải đêm ngày thấp thỏm lo lắng, là nghĩa làm sao?
Bùi Thị Xuân sụp lạy:
- Muôn tâu Hoàng thượng! Thần thiếp tài hèn đức mọn, xin khấu đầu trước bệ rồng chịu tội.
Vau Cảnh Thịnh nổi giận:
- Bọn khanh cậy có chút công với tiên triều nên có bụng tự phụ cho mình là giỏi, khinh thường các đại thần, xem nhẹ lệnh trẫm?
Bùi Thị Xuân ngỡ ngàng:
- Tâu Hoàng thượng. Thần thiếp mà có bụng ấy xin không được trông thấy mặt rồng một lần. Huống hồ, thần thiếp đã làm gì nên công. Thần thiếp ngỡ rằng lũ xấu bụng đã tâu lên Hoàng thượng những điều đổi trắng thay đen để làm hại người ngay thẳng.
Vua Cảnh Thịnh nổi nóng:
- Người hãy trả lời ta, từ ngày cử ngươi vào trấn thủ Quảng Nam, có phải ngươi chỉ lo kết bè đảng, mua chuộc lòng dân, tạo uy tín cho riêng mình hay không? Ngươi đem binh về chậm là vì cớ gì? Ngươi biết ta nể bọn ngươi nên lên mặt quá trớn chăng?
Bị oan ức nhưng Bùi Thị Xuân không phải là người nói giỏi, càng không phải làngười nói khéo. Hơn thế, cũng như chồng, nữ tướng vì không muốn để minh oan lại làm tổn hại đến việc mình đang theo đuổi là tạo nên sự đồng tâm nhất trí trong triều đình, nhằm đối phó với giặc. Vì vậy, sau một phút yên lặng, nữ tướng nước mắt rơm rớm tâu:
- Thần thiếp được Hoàng thượng phó thác cho việc coi quân trị dân đâu dám không rũ lòng thương yêu muôn dân, không theo đạo nhân nghĩa của Hoàng thượng để biến ý đấng tối thượng thành ý dân. Thiết nghĩ, nếu thần thiếp làm việc theo ý mình, trái lòng người, che ác với vua, kết bè đảng, vụ lợi cho riêng mình, không thích nghe thích xét mọi nguyện vọng của muôn dân, để dân oán triều đình, ấy mới là tội. Thần thiếp lo cố kết lòng dân, khuyến khích lòng trung quân ái quốc của trăm họ chính là để tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng, đủ sức cự giặc chứ đâu phải thần thiếp không biết xả thân vì vua vì nước.
Lại nữa, trong lúc quân giặc do đích thân Nguyễn Ánh tiến đánh thành Quảng Nam, thần thiếp lo đánh tan giặc rồi hồi triều, tưởng cũng là việc chứ đâu phải dám xem thường thượng lệnh.
Vua Cảnh Thịnh ngẩn người:
- Khanh nói sao? Nguyễn Ánh tiến binh ra bao giờ?
- Trước lúc thần thiếp đem binh hồi triều, mấy nghìn quân của Nguyễn Ánh đã áp đánh thành Quảng Nam, thần thiếp ân hận đã để Ánh và lũ quân chạy thoát.
Vua Cảnh Thịnh sửng sốt, dịu giọng:
- Lạ thật! Chuyện thế mà sao khanh không tâu ngay để trẫm rõ đầu đuôi sự thật?
Vua nói xong không đợi trả lời, vội rời ngai vàng đi bách bộ trong tòa điện lớn. Dường như ông vua trẻ sao nhãng việc triều chính suy nghĩ lung lắm. Một lúc lâu, vua dừng lại ngắm nhìn Bùi Thị Xuân, giọng nhẹ nhàng:
- Khanh có biết trẫm triệu khanh về vì cớ gì không?
Bùi Thị Xuân lặng lẽ cúi đầu.
- Bọn giặc Ánh đang sửa soạn đại binh đánh ra, mà thực là khanh đã đánh lui giặc. Ánh đắc chí vì được bọn Phú lãng sa trợ giúp binh sĩ, tàu đồng, vũ khí tưởng có thể nuốt trôi được ta. Chúng dám to gan mưu lấy đất Quy Nhơn, gây mối lợi về sau. Bởi thế, trẫm đã phái quan thiếu phó cùng Đại Tư đồ Vũ Văn Dũng đem đại binh tiến vào Quy Nhơn. Triệu khanh về là để giữ kinh thành, phòng giặc liều mạng đánh ra.
- Muôn tâu Hoàng thượng! Thần thiếp đêm ngày lo điều ấy. Nhưng giữ kinh thành là việc lớn, phận nữ nhi đâu cáng đáng được!
- Khanh quá nhún mình. Trẫm nghĩ kỹ rồi, làm tướng bản triều không ai hơn được khanh. Giao cho khanh việc lớn là để đền ơn tiên đế và báo ơn cho trẫm vậy.
- Muôn tâu Hoàng thượng! Nước mạnh không cần xây nhiều thành trì. Bởi vì thành trì kiên cố nhất chính là lòng dân, Trước họa giặc Ánh, cốt quân dân một lòng, trên dưới thuận hòa mới là kế giữ nước lâu bền. Làm nên công lớn đâu phải là sức một người, huống hồ là thần thiếp!
Vua Cảnh Thịnh hỏi Bùi Thị Xuân:
- Bây giờ giặc Ánh to gan, vận nước như trứng để đầu đẳng. Vậy khanh có hiến kế gì để yên lòng trẫm không?
Bùi Thị Xuân tâu:
- Trăm họ ai cũng có lòng trung quân ái quốc, một lòng nhớ ơn tiên đế, sẵn lòng sống chết cho triều Tây Sơn. Nhưng bao năm chinh chiến, sức dân đã kiệt, quan lại không hết lòng thương dân nên không tránh khỏi tiếng oán than triều đình. Bởi vậy, điều cốt yếu lúc này phải khoan nới sức dân. Những kẻ cự quan nhiệm chức trong triều, ngoài trấn đã cốt vì thiên hạ, giết giặc tàn ác thì nên ăn theo lối mộc mạc để tỏ cái đức của mình, mới mong làm gương cho dân chúng. Thứ nữa, Hoàng thượng nên truyền hịch kể tội giặc Ánh hai lần rước voi về giày mồ, khích lệ trai tráng đầu quân thì chằng mấy chốc, Hoàng thượng sẽ có một đạo binh lớn, hết lòng vì nước, giặc Ánh phỏng làm gì được?
Vua Cảnh Thịnh hồ hởi: Khanh đã vén cho trẫm một đám mây mờ. Trẫn sẽ truyền hịch cho dân chúng. Khanh là tướng nên dốc lòng giúp trẫm chuyển binh, luyện tập cho tinh.
Bùi Thị Xuân mệt mỏi cáo lui.
Triều Tây Sơn phạm phải một sai lầm về chiến lược. Vì cay cú quyết chiếm được thành Quy Nhơn vừa bị mất, nên Cảnh Thịnh đã cho Trần Quang Diệu đem mười vạn tinh binh, Vũ Văn Dũng mang hầu hết chiến thuyền của Tây Sơn vào bao vây Quy Nhơn. Phú Xuân vì vậy bỗng trở nên sơ hở. Bùi Thị Xuân thấy được sai lầm ấy nhưng vì không có được toàn quyền hành động nên viên nữ tướng lo lắng tuyển quân, huấn luyện tân binh, sẵn sàng bước vào trận lửa.
Giữa một ngày đang luyện quân, Bùi Thị Xuân kinh hoàng hay tin thành Quảng Nam bị tướng giặc Tôn Thất Hội đem quân tiến đánh. Lo lắng cho tính mạng hàng ngàn nữ binh thân yêu của mình ở đó. Bùi Thị Xuân xin vua hành quân thần tốc vào cứu viện. Diệt được giặc, nhưng trên đường trở về Bùi Thị Xuân được tin Nguyễn Ánh. Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành thống lĩnh một ngàn chiến thuyền vượt biển đang đánh vào cửa Thuận An. Lập tức Bùi Thị Xuân thúc quân tiến gấp. Tin dữ do thám mã báo về, quân Tây Sơn do phò mã trị trấn cửa Thuận An đã bị vỡ. Vua Cảnh Thịnh hiện đang thân đốc suất quân Tây Sơn cự giặc ở ngoài thành Phú Xuân. Rồi vua Cảnh Thịnh bị hãm trong vòng vây của quân giặc. Kịp về đánh tập hậu vào đội hình quân giặc, cứu vua thoát chết, nhưng rồi chính Bùi Thị Xuân và đội nữ binh thiện chiến lại bị quân Ánh trùng trùng điệp điệp bủa vây.
Bị thua trận, lại mất tướng tài, Vua Cảnh Thịnh sau đấy, bỏ chạy ra Thăng Long.
Từ ngày vua Cảnh Thịnh đem tàn quân chạy ra Thăng Long, ở các phố phường, các chợ bỗng lan truyền một bài thơ:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng
Trong cơn sóng gió phũ phàng
Ai người chèo lái vững vàng hỡi ai...?
Bài thơ hàm ý lo cho vận nước ấy khiến vua Cảnh Thịnh càng buồn phiền. Bởi vì đã mấy tuần trôi qua, ông vua trẻ cùng đám cận thần bạc nhược ấy chưa biết xoay xở, cứu vãn tình thế bằng cách nào. Cực chẳng đã, Cảnh Thịnh quyết định thiết đại triều để bàn kế giữ nước. Giữa lúc hiệu lệnh thiết triều nổi lên từ phía Nam thành, một đội nữ kỵ sĩ mặc võ phục màu đỏ đang phóng tới. Người chủ tướng của đội nữ binh ngồi trên bành voi con độc ngà, tay trái bị thương đã được băng bó. Đến khu vực hoành thành, viên nữ tướng cho quân dừng lại nghỉ ngơi rồi một mình xốc kiếm đi vào hoàng cung. Vừa tới cửa cấm, viên nữ tướng liền bị quân canh ngăn lại. Làn da mịn màng trên khuôn mặt đôn hậu và thông minh của viên nữ tướng bỗng đỏ bừng:
- Ta vào bệ kiến Hoàng thượng bàn kế đánh giặc.
Toán lính cận vệ cười ngặt nghẽo:
- Bản triều chỉ có một nữ tướng, kiệt tài tên là Bùi Thị Xuân thì người ấy đã liều mình cứu vua rồi. Nhà ngươi định dọa chúng ta phải không?
- Chính ta là Bùi Thị Xuân đây. Nữ tướng dõng dạc đáp.
Nghe vậy toán quân cấm vệ ngây người sửng sốt. Bùi Thị Xuân sải những bước dài đi qua toán quân cấm vệ. Vừa đến thềm điện, Bùi Thị Xuân đã trông thấy hai hàng đại thần vẻ mặt nghiêm trang, thành kính đang hướng về phía vua Cảnh Thịnh. Ngự trên chiếc ngai vàng bằng gỗ tứ thiết bóng lộn như sừng, vẫy rồng lấp lánh ánh bạc dát vào, vua Cảnh Thịnh tư lự đăm chiêu vẫn không giấu được nét trẻ trung hơn cả hai mươi tuổi của mình. Sau một giây cân nhắc, Bùi Thị Xuân lấy lại tự nhiên, tiến về phía vua.
Tiếng xì xào bỗng nổi lên. Vua Cảnh Thịnh xoay người.
- Muôn tâu Hoàng thượng Bùi Thị Xuân quỳ xuống Thần thiếp từ Phú Xuân xin vào ra mắt Hoàng thượng.
Sau phút kinh ngạc, vua Cảnh Thịnh vỗ ngai đứng dậy, thân đỡ Bùi Thị Xuân, giọng lạc đi:
- Khanh vẫn còn sống đó ư? Trẫm đêm ngày thương tiếc. Nếu không có khanh đem quân cứu giá hôm ấy, trẫm đã nguy khốn rồi. Chuyện đầu đuôi thế nào mà người ta tâu với trẫm khanh bị vây hãm rồi bị giết.
- Tâu Hoàng thượng! Sau lúc cố sức đánh không để giặc xúc phạm tới Hoàng thượng, thần thiếp cùng đội nữ binh ra sức cự địch ngăn không cho giặc chiếm kinh thành, chờ viện binh tới. Về sau, được tin Hoàng thượng đã ra Bắc Hà, thần thiếp liệu sức mình không cự nổi nên cũng thủ quân. Giặc Ánh cậy có mấy nghìn lính Phú lãng sa trong tay, diễu võ giương oai vậy thôi, chứ võ nghệ lũ ấy xem ra cũng rất thường.
Vua Cảnh Thịnh an ủi:
- Thôi, còn tướng, còn quân sĩ là còn cơ hội khôi phục kinh thành. Trong lúc quốc nạn này Cảnh Thịnh tiếp các khanh phải vì trẫm nghĩ kế giữ nước. Trẫm lâu nay, ngày quên ăn, đêm quên ngủ cũng vì việc lớn còn canh cánh bên lòng.
Một viên đại thần bước ra tâu:
- Cứ theo ý ngu thần thì một khi đã dời đô ra Thăng Long này thì đất Thuận Hóa khó mà giữ được. Lúc lâm chung, tiên vương dặn các tướng phải sớm giúp Hoàng thượng dời đô ra Phượng Hoàng trung đô. Xem vậy, ngay cả tiên vương cũng không trọng đất Thuận Hóa. Lại nữa Thuận Hóa vốn xưa không phải đất triều Lê. Các vua Lê phí bao nhiêu của cải mới lấy được xứ ấy rồi lại vẫn không giữ được. Cho nên mất cũng là may. Bây giờ chỉ nên bàn tính việc đem quân trấn giữ Nghệ An và phái người giảo hoạt đi gặp Nguyễn Ánh phân rõ cương vực từ đất ấy. Nếu ta lấy sự mất đất Thuận Hóa làm may, ắt Ánh phải coi sự lấy đất của ta làm điều đáng ngại. Đó là kế vẹn toàn nhất.
Viên đại thần nói xong lui xuống, vẻ tự đắc. Nhưng y đã sầm mặt lại khi bắt gặp cái nhìn nảy lửa tỏ rõ sự khinh bỉ của Bùi Thị Xuân. Cùng lúc ấy, một đại thần khác, tâu:
- Lời tâu của vị đại quan vừa rồi khác nào cúi đầu hàng giặc. Giặc Ánh đã đánh Phú Xuân, tất ngày một ngày hai sẽ đánh Nghệ An rồi đánh cả Thăng Long này nữa. Cho nên, muốn giữ được nước phải nghĩ kế phá giặc. Muốn phá giặc phải dụ chúng đến chỗ mình muốn đánh. Diệu kế để đánh được giặc Ánh là dụ chúng ra Bắc Hà. Thử hỏi, nếu ta có cả chục vạn quân dàn đầy xung quanh Thăng Long, lại cử các tướng đốc lãnh các quân thủy đạo chặn giặc từ sông Luộc. Khi ấy, thế giặc kéo ra Bắc Hà chỉ như thế muỗi đội núi, tránh sao khỏi bị diệt.
Nhiều tiếng xì xào nổi lên. Vua Cảnh Thịnh tỏ rõ sự lúng túng trước những lời tâu ấy. Còn Bùi Thị Xuân, viên nữ tướng thấy máu nóng chảy rần rật khắp người. Và, trong nỗi giận không kìm được, Bùi Thị Xuân cất giọng lanh lảnh:
- Muôn tâu Hoàng thượng! Thần thiếp chưa biết các vị văn quan này được Hoàng thượng sủng ái đến bậc nào nhưng thần thiếp xin mạo muội tâu rằng: Vị trước thì hiến kế dâng đất cho giặc, vị sau thì nói đến phá giặc nhưng thực là không dám cự giặc. Trong lúc vận mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, giặc thì quỷ quyệt hung hãn, kế sách ấy khác nào giở giáo đón giặc. Cho nên, thần thiếp cúi đầu xin Hoàng thượng bỏ ngoài tai những lời tâu không đúng phẩm giá của người trượng phu trong đạo thờ vua giúp nước.
Cả cung điện im lặng đến căng thẳng.
Viên đại thần tâu lúc đầu, giọng khinh khỉnh:
- Tâu Hoàng thượng! Thần xem cách ăn nói của Bùi nữ tướng có vẻ tự đắc và hàm hồ vậy đấy!
Bùi Thị Xuân xoay người, nhìn thẳng vào mặt tên quan rồi ngước lên nhà vua:
- Thần thiếp xin Hoàng thượng hãy truyền hịch động binh, với lính các trấn về hợp sức tiến vào Phú Xuân quyết chiến với giặc. Để chắc thắng, Hoàng thượng nên mật sai người truyền lệnh cho quan thiếu phó và quan Đại Tư đồ cùng đem binh từ Quy Nhơn đánh ra. Bị kẹp giữa hai đạo binh lớn, Nguyễn Ánh và bọn Phú lãng sa có phép tàng hình cũng không thoát chết. Việc khẩn cấp, xin Hoàng thượng quyết đoán một lần.
Lý lẽ sắc bén của Bùi Thị Xuân đã cảm hóa được đa số quan văn võ tướng. Vua Cảnh Thịnh cũng lộ rõ sự thiện cảm đặc biệt đối với viên nữ tướng bỗng dưng có tài hùng biện. Bởi vậy, vua truyền:
- Ngay ngày hôm nay, trẫm sẽ truyền hịch phủ dụ dân chúng và điều binh các trấn về hợp sức và chờ ngày xuất quân đánh giặc. Trẫm cũng kíp phái lính cảm tử đem mật chiếu báo cho đạo quân ở Quy Nhơn biết mà phôi hợp đánh về. Các khanh hãy vì trẫm dẹp mối hiềm khích, dốc lòng dốc sức cho việc lớn mau thành. Được như vậy cũng là phúc lành cho dân vậy.
Nói rồi vua Cảnh Thịnh truyền lệnh bãi triều.
Cũng từ sau buổi thiết đại triều ấy, lần đầu tiên Bùi Thị Xuân được vua Cảnh Thịnh trọng dụng, giao cho nắm giữ binh quyền như một đại tướng. Vua lưu Bùi Thị Xuân ở ngay trong cung để tiện bàn bạc. Và đầu mùa đông năm ấy, một kế đánh quy mô thu hút hơn ba vạn quân thủy bộ đã được Bùi Thị Xuân phác họa, vua Cảnh Thịnh chuẩn y. Đạo quân ấy do Bùi Thị Xuân làm tướng tiên phong, vua Cảnh Thịnh thân đốc suất quân trung. Đạo quân này đánh thẳng vào quân bản bộ của Nguyễn Ánh ở lũy Trấn Ninh. Đạo quân thủy bộ do Đại Đô Đốc Nguyễn Thận thống lĩnh sẽ đem chiến thuyền đánh thủy quân giặc ở Sông Gianh. Hai đạo quân ấy rời Thăng Long đầu tháng một năm 1801.
-Trấn Quảng Nam không yên, trẫm rất lo. Nữ tướng sẽ làm thế nào trị được nạn trộm cướp, giúp dân an cư lạc nghiệp?
Cặp mắt đen láy của Bùi Thị Xuân thoáng buồn:
-Tâu Hoàng thượng! Vì mất mùa dân đói, quan lại không hết lòng thương dân nên sinh loạn.
Vị vua trẻ cắt ngang:
- Nữ tướng trước hãy đánh diệt bọn cướp rồi làm cho dân yên.
Bùi Thị Xuân vội đáp:
Tâu Hoàng thượng! Người xưa nói: Ai được nhân tâm thì hưng thịnh, ai mất nhân tâm thì tan vỡ. Ai cậy vào đức thì hùng cường; ai cậy vào sức thì sẽ mất. Xem vậy, cầm quân dẹpn loạn không phải là kế hay mà tuyển dụng người hiền tài để dân được yên mới là điều nên làm.
Sửng sốt trước lý lẽ của Bùi Thị Xuân, vua Cảnh Thịnh tươi nét mặt:
- Trẫm nghe rất vừa ý.Việc cần kíp, nữ tướng hãy một phen vất vả vì trẫm. Cần gì, trẫm sẵn lòng giúp đỡ.
Bùi Thị Xuân từ tốn:
- Tâu Hoàng thượng! Trị loạn cũng như gỡ tơ rối không thể gấp. Thần thiếp chỉ xin các quan Thái sư, Ngự sử chớ lấy văn pháp mà cản trở thần thiếp được tùy nghi làm việc.
Ít ngày sau, Bùi Thị Xuân đem quân vào Quảng Nam. Viên Trấn thủ Quảng Nam cũ trước lúc bị cách chức đã nói nhỏ với Bùi Thị Xuân về mối lo dân chúng không còn tin tưởng vào triều đình nữa. Chính viên Trấn thủ già nua ấy đã thẳng thắn khuyên Bùi Thị Xuân hãy tránh xa triều đình Cảnh Thịnh để giữ lấy mình. Bùi Thị Xuân hiểu tâm trạng viên quan già nhưng chẳng đồng tình. Sự thật thì triều Tây Sơn sau khi vua Quang trung băng hà đã nhanh chóng đi vào cái rớp xấu: Nạn bè phái tranh chấp, giết hại lẫn nhau. Cảnh Thịnh nối ngôi cha, còn ít tuổi, chỉ ham chơi bời. Quyền chính triều đình về tay Thái sư Bùi Đắc Tuyên, anh cùng cha khác mẹ với vua Cảnh Thịnh. Tuyên tác oai tác quái làm cho mọi người oán giận. Lợi dụng cơ hội ấy, Nguyễn Phúc Ánh chia quân làm nhiều mũi tiến đánh Phan Rí, Nha Trang, Diên Khánh, Bình Khang, Phú Yên rồi thừa thẳng kéo ra cửa Thị Nai. Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc sai thái tử là Nguyễn Bảo đem quân ra chống cự. Nguyễn Bảo thua trận phải chạy về Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc cầu cứu vua Cảnh Thịnh. Cảnh Thịnh sai Phạm Công Hưng và Đặng Văn Trấn đem quân thủy, bộ cùng tiến vào Quy Nhơn. Nguyễn Ánh hoảng hốt rút lui. Giải vây cho Quy Nhơn, Phạm Công Hưng ra lệnh tịch thu kho tàng và binh khí của vua Thái Đức. Nguyễn Nhạc uất hận thổ ra máu mà chết. Nuôi chí chiếm Quy Nhơn, Cảnh Thịnh phong cho Nguyễn Bảo con Nguyễn Nhạc là Hiếu Công và cắt cho huyện Phù Ly làm nơi thực tập ấp, và lần lượt cử bọn Bùi Đắc Trụ con Bùi Đắc Tuyên, Nguyễn Văn Huấn và Lê Trung thay trấn giữ Quy Nhơn, giám thị Nguyễn Bảo. Mẹ Nguyễn Bảo thấy thế tức giận bảo con: "Khai thác đất nước là công của cha mày, nay mày ăn lôïc một huyện mà chịu nhục, chẳng thà chết đi cho rồi". Biết được ruột gan Nguyễn Bảo, Nguyễn Ánh xui giục Nguyễn Bảo làm phản chống lại triều Tây Sơn. Về sau, nhân nội tình triều Cảnh Thịnh lục đục, Nguyễn Bảo nổi lên chiếm Quy Nhơn, Phú Yên rồi viết thư xin đầu hàng Nguyễn Ánh, nguyện xin làm tướng tiên phong đánh quân Tây Sơn. Được tin ấy, Nguyễn Ánh vội sai Nguyễn Văn Thành đem quân đi tiếp ứng Nguyễn Bảo.
Nhưng quân Nguyễn Văn Thành chưa kịp tới thì Nguyễn Bảo đã bị quân Cảnh Thịnh kéo vào vây bắt ở Quy Nhơn rồi giết chết. Lê Trung là trấn thủ Quy Nhơn cũng bị giết. Trong lúc triều Cảnh Thịnh hư đốn đến thế, thì bọn quan lại ở các trấn đua nhau bóc lột, đục khoét nhân dân. Lấy để chấn áp cựu đảng họ Nguyễn ở Đàng trong và họ Lê ở Đàng ngoài, chúng thẳng tay hà hiếp, có khi tàn phá cả làng. Nhiều nơi, binh sĩ Tây Sơn trở thành nỗi kinh hoàng của dân chúng.
Đau lòng trước hiện trạng triều Tây Sơn, ôm nặng nỗi lo sợ về nguy cơ suy vi của triều Cảnh Thịnh nhưng không giống như viên cựu trấn thủ Quảng Nam bê trễ, lảng tránh việc triều chính. Bùi Thị Xuân sẵn sàng đảm đang trọng trách, mong giữ vững kỷ cương của phép nước, chỉnh đốn bộ máy quan lại, chăm lo sức dân, thu phục nhân tâm. Nội tình triều Cảnh Thịnh khiến người chính trực đau lòng, nhân tâm ly tán. Không dễ quên công đức trời biển của hoàng đế Quang Trung xưa. Nếu vậy chẳng lẽ dân chúng lại không tha thiết gắn bó với triều Tây Sơn, không lo lắng cho vận nước, trong lúc quân Nguyến Ánh ở Đàng trong, được bọn Tây Dương giúp tàu đồng, binh khí sửa soạn đem đại quân đánh nhà Tây Sơn?
Phải trấn yên xã tắc, thu phục lòng dân, mới giữ vững được nước, bảo vệ cơ đồ mà hoàng đế Quang Trung đã gầy dựng. Nghĩ vậy nên ngay sau khi nhậm chức trấn thủ Quảng Nam, đốc suất đội quân năm nghìn người phòng giữ thành phủ, Bùi Thị Xuân quyết định làm một việc chưa một viên trấn thủ Tây Sơn nào dám làm, là tự mình đi thị sát khắp các hạt để nghe ngóng tìm hiểu dân tình, cứu đói, chấn chỉnh việc coi quân trị dân của các viên quan phủ, huyện. Quế Sơn là huyện đầu tiên nữ tướng chú ý đến. Hôm về huyện, Bùi Thị Xuân và viên tướng tùy tùng đến địa phận Quế Sơn, viên huyện quan thân đem binh lính đón. Bùi Thị Xuân liền cho lính trở về. Đến huyện lỵ, Bùi Thị Xuân ra lệnh bãi bỏ các cuộc truy lùng bọn cướp và tuyên cáo: Hễ ai vác cày bừa, nông cụ được coi là dân lành, quan lại không được hỏi. Ai mang binh khí bị coi là trộm cướp, sẽ bị nghiêm trị. Đồng thời Bùi Thị Xuân mở kho phát chẩn cho dân đói. Ai già cả bệnh tật cho gấp đôi. Viên huyện quan có hành động mờ ám, chiếm công vị tư, ăn hối lộ. Bùi Thị Xuân thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay.
Bằng sự quyết đoán táo bạo: Cách chức bọn quan lại thối nát, bãi bỏ các cuộc truy lùng bọn cướp, tỏ cho bọn cướp biết mình không bị coi là trộm cướp, mở đường cho dân lầm đường về với đời sống lương thiện, thẳng tay trừng trị những ai cố tình gây rối. Vì thế nạn trộm cướp ở Quế Sơn đã chấm dứt, dân chúng yên ổn, vui vẻ làm ăn. Bùi Thị Xuân còn đặc biệt cho nêu cao gương kiện ước, khuyến khích dân tăng gia, trồng mầu, bắt đầu mỗi nhà phải nuôi lợn nuôi gà. Vì vậy, cả vùng Quế Sơn vui theo nghề nông, mùa màng bội thu, nhà nào cũng có thóc chứa. Tiếng tăm tên quan trấn thủ biết thương dân, có đức rộng chẳng mấy chốc lan rộng khắp Quảng Nam. Uy danh, tài trí của Bùi Thị Xuân trở thành niềm tin yêu tự hào của dân chúng Quảng Nam. Được một người xuất chúng như thế trị nhậm, trấn Quảng Nam được yên.
Trở về thành Quảng Nam sau chuyến đi thị sát dài ngày, Bùi Thị Xuân bỗng nhận được tin dữ: Triều Cảnh Thịnh sinh đại biến, người báo tin ấy cho Bùi Thị Xuân chính là viên phó tướng mà Bùi Thị Xuân phái về kinh thành Phú Xuân, để lo đồ mặc ấm cho binh sĩ. Viên phó tướng kể lại rằng: Triều Cảnh Thịnh trở lên suy sụp khi thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền gọi Đại tư đồ Vũ Văn Dũng ở Bắc hà về Phú Xuân và cho Đại tư mả Ngô Văn Sở ra thay. Vũ Văn Dũng về đến trạm Hoàng giang thì gặp Trần Văn Kỷ bị đày ở đó. Kỷ đang căm tức Bùi Đắc Tuyên, liền khuyên Dũng kéo quân về Phú Xuân bắt Tuyên. Vốn nghi ngờ Tuyên hại mình, Vũ Văn Dũng nghe lời Kỷ, đem quân về Phú Xuân bắt toàn bộ gia quyến Bùi Đắc Tuyên. Dũng lại làm chiếu giả cho người ra Bắc Hà đòi Ngô Văn Sở về và cho quân vào Quy Nhơn bắt con trai Bùi Đức Tuyên là Bùi Đức Trụ đang giữ chức lưu thú ở đó. Kết Vũ Văn Dũng kết tội những người thuộc phe cánh đối địch với mình là phản bội rồi lần lượt bỏ rọ dìm xuống sông cho chết hết. Sau đó Dũng cho mời Trần Văn Kỷ ở Hoàng Giang về giữ chức trung thư lệnh như trước.
Kể lại đầy đủ, rành mạch câu chuyện đã xảy ra, viên phó tướng của Bùi Thị Xuân nói thêm:
- Mưu độc của quan Đại Tư đồ không chỉ có vậy. Tôi nghĩ rằng đối vơi chủ tướng và quan thiếu phó Trần Quang Diệu, quan đại tư đồ vì sợ mà chưa dám hành động. Vậy chủ tướng nên tìm kế đề phòng kẻo nguy hại đến tính mạng.
Đôi mắt to đen rất đẹp của Bùi Thị Xuân rực lửa:
- Cảm ơn phó tướng đã cho ta hay một tin hệ trọng. Cũng không phải bây giờ cho ta biết bụng dạ lũ người ấy. Chỉ buồn là giặc Ánh thì quỷ quyệt, đang mưu lật đổ cơ nghiệp nhà Tây Sơn mà triều đình lại chẳng thuận hòa. Đã vậy, vua lại không quyết đoán, thường dùng người thiên lệch. Nếu ta cũng chỉ lo việc kết bè đảng, không lo việc đánh giặc, húc đầu vào sát phạt nhau thì họa mất nước thực chẳng còn xa.
Viên phó tướng giọng buồn buồn:
- Lo giữ nước là việc hàng đầu nhưng xin chủ tướng chớ quá coi thường phái quan đại đô đốc.
Bùi Thị Xuân phác một cử chỉ kiên quyết:
- Ta đã không chết khi theo tiên đế đánh Nguyễn diệt Trịnh, cả phá giặc Xiêm, giặc Thanh, lẽ nào ta lại chết trong tay lũ phản nghịch chẳng lẽ Hoàng thượng không áp chế lũ bất nhân khi chính Hoàng thượng đã trao binh quyền cho chính vợ chồng ta? Nhược bằng Hoàng thượng đổi dạ nghe bọn người ấy bắt ta phải chết thì chính ta xin được chết trước trận tiền, trước ba quân để báo đền ơn nước.
Mặc dù nói vậy nhưng thực sự tình thế đặt Bùi Thị Xuân vào hoàn cảnh khó xử. Vốn là quan thái sư Bùi Đắc Tuyên, và cũng như chồng, ít nhiều đứng về phía Bùi Đắc Tuyên cho nên thấy phái mình bị diệt, Bùi Thị Xuân vô cùng căm giận. Nhưng trước họa giặc Ánh đang lăm le đánh ra nhiều nơi, Bùi Thị Xuân cân nhắc nên ở lại giữ thành Quảng Nam phòng giặc bất thần đánh ra hay đem quân hồi triều hỏi tội lũ rũ rối triều chính? Suy đi tính lại, Bùi Thị Xuân thấy rõ, đem quân hồi triều lúc này là trái mệnh vua. Vả, làm việc ấy sẽ kinh động triều đình, lòng dân dễ nản. Xét cho cùng, nếu cuộc đụng độ có xảy ra thì kẻ có lợi lại chính là giặc Ánh. Cho nên, Bùi Thị Xuân gấp cho người đi Diên Khánh báo tin cho Trần Quang Diệu; mặt khác, nữ tướng thân lên mặt thành đôn đốc việc canh phòng và phái đội thám mã sành sỏi đi về hướng giặc.
Quả nhiên, lợi dụng triều Cảnh Thịnh lục đục, Nguyễn Ánh cử Nguyễn Văn Thành, Võ Tánh đem quân ra đánh Phú Yên, còn tự mình đôn đốc xuất quân thủy, bộ ra đánh Quy Nhơn. Đến Quy Nhơn, thấy lực lượng quân Tây Sơn còn mạnh, Nguyễn Ánh bỏ Quy Nhơn, xuất kỳ bấy ý đem quân đánh Quảng Nam. Vì đã chú ý đề phòng nên đội thám mã của Bùi Thị Xuân đã phát hiện được quân Ánh từ khi chúng còn ở Bản Tân.
Giữa lúc đang tính kế đánh Nguyễn Ánh thì một việc khẩn cấp lại xảy đến. Ngay ngày hôm ấy, viên nữ tướng Tây Sơn nhận được chiếu chỉ của vua Cảnh Thịnh thúc phải hồi triều.
- Việc gì đã xảy ra ở kinh đô, Bùi Thị Xuân nâng chiếu chỉ đặt lên án thư, hỏi viên tướng tùy tùng Việc hồi triều này có phải là mưu Vũ Văn Dũng định hại ta chăng?
Viên tướng tùy tùng, giọng ái ngại:
- Có thể nào chủ tướng cũng thoái thác không về vội, phòng bất trắc.
Bùi Thị Xuân nóng nảy:
- Trong tay có đội nữ binh thiện chiến, dốc lòng vì vua vì nước, lũ gây rối triều đình chỉ như cá nằm trên thớt, mà kẻ cầm đao lại là ta. Song ta bận tâm về chuyện khác. Ngươi không hay biết Nguyễn Ánh đã đem quân ra đó sao? Chợt Bùi Thị Xuân hỏi: Phó tướng còn ở trong quân doanh không?
- Thưa chủ tướng! Nữ tướng Lộc vừa ra ngoài thành theo lệnh của chủ tướng.
- Vậy, ngươi triệu các đội trưởng lại ngay.
Chỉ một lúc sau, các đội trưởng, vẻ mặt căng thẳng đã đến đủ.Bùi Thị Xuân lướt nhìn các khuôn mặt thân thiết, nhưng cặp mắt dò hỏi, giọng chắcnịch:
- Nội nhật ba ngày nữa, vâng theo chiếu chỉ của Hoàng thượng, chúng ta phải đem binh trở về Phú Xuân. Vậy các ngươi hãy chào dân, thu xếp lương ăn, lau chùi binh khí sẵn sàng đợi lệnh ta.
Một đội trưởng không kìm được sửng sốt:
- Thưa chủ tướng! Chúng ta bỏ thành này và...
- Phải theo lệnh Hoàng thượng!Bùi Thị Xuân không muốn để viên đội trưởng nói đến việc đánh giặc Ánh, nên cắt ngang, nếu không thì còn gì là kỷ cương nữa.
Các đội trưởng hiểu rõ phong cách đối xử bất thường của chủ tướng họ ẩn một cái gì hệ trọng chưa thể tiết lộ được, nên đã kìm nổi băn khoăn ra về. Đọc được những ý nghĩ ấy trong cái nhìn ngỡ ngàng nhưng biết sự kìm chế của các đội trưởng, Bùi Thị Xuân thấy lòng ấm áp, hơn thế, nột nõi xúc động tràn ngập đến trào nước mắt, Chính tình thương yêu, sự gắn bó, nỗi cảm thông của các viên đội trưởng và tất cả nữ binh, đã nâng bỗng tâm hồn viên nữ tướng, khích lệ viên nữ tướng ném tất cả sự khôn ngoan, sáng suốt và táo bạo đánh thắng kẻ thù. Bây giờ cũng vậy, trước kẻ thù nham hiểm, lọc lõi, trước sự dồn ép từ mệnh lệnh của triều đình Cảnh Thịnh, chính tình thương yêu đồng độ bắt nguồn từ nghĩa lớn: Mưu cảnh thịnh trị, thái bình, trong ấm ngoài êm cho muôn họ, đã tiếp cho Bùi Thị Xuân đủ sự thông minh để quyết định trong một thời gian ngắn nhất sẽ làm được cả hai việc: đánh Nguyễn Ánh và hồi triều. Trong khốn khó mới tỏ được trí khôn. Một kế đánh tàn bạo đã nhanh chóng được xếp đặt trong đầu viên nữ tướng.
Có tiếng chân người gấp gáp, bước tới. Viên phó tướng của Bùi Thị Xuân, mặt đỏ gay tiến vào hỏi:
- Thưa chủ tướng! Chủ tướng định đem quân hồi triều sao?
Bùi Thị Xuân từ ngạc nhiên đến thích thú trước sự nổi nóng bất thường của viên phó tướng:
- Vậy, ý nữ tướng khác thế chăng?
- Xin chủ tướng nghĩ lại. Tướng ở ngoài triều có quyền tự ý hành động. Chúng ta không thể mang tiếng hèn nhát chạy giặc.
Bùi Thị Xuân bật cười:
- Nữ tướng cũng hiểu lầm bụng ta. Vậy, trận này giặc Ánh tất phải mảnh giáp không còn. Ta muốn làm kiêu lòng giặc mà tuyên ngôn vậy thôi.
Chợt hiểu, phó tướng Lộc ngượng nghịu cúi đầu.
Quả như dự đoán của Bùi Thị Xuân, sau khi biết tin viên nữ tướng Tây Sơn sửa soạn đem binh hồi triều, Nguyễn Ánh cho là Bùi Thị Xuân không phòng bị, lập tức hành quân gấp tiến đánh Quảng Nam. Nhưng trận ác chiến đã diễn ra hoàn toàn đảo ngược với những tính toán của Nguyễn Ánh. Trên đường quân Ánh tiến tới Quảng Nam, chúng đã bị đội quân thiện chiến của viên nữ tướng Tây Sơn phục đánh đúng chỗ Bùi Thị Xuân đã chọn.
Trận ấy, Nguyễn Ánh đi đoạn hậu may mắn thoát chết. Nhưng mối nhục thua cả trí lẫn tài người nữ tướng Tây Sơn đã khiến cho Nguyễn Ánh lồng lộn tức tối. Đem tàn quân rút về đến Gia Định, Ánh nói phao lên rằng quân hắn vì hết lương nên không cốt chiếm Quảng Nam, giấu biệt trận thua đau bất ngờ. Lập được công lớn, tên tuổi Bùi Thị Xuân nổi lên như sóng cồn. Những kẻ ghen ghét Bùi Thị Xuân ở triều thấy vậy tìm cách gièm pha, cố hại Bùi Thị Xuân. Quan Thiếu Bảo Nguyễn Văn Huấn sau khi được Vũ Văn Dũng phái đi ám hại Trần Quang Diệu không thành đã nhân cơ hội ấy, vu khống với vua rằng: Bùi Thị Xuân cậy có chút công với tiên đế, ỷ quyền trấn thủ Quảng Nam đi kinh lý các nơi tha hồ lộng hành cách chức người chính trực, mưu kết bè đảng, xem ra hành động có phương lược lắm. Đã thế, Bùi Thị Xuân lại tự phụ, cưỡng mệnh Hoàng thượng không chịu hồi triều. Người như vậy phải trừ đi, phòng hậu họa.
Vua Cảnh Thịnh cả nghe Nguyễn Văn Huấn, lần thứ hai xuống chiếu triệu Bùi Thị Xuân hồi triều.
Chiếu chỉ của vua Cảnh Thịnh tới Quảng Nam thì Bùi Thị Xuân được tin dữ: Trần Quang Diệu đã đem quân từ Diên Khánh về dàn trận đánh nhau với Vũ Văn Dũng ở Phú Xuân. Vua Cảnh Thịnh phải thân ra khóc lóc, dàn xếp mới tránh cuộc xung đột đổ máu giữa hai viên hổ tướng triều đình.
Bùi Thị Xuân đề lại ba nghìn quân do phó tướng Lộc ở lại giữ thành, còn mình đem hai nghìn quân trở về Phú Xuân.
Về đến kinh thành, hay tin quan thiếu phó Trần Quang Diệu và quan Đại Tư đồ Vũ Văn Dũng vì nước đã xóa bỏ hiềm khích, và được vua Cảnh Thịnh cử đem quân tiến vào khôi phục thành Quy Nhơn vừa bị mất, Bùi Thị Xuân lo lắng vào chầu vua ngay.
Vừa thấy Bùi Thị Xuân, vua Cảnh Thịnh làm mặt giận:
- Vẫn biết tướng ngoài triều không cần phải theo mệnh vua. Nhưng triệu khanh về là việc quân quốc trọng sự. Vậy mà trẫm phải đêm ngày thấp thỏm lo lắng, là nghĩa làm sao?
Bùi Thị Xuân sụp lạy:
- Muôn tâu Hoàng thượng! Thần thiếp tài hèn đức mọn, xin khấu đầu trước bệ rồng chịu tội.
Vau Cảnh Thịnh nổi giận:
- Bọn khanh cậy có chút công với tiên triều nên có bụng tự phụ cho mình là giỏi, khinh thường các đại thần, xem nhẹ lệnh trẫm?
Bùi Thị Xuân ngỡ ngàng:
- Tâu Hoàng thượng. Thần thiếp mà có bụng ấy xin không được trông thấy mặt rồng một lần. Huống hồ, thần thiếp đã làm gì nên công. Thần thiếp ngỡ rằng lũ xấu bụng đã tâu lên Hoàng thượng những điều đổi trắng thay đen để làm hại người ngay thẳng.
Vua Cảnh Thịnh nổi nóng:
- Người hãy trả lời ta, từ ngày cử ngươi vào trấn thủ Quảng Nam, có phải ngươi chỉ lo kết bè đảng, mua chuộc lòng dân, tạo uy tín cho riêng mình hay không? Ngươi đem binh về chậm là vì cớ gì? Ngươi biết ta nể bọn ngươi nên lên mặt quá trớn chăng?
Bị oan ức nhưng Bùi Thị Xuân không phải là người nói giỏi, càng không phải làngười nói khéo. Hơn thế, cũng như chồng, nữ tướng vì không muốn để minh oan lại làm tổn hại đến việc mình đang theo đuổi là tạo nên sự đồng tâm nhất trí trong triều đình, nhằm đối phó với giặc. Vì vậy, sau một phút yên lặng, nữ tướng nước mắt rơm rớm tâu:
- Thần thiếp được Hoàng thượng phó thác cho việc coi quân trị dân đâu dám không rũ lòng thương yêu muôn dân, không theo đạo nhân nghĩa của Hoàng thượng để biến ý đấng tối thượng thành ý dân. Thiết nghĩ, nếu thần thiếp làm việc theo ý mình, trái lòng người, che ác với vua, kết bè đảng, vụ lợi cho riêng mình, không thích nghe thích xét mọi nguyện vọng của muôn dân, để dân oán triều đình, ấy mới là tội. Thần thiếp lo cố kết lòng dân, khuyến khích lòng trung quân ái quốc của trăm họ chính là để tạo cho thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng, đủ sức cự giặc chứ đâu phải thần thiếp không biết xả thân vì vua vì nước.
Lại nữa, trong lúc quân giặc do đích thân Nguyễn Ánh tiến đánh thành Quảng Nam, thần thiếp lo đánh tan giặc rồi hồi triều, tưởng cũng là việc chứ đâu phải dám xem thường thượng lệnh.
Vua Cảnh Thịnh ngẩn người:
- Khanh nói sao? Nguyễn Ánh tiến binh ra bao giờ?
- Trước lúc thần thiếp đem binh hồi triều, mấy nghìn quân của Nguyễn Ánh đã áp đánh thành Quảng Nam, thần thiếp ân hận đã để Ánh và lũ quân chạy thoát.
Vua Cảnh Thịnh sửng sốt, dịu giọng:
- Lạ thật! Chuyện thế mà sao khanh không tâu ngay để trẫm rõ đầu đuôi sự thật?
Vua nói xong không đợi trả lời, vội rời ngai vàng đi bách bộ trong tòa điện lớn. Dường như ông vua trẻ sao nhãng việc triều chính suy nghĩ lung lắm. Một lúc lâu, vua dừng lại ngắm nhìn Bùi Thị Xuân, giọng nhẹ nhàng:
- Khanh có biết trẫm triệu khanh về vì cớ gì không?
Bùi Thị Xuân lặng lẽ cúi đầu.
- Bọn giặc Ánh đang sửa soạn đại binh đánh ra, mà thực là khanh đã đánh lui giặc. Ánh đắc chí vì được bọn Phú lãng sa trợ giúp binh sĩ, tàu đồng, vũ khí tưởng có thể nuốt trôi được ta. Chúng dám to gan mưu lấy đất Quy Nhơn, gây mối lợi về sau. Bởi thế, trẫm đã phái quan thiếu phó cùng Đại Tư đồ Vũ Văn Dũng đem đại binh tiến vào Quy Nhơn. Triệu khanh về là để giữ kinh thành, phòng giặc liều mạng đánh ra.
- Muôn tâu Hoàng thượng! Thần thiếp đêm ngày lo điều ấy. Nhưng giữ kinh thành là việc lớn, phận nữ nhi đâu cáng đáng được!
- Khanh quá nhún mình. Trẫm nghĩ kỹ rồi, làm tướng bản triều không ai hơn được khanh. Giao cho khanh việc lớn là để đền ơn tiên đế và báo ơn cho trẫm vậy.
- Muôn tâu Hoàng thượng! Nước mạnh không cần xây nhiều thành trì. Bởi vì thành trì kiên cố nhất chính là lòng dân, Trước họa giặc Ánh, cốt quân dân một lòng, trên dưới thuận hòa mới là kế giữ nước lâu bền. Làm nên công lớn đâu phải là sức một người, huống hồ là thần thiếp!
Vua Cảnh Thịnh hỏi Bùi Thị Xuân:
- Bây giờ giặc Ánh to gan, vận nước như trứng để đầu đẳng. Vậy khanh có hiến kế gì để yên lòng trẫm không?
Bùi Thị Xuân tâu:
- Trăm họ ai cũng có lòng trung quân ái quốc, một lòng nhớ ơn tiên đế, sẵn lòng sống chết cho triều Tây Sơn. Nhưng bao năm chinh chiến, sức dân đã kiệt, quan lại không hết lòng thương dân nên không tránh khỏi tiếng oán than triều đình. Bởi vậy, điều cốt yếu lúc này phải khoan nới sức dân. Những kẻ cự quan nhiệm chức trong triều, ngoài trấn đã cốt vì thiên hạ, giết giặc tàn ác thì nên ăn theo lối mộc mạc để tỏ cái đức của mình, mới mong làm gương cho dân chúng. Thứ nữa, Hoàng thượng nên truyền hịch kể tội giặc Ánh hai lần rước voi về giày mồ, khích lệ trai tráng đầu quân thì chằng mấy chốc, Hoàng thượng sẽ có một đạo binh lớn, hết lòng vì nước, giặc Ánh phỏng làm gì được?
Vua Cảnh Thịnh hồ hởi: Khanh đã vén cho trẫm một đám mây mờ. Trẫn sẽ truyền hịch cho dân chúng. Khanh là tướng nên dốc lòng giúp trẫm chuyển binh, luyện tập cho tinh.
Bùi Thị Xuân mệt mỏi cáo lui.
Triều Tây Sơn phạm phải một sai lầm về chiến lược. Vì cay cú quyết chiếm được thành Quy Nhơn vừa bị mất, nên Cảnh Thịnh đã cho Trần Quang Diệu đem mười vạn tinh binh, Vũ Văn Dũng mang hầu hết chiến thuyền của Tây Sơn vào bao vây Quy Nhơn. Phú Xuân vì vậy bỗng trở nên sơ hở. Bùi Thị Xuân thấy được sai lầm ấy nhưng vì không có được toàn quyền hành động nên viên nữ tướng lo lắng tuyển quân, huấn luyện tân binh, sẵn sàng bước vào trận lửa.
Giữa một ngày đang luyện quân, Bùi Thị Xuân kinh hoàng hay tin thành Quảng Nam bị tướng giặc Tôn Thất Hội đem quân tiến đánh. Lo lắng cho tính mạng hàng ngàn nữ binh thân yêu của mình ở đó. Bùi Thị Xuân xin vua hành quân thần tốc vào cứu viện. Diệt được giặc, nhưng trên đường trở về Bùi Thị Xuân được tin Nguyễn Ánh. Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành thống lĩnh một ngàn chiến thuyền vượt biển đang đánh vào cửa Thuận An. Lập tức Bùi Thị Xuân thúc quân tiến gấp. Tin dữ do thám mã báo về, quân Tây Sơn do phò mã trị trấn cửa Thuận An đã bị vỡ. Vua Cảnh Thịnh hiện đang thân đốc suất quân Tây Sơn cự giặc ở ngoài thành Phú Xuân. Rồi vua Cảnh Thịnh bị hãm trong vòng vây của quân giặc. Kịp về đánh tập hậu vào đội hình quân giặc, cứu vua thoát chết, nhưng rồi chính Bùi Thị Xuân và đội nữ binh thiện chiến lại bị quân Ánh trùng trùng điệp điệp bủa vây.
Bị thua trận, lại mất tướng tài, Vua Cảnh Thịnh sau đấy, bỏ chạy ra Thăng Long.
Từ ngày vua Cảnh Thịnh đem tàn quân chạy ra Thăng Long, ở các phố phường, các chợ bỗng lan truyền một bài thơ:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng
Trong cơn sóng gió phũ phàng
Ai người chèo lái vững vàng hỡi ai...?
Bài thơ hàm ý lo cho vận nước ấy khiến vua Cảnh Thịnh càng buồn phiền. Bởi vì đã mấy tuần trôi qua, ông vua trẻ cùng đám cận thần bạc nhược ấy chưa biết xoay xở, cứu vãn tình thế bằng cách nào. Cực chẳng đã, Cảnh Thịnh quyết định thiết đại triều để bàn kế giữ nước. Giữa lúc hiệu lệnh thiết triều nổi lên từ phía Nam thành, một đội nữ kỵ sĩ mặc võ phục màu đỏ đang phóng tới. Người chủ tướng của đội nữ binh ngồi trên bành voi con độc ngà, tay trái bị thương đã được băng bó. Đến khu vực hoành thành, viên nữ tướng cho quân dừng lại nghỉ ngơi rồi một mình xốc kiếm đi vào hoàng cung. Vừa tới cửa cấm, viên nữ tướng liền bị quân canh ngăn lại. Làn da mịn màng trên khuôn mặt đôn hậu và thông minh của viên nữ tướng bỗng đỏ bừng:
- Ta vào bệ kiến Hoàng thượng bàn kế đánh giặc.
Toán lính cận vệ cười ngặt nghẽo:
- Bản triều chỉ có một nữ tướng, kiệt tài tên là Bùi Thị Xuân thì người ấy đã liều mình cứu vua rồi. Nhà ngươi định dọa chúng ta phải không?
- Chính ta là Bùi Thị Xuân đây. Nữ tướng dõng dạc đáp.
Nghe vậy toán quân cấm vệ ngây người sửng sốt. Bùi Thị Xuân sải những bước dài đi qua toán quân cấm vệ. Vừa đến thềm điện, Bùi Thị Xuân đã trông thấy hai hàng đại thần vẻ mặt nghiêm trang, thành kính đang hướng về phía vua Cảnh Thịnh. Ngự trên chiếc ngai vàng bằng gỗ tứ thiết bóng lộn như sừng, vẫy rồng lấp lánh ánh bạc dát vào, vua Cảnh Thịnh tư lự đăm chiêu vẫn không giấu được nét trẻ trung hơn cả hai mươi tuổi của mình. Sau một giây cân nhắc, Bùi Thị Xuân lấy lại tự nhiên, tiến về phía vua.
Tiếng xì xào bỗng nổi lên. Vua Cảnh Thịnh xoay người.
- Muôn tâu Hoàng thượng Bùi Thị Xuân quỳ xuống Thần thiếp từ Phú Xuân xin vào ra mắt Hoàng thượng.
Sau phút kinh ngạc, vua Cảnh Thịnh vỗ ngai đứng dậy, thân đỡ Bùi Thị Xuân, giọng lạc đi:
- Khanh vẫn còn sống đó ư? Trẫm đêm ngày thương tiếc. Nếu không có khanh đem quân cứu giá hôm ấy, trẫm đã nguy khốn rồi. Chuyện đầu đuôi thế nào mà người ta tâu với trẫm khanh bị vây hãm rồi bị giết.
- Tâu Hoàng thượng! Sau lúc cố sức đánh không để giặc xúc phạm tới Hoàng thượng, thần thiếp cùng đội nữ binh ra sức cự địch ngăn không cho giặc chiếm kinh thành, chờ viện binh tới. Về sau, được tin Hoàng thượng đã ra Bắc Hà, thần thiếp liệu sức mình không cự nổi nên cũng thủ quân. Giặc Ánh cậy có mấy nghìn lính Phú lãng sa trong tay, diễu võ giương oai vậy thôi, chứ võ nghệ lũ ấy xem ra cũng rất thường.
Vua Cảnh Thịnh an ủi:
- Thôi, còn tướng, còn quân sĩ là còn cơ hội khôi phục kinh thành. Trong lúc quốc nạn này Cảnh Thịnh tiếp các khanh phải vì trẫm nghĩ kế giữ nước. Trẫm lâu nay, ngày quên ăn, đêm quên ngủ cũng vì việc lớn còn canh cánh bên lòng.
Một viên đại thần bước ra tâu:
- Cứ theo ý ngu thần thì một khi đã dời đô ra Thăng Long này thì đất Thuận Hóa khó mà giữ được. Lúc lâm chung, tiên vương dặn các tướng phải sớm giúp Hoàng thượng dời đô ra Phượng Hoàng trung đô. Xem vậy, ngay cả tiên vương cũng không trọng đất Thuận Hóa. Lại nữa Thuận Hóa vốn xưa không phải đất triều Lê. Các vua Lê phí bao nhiêu của cải mới lấy được xứ ấy rồi lại vẫn không giữ được. Cho nên mất cũng là may. Bây giờ chỉ nên bàn tính việc đem quân trấn giữ Nghệ An và phái người giảo hoạt đi gặp Nguyễn Ánh phân rõ cương vực từ đất ấy. Nếu ta lấy sự mất đất Thuận Hóa làm may, ắt Ánh phải coi sự lấy đất của ta làm điều đáng ngại. Đó là kế vẹn toàn nhất.
Viên đại thần nói xong lui xuống, vẻ tự đắc. Nhưng y đã sầm mặt lại khi bắt gặp cái nhìn nảy lửa tỏ rõ sự khinh bỉ của Bùi Thị Xuân. Cùng lúc ấy, một đại thần khác, tâu:
- Lời tâu của vị đại quan vừa rồi khác nào cúi đầu hàng giặc. Giặc Ánh đã đánh Phú Xuân, tất ngày một ngày hai sẽ đánh Nghệ An rồi đánh cả Thăng Long này nữa. Cho nên, muốn giữ được nước phải nghĩ kế phá giặc. Muốn phá giặc phải dụ chúng đến chỗ mình muốn đánh. Diệu kế để đánh được giặc Ánh là dụ chúng ra Bắc Hà. Thử hỏi, nếu ta có cả chục vạn quân dàn đầy xung quanh Thăng Long, lại cử các tướng đốc lãnh các quân thủy đạo chặn giặc từ sông Luộc. Khi ấy, thế giặc kéo ra Bắc Hà chỉ như thế muỗi đội núi, tránh sao khỏi bị diệt.
Nhiều tiếng xì xào nổi lên. Vua Cảnh Thịnh tỏ rõ sự lúng túng trước những lời tâu ấy. Còn Bùi Thị Xuân, viên nữ tướng thấy máu nóng chảy rần rật khắp người. Và, trong nỗi giận không kìm được, Bùi Thị Xuân cất giọng lanh lảnh:
- Muôn tâu Hoàng thượng! Thần thiếp chưa biết các vị văn quan này được Hoàng thượng sủng ái đến bậc nào nhưng thần thiếp xin mạo muội tâu rằng: Vị trước thì hiến kế dâng đất cho giặc, vị sau thì nói đến phá giặc nhưng thực là không dám cự giặc. Trong lúc vận mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, giặc thì quỷ quyệt hung hãn, kế sách ấy khác nào giở giáo đón giặc. Cho nên, thần thiếp cúi đầu xin Hoàng thượng bỏ ngoài tai những lời tâu không đúng phẩm giá của người trượng phu trong đạo thờ vua giúp nước.
Cả cung điện im lặng đến căng thẳng.
Viên đại thần tâu lúc đầu, giọng khinh khỉnh:
- Tâu Hoàng thượng! Thần xem cách ăn nói của Bùi nữ tướng có vẻ tự đắc và hàm hồ vậy đấy!
Bùi Thị Xuân xoay người, nhìn thẳng vào mặt tên quan rồi ngước lên nhà vua:
- Thần thiếp xin Hoàng thượng hãy truyền hịch động binh, với lính các trấn về hợp sức tiến vào Phú Xuân quyết chiến với giặc. Để chắc thắng, Hoàng thượng nên mật sai người truyền lệnh cho quan thiếu phó và quan Đại Tư đồ cùng đem binh từ Quy Nhơn đánh ra. Bị kẹp giữa hai đạo binh lớn, Nguyễn Ánh và bọn Phú lãng sa có phép tàng hình cũng không thoát chết. Việc khẩn cấp, xin Hoàng thượng quyết đoán một lần.
Lý lẽ sắc bén của Bùi Thị Xuân đã cảm hóa được đa số quan văn võ tướng. Vua Cảnh Thịnh cũng lộ rõ sự thiện cảm đặc biệt đối với viên nữ tướng bỗng dưng có tài hùng biện. Bởi vậy, vua truyền:
- Ngay ngày hôm nay, trẫm sẽ truyền hịch phủ dụ dân chúng và điều binh các trấn về hợp sức và chờ ngày xuất quân đánh giặc. Trẫm cũng kíp phái lính cảm tử đem mật chiếu báo cho đạo quân ở Quy Nhơn biết mà phôi hợp đánh về. Các khanh hãy vì trẫm dẹp mối hiềm khích, dốc lòng dốc sức cho việc lớn mau thành. Được như vậy cũng là phúc lành cho dân vậy.
Nói rồi vua Cảnh Thịnh truyền lệnh bãi triều.
Cũng từ sau buổi thiết đại triều ấy, lần đầu tiên Bùi Thị Xuân được vua Cảnh Thịnh trọng dụng, giao cho nắm giữ binh quyền như một đại tướng. Vua lưu Bùi Thị Xuân ở ngay trong cung để tiện bàn bạc. Và đầu mùa đông năm ấy, một kế đánh quy mô thu hút hơn ba vạn quân thủy bộ đã được Bùi Thị Xuân phác họa, vua Cảnh Thịnh chuẩn y. Đạo quân ấy do Bùi Thị Xuân làm tướng tiên phong, vua Cảnh Thịnh thân đốc suất quân trung. Đạo quân này đánh thẳng vào quân bản bộ của Nguyễn Ánh ở lũy Trấn Ninh. Đạo quân thủy bộ do Đại Đô Đốc Nguyễn Thận thống lĩnh sẽ đem chiến thuyền đánh thủy quân giặc ở Sông Gianh. Hai đạo quân ấy rời Thăng Long đầu tháng một năm 1801.