hlco
30-07-2012, 10:43 AM
Hệ thống hóa kiến thức
Theo cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, vài năm trước, môn Lịch sử có phần mang lại ít nhiều lo lắng cho các em trong kỳ thi tốt nghiệp. Môn Lịch sử thường được báo thi muộn hơn so với những môn cố định như Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ nên thời gian ôn tập cũng ngắn hơn. Để khắc phục tình trạng này, các em cần có kế hoạch ôn tập thực sự nghiêm túc và có cách học hiệu quả.
Khi ôn tập, các em cần hệ thống hóa kiến thức lịch sử, bằng cách dựa vào sách giáo khoa để tự làm đề cương ôn tập. Cách làm hay nhất là các em chia thành từng nhóm, phân công làm các câu hỏi, sau đó tự sửa cho nhau, rồi mới hỏi lại thầy cô trên lớp. Giáo viên sẽ chỉnh sửa, bổ sung những chi tiết còn thiếu cho các em. Đây cũng là quá trình học, hiểu, nắm vững kiến thức của các em.
Theo cô Dung, các em không nên học từng câu nhỏ mà nên hệ thống thành những vấn đề lớn. Đối với phần lịch sử Việt Nam, trước khi ôn cụ thể phải ôn tập những vấn đề lớn. Chẳng hạn về Nguyễn Ái Quốc qua các giai đoạn; Đảng cộng sản; Cách mạng tháng Tám, sự chuẩn bị từ cao trào 1930 - 1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945, thời cơ cách mạng... Hay quá trình chống thực dân Pháp (1946-1954); chống đế quốc Mỹ (1954-1975) hoặc thời kỳ thống nhất, đổi mới đất nước.
Sau khi hệ thống thành các mảng lớn như vậy, các em lại chia thành các vấn đề nhỏ hơn. Ví dụ, thời kỳ chống Mỹ thì có mảng miền Bắc, mảng miền Nam trong giai đoạn 1954-1975. Trong đó, ở mảng miền Nam thường được đánh giá quan trọng hơn, có nhiều sự kiện hơn. Ví dụ phong trào đồng khởi, các chiến lược chiến tranh của Mỹ, phong trào đấu tranh của ta chống lại các chiến lược đó hay cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ...
Với những nội dung này lại chia thành các vấn đề nhỏ, chẳng hạn về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ lại phải chia ra thành các nội dung như: Chiến tranh đặc biệt của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là gì? Âm mưu thủ đoạn thế nào? Tại sao Mỹ lại thực hiện? Sau khi nắm vững kiến thức các em phải tìm hiểu quân dân Việt Nam chống lại “Chiến tranh đặc biệt” đó như thế nào...
Đối với phần lịch sử thế giới cũng vậy, phải nắm vững những vấn đề lớn, rồi chia thành các vấn đề nhỏ. Chẳng hạn, sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949), các em chú ý ôn tập đến Hội nghị Ianta, hoàn cảnh diễn ra Hội nghị, Hội nghị quyết định những vấn đề gì? Sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc? Hay vấn đề của Nhật Bản, nên hướng trọng tâm đến nội dung Nhật Bản có sự phát triển đặc biệt, phát triển “thần kỳ” về kinh tế giai đoạn 1952-1973. Nó phát triển đặc biệt thế nào? Do những nguyên nhân gì dẫn đến sự phát triển “thần kỳ” đó?... Hoặc Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa thế kỷ 20 các em phải hiểu rõ nguyên nhân, nội dung của nó và những thành tựu gì? Những tác động tích cực, tiêu cực của nó như thế nào?
http://tintuc.hocmai.vn/images/stories/anh_tin_tuc/2010/kinh_nghiem_hoc/05/monsu1.jpg
Để học tốt môn Lịch sử, học sinh cần hệ thống các kiến thức thành các vấn đề lớn. (Ảnh: CH)
Liên kết các sự kiện lịch sử
Về cách học, cô Dung lưu ý sau khi hệ thống hóa kiến thức ôn tập, các em không nên học theo kiểu cầm sách đọc những câu đó, học thuộc từ đầu đến cuối, mà khi học các em cần nắm được những ý để xác định sẵn trong đầu. Đơn cử, đề ra câu hỏi: Hãy so sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ? Với câu hỏi này, nếu các em nắm được dàn ý, sẽ rất dễ trong việc so sánh. Ví dụ như: nguyên nhân, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược đó. Khi làm bài có thể chia đôi giấy ra để so sánh, như vậy rõ ràng hơn và đầy đủ ý.
Theo cách thông thường, các em cứ nghĩ học Sử phải học từng câu một, không có tính hệ thống. Như vậy, khi làm bài sẽ gặp phải một số khó khăn, bởi có nhiều câu các sự kiện liên quan đến nhau. Ví dụ như câu: Quân và dân Việt Nam thực hiện chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ thế nào? Câu hỏi này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho những em chỉ biết học từng câu. Khi đã nắm vững kiến thức trong “Chiến tranh cục bộ” rồi, các em sẽ thấy Mỹ sử dụng lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh, ngụy quyền Sài Gòn và bắt đầu thủ đoạn là mở những cuộc hành quân, tấn công, đặc biệt là cuộc tấn công vào thôn Vạn Tường. Tiếp đó, Mỹ mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. Khi đã nắm bắt được vấn đề, các em hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi của đề bài bởi đã thuộc mấy trận đánh đó, các em sẽ nghĩ ngay ra chiến thắng của quân và dân ta ở Vạn Tường và 2 chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967.
Cô Dung cho biết thêm, khi ôn tập phải có sự liên kết các sự kiện, các mốc thời gian. Học sinh rất sợ nhớ các mốc thời gian trong môn Sử. Khi có mốc thời gian các em cần có sự liên hệ giữa mốc thời gian này với mốc thời gian khác, phải lấy 1-2 khoảng thời gian chính để nhớ, từ đó sẽ nhớ ra những mốc thời gian nhỏ hơn, chi tiết hơn.
Những lưu ý khi làm bài Sử
Theo cô Nguyễn Thị Kim Dung, sau khi nắm vững kiến thức ôn tập, các em cần tham khảo các dạng đề bài của những năm trước. Đặc biệt là tham khảo thêm barem điểm của những câu hỏi đó để có thể trình bày cho đúng, đủ câu hỏi.
Các em phải đọc kỹ đề bài, xác định xem đề bài hỏi cái gì thì trả lời cái đó, trúng vấn đề yêu cầu. Không nên dài dòng, dẫn dắt vấn đề cầu kỳ, có thể có câu gợi mở và câu kết thúc nhưng thật ngắn gọn. Các em nên nhớ, câu hỏi đưa ra bao giờ cũng có barem điểm, nên nếu học sinh trả lời không trúng thì sẽ không được điểm, dù có viết hay đến mấy.
Trình bày bài viết mạch lạc, hết một ý phải xuống dòng, tránh tình trạng trả lời một câu vào cả một đoạn dài. Thông thường, những bài thoáng, đủ ý dễ có điểm hơn, tránh sự sót ý với cán bộ chấm thi. Nhiều trường hợp mở bài, kết thúc đến cả trang mà không trúng ý cũng không được điểm.
Phần lựa chọn (phần riêng) với việc thí sinh được chọn một trong hai câu III.a hoặc III.b tuyệt đối chỉ được làm một câu. Nếu làm 2 câu sẽ không được chấm câu nào cả. Tránh tình trạng có trường hợp làm xong bài rồi thấy thừa thời gian làm tiếp câu nữa với mục đích đọc lại xem câu nào đủ ý hơn thì chọn câu ấy, còn lại gạch bỏ câu kia đi.
Theo Gia đình
Theo cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, vài năm trước, môn Lịch sử có phần mang lại ít nhiều lo lắng cho các em trong kỳ thi tốt nghiệp. Môn Lịch sử thường được báo thi muộn hơn so với những môn cố định như Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ nên thời gian ôn tập cũng ngắn hơn. Để khắc phục tình trạng này, các em cần có kế hoạch ôn tập thực sự nghiêm túc và có cách học hiệu quả.
Khi ôn tập, các em cần hệ thống hóa kiến thức lịch sử, bằng cách dựa vào sách giáo khoa để tự làm đề cương ôn tập. Cách làm hay nhất là các em chia thành từng nhóm, phân công làm các câu hỏi, sau đó tự sửa cho nhau, rồi mới hỏi lại thầy cô trên lớp. Giáo viên sẽ chỉnh sửa, bổ sung những chi tiết còn thiếu cho các em. Đây cũng là quá trình học, hiểu, nắm vững kiến thức của các em.
Theo cô Dung, các em không nên học từng câu nhỏ mà nên hệ thống thành những vấn đề lớn. Đối với phần lịch sử Việt Nam, trước khi ôn cụ thể phải ôn tập những vấn đề lớn. Chẳng hạn về Nguyễn Ái Quốc qua các giai đoạn; Đảng cộng sản; Cách mạng tháng Tám, sự chuẩn bị từ cao trào 1930 - 1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945, thời cơ cách mạng... Hay quá trình chống thực dân Pháp (1946-1954); chống đế quốc Mỹ (1954-1975) hoặc thời kỳ thống nhất, đổi mới đất nước.
Sau khi hệ thống thành các mảng lớn như vậy, các em lại chia thành các vấn đề nhỏ hơn. Ví dụ, thời kỳ chống Mỹ thì có mảng miền Bắc, mảng miền Nam trong giai đoạn 1954-1975. Trong đó, ở mảng miền Nam thường được đánh giá quan trọng hơn, có nhiều sự kiện hơn. Ví dụ phong trào đồng khởi, các chiến lược chiến tranh của Mỹ, phong trào đấu tranh của ta chống lại các chiến lược đó hay cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ...
Với những nội dung này lại chia thành các vấn đề nhỏ, chẳng hạn về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ lại phải chia ra thành các nội dung như: Chiến tranh đặc biệt của Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là gì? Âm mưu thủ đoạn thế nào? Tại sao Mỹ lại thực hiện? Sau khi nắm vững kiến thức các em phải tìm hiểu quân dân Việt Nam chống lại “Chiến tranh đặc biệt” đó như thế nào...
Đối với phần lịch sử thế giới cũng vậy, phải nắm vững những vấn đề lớn, rồi chia thành các vấn đề nhỏ. Chẳng hạn, sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949), các em chú ý ôn tập đến Hội nghị Ianta, hoàn cảnh diễn ra Hội nghị, Hội nghị quyết định những vấn đề gì? Sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc? Hay vấn đề của Nhật Bản, nên hướng trọng tâm đến nội dung Nhật Bản có sự phát triển đặc biệt, phát triển “thần kỳ” về kinh tế giai đoạn 1952-1973. Nó phát triển đặc biệt thế nào? Do những nguyên nhân gì dẫn đến sự phát triển “thần kỳ” đó?... Hoặc Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa thế kỷ 20 các em phải hiểu rõ nguyên nhân, nội dung của nó và những thành tựu gì? Những tác động tích cực, tiêu cực của nó như thế nào?
http://tintuc.hocmai.vn/images/stories/anh_tin_tuc/2010/kinh_nghiem_hoc/05/monsu1.jpg
Để học tốt môn Lịch sử, học sinh cần hệ thống các kiến thức thành các vấn đề lớn. (Ảnh: CH)
Liên kết các sự kiện lịch sử
Về cách học, cô Dung lưu ý sau khi hệ thống hóa kiến thức ôn tập, các em không nên học theo kiểu cầm sách đọc những câu đó, học thuộc từ đầu đến cuối, mà khi học các em cần nắm được những ý để xác định sẵn trong đầu. Đơn cử, đề ra câu hỏi: Hãy so sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ? Với câu hỏi này, nếu các em nắm được dàn ý, sẽ rất dễ trong việc so sánh. Ví dụ như: nguyên nhân, âm mưu, thủ đoạn của chiến lược đó. Khi làm bài có thể chia đôi giấy ra để so sánh, như vậy rõ ràng hơn và đầy đủ ý.
Theo cách thông thường, các em cứ nghĩ học Sử phải học từng câu một, không có tính hệ thống. Như vậy, khi làm bài sẽ gặp phải một số khó khăn, bởi có nhiều câu các sự kiện liên quan đến nhau. Ví dụ như câu: Quân và dân Việt Nam thực hiện chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ thế nào? Câu hỏi này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho những em chỉ biết học từng câu. Khi đã nắm vững kiến thức trong “Chiến tranh cục bộ” rồi, các em sẽ thấy Mỹ sử dụng lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh, ngụy quyền Sài Gòn và bắt đầu thủ đoạn là mở những cuộc hành quân, tấn công, đặc biệt là cuộc tấn công vào thôn Vạn Tường. Tiếp đó, Mỹ mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. Khi đã nắm bắt được vấn đề, các em hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi của đề bài bởi đã thuộc mấy trận đánh đó, các em sẽ nghĩ ngay ra chiến thắng của quân và dân ta ở Vạn Tường và 2 chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967.
Cô Dung cho biết thêm, khi ôn tập phải có sự liên kết các sự kiện, các mốc thời gian. Học sinh rất sợ nhớ các mốc thời gian trong môn Sử. Khi có mốc thời gian các em cần có sự liên hệ giữa mốc thời gian này với mốc thời gian khác, phải lấy 1-2 khoảng thời gian chính để nhớ, từ đó sẽ nhớ ra những mốc thời gian nhỏ hơn, chi tiết hơn.
Những lưu ý khi làm bài Sử
Theo cô Nguyễn Thị Kim Dung, sau khi nắm vững kiến thức ôn tập, các em cần tham khảo các dạng đề bài của những năm trước. Đặc biệt là tham khảo thêm barem điểm của những câu hỏi đó để có thể trình bày cho đúng, đủ câu hỏi.
Các em phải đọc kỹ đề bài, xác định xem đề bài hỏi cái gì thì trả lời cái đó, trúng vấn đề yêu cầu. Không nên dài dòng, dẫn dắt vấn đề cầu kỳ, có thể có câu gợi mở và câu kết thúc nhưng thật ngắn gọn. Các em nên nhớ, câu hỏi đưa ra bao giờ cũng có barem điểm, nên nếu học sinh trả lời không trúng thì sẽ không được điểm, dù có viết hay đến mấy.
Trình bày bài viết mạch lạc, hết một ý phải xuống dòng, tránh tình trạng trả lời một câu vào cả một đoạn dài. Thông thường, những bài thoáng, đủ ý dễ có điểm hơn, tránh sự sót ý với cán bộ chấm thi. Nhiều trường hợp mở bài, kết thúc đến cả trang mà không trúng ý cũng không được điểm.
Phần lựa chọn (phần riêng) với việc thí sinh được chọn một trong hai câu III.a hoặc III.b tuyệt đối chỉ được làm một câu. Nếu làm 2 câu sẽ không được chấm câu nào cả. Tránh tình trạng có trường hợp làm xong bài rồi thấy thừa thời gian làm tiếp câu nữa với mục đích đọc lại xem câu nào đủ ý hơn thì chọn câu ấy, còn lại gạch bỏ câu kia đi.
Theo Gia đình