thuan-phuong
30-07-2012, 10:43 AM
Môn Sử là một trong sáu môn thi tốt nghiệp. Đừng ngồi than thở, có một số bí kíp giúp bạn học, ôn và thi môn này dễ dàng hơn.
http://www.muctim.com.vn/article/media/2010/3-26/36630//bac.jpg
Chăm chỉ nghe giảng và ghi chép
Nghe có vẻ bình thường, nhưng đây là việc đầu tiên, cũng là khá quan trọng cho việc chinh phục môn sử đấy. Hãy tập trung nghe thầy cô giảng và ghi chép tất cả những gì bạn cảm thấy cần thiết. Ngoài ra, những câu hỏi nhỏ hay trao đổi trên lớp đôi khi cũng giúp bạn khá nhiều trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, vì thế đừng bỏ qua nhé.
Làm một dàn ý hệ thống kiến thức.
Vẽ lại một sự kiện bằng sơ đồ hình ảnh, càng ít chữ càng tốt, sử dụng luôn những ký hiệu của riêng bạn để đơn giản hóa bài học, và phân chia ra các nhánh nhỏ để có thể có một cái nhìn tổng quát về sự kiện.
Ví dụ như khi học về một cuộc khởi nghĩa, bạn vẽ một sơ đồ, đi từ hoàn cảnh lịch sử -> sự chuẩn bị -> diễn biến -> kết quả -> ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này.
Nhớ từng nhóm sự kiện
Để có thể nhớ được những cột mốc thời gian, cách đơn giản nhất là “nhóm” những sự kiện nhỏ có liên quan lại thành một sự kiện lớn và nhớ theo đơn vị là năm.
Ví dụ như khi xảy ra một sự kiện nào đó, đầu tiên bạn phải nắm chắc chắn về năm. Sau đó, từ năm, chúng ta có thể gợi mở ra tháng theo thứ tự diễn tiến: tháng 1 thì có chuyện gì, đến cuối tháng 3 thì tổ chức nào được thành lập, và tháng 5 thì xảy ra cuộc tranh đấu nào? Và cuối cùng là nhớ ngày giờ.
Những sự kiện thường đi kèm theo nhau trong một giai đoạn, nên nếu học theo kiểu này, bạn sẽ được lợi là nhớ 1 thì nhớ luôn 2, 3, và sẽ nhớ rất sâu, lại tránh được trường hợp bỏ sót một vài sự việc nào đó.
Khảo bài bằng cách viết
Khi nhờ ai đó khảo bài dùm, thay vì đọc, bạn nên thử ghi ra giấy.
Khá hiệu quả để có thể nhớ lâu, và bạn cũng rèn được cách sắp xếp câu cú, ý tứ và trình tự sự kiện, cũng có cái để đọc lại và rút ra những thiếu sót luôn.
Đặt mục tiêu và cố gắng thực hiện
Đừng có ghi ra một đống mục tiêu trên mây rồi…để đó. Bạn hãy phân chia thời gian để ôn tập từ bây giờ đến ngày thi, mỗi ngày một ít sẽ tốt hơn học nhồi nhét.
Mỗi ngày học bao nhiêu câu, hôm nay học thêm câu mới thì cũng dành ra một ít thời gian ôn lại câu cũ. Hết một tuần lại tổng kết lại, ôn qua một lượt và có cái nhìn tổng quát về những gì trong tuần qua đã học.
Làm bài thi thử
Sưu tầm một số đề thi của những năm trước để có thể có hướng ôn tập đúng. Hãy canh chỉnh đồng hồ và bắt tay vào làm thử, điều đó giúp bạn phân bố thời gian phù hợp, và cũng biết được khả năng của mình tới đâu để có thể điều chỉnh phương pháp học kịp thời.
Khi làm bài thi
Cẩn thận kẻo lạc đề. Teen nhà mình thường không đọc kỹ đề, tìm được một ý gì đấy trong câu hỏi là viết hết tất cả những gì có liên quan. Tuy viết dư không bị trừ điểm, nhưng bạn sẽ bị trừ mất thòi gian vào những câu hỏi khác. Thế nên, hãy phân tích xem trọng tâm câu hỏi ở đâu, và chỉ đi thẳng vào ý chính là được rồi.
Lập dàn ý. Đừng lo lắng sẽ không đủ thời gian. Thật ra khi bạn lập một dàn ý với những gạch đầu dòng sơ lược ngoài giấy nháp, bạn sẽ không bỏ sót sự kiện, diễn biến, cũng như tránh luôn việc thiếu đầu thiếu đuôi hay thỉnh thoảng nhớ được gì đấy lại gặp cảnh phải viết chèn vào trên.
Chủ động phân bố thời gian hợp lý. Bạn nên xem qua số điểm ở mỗi câu và từ đó phân chia thời gian làm bài. Tránh trường hợp dừng lại quá lâu ở một câu hỏi và bỏ quên những câu khác. Câu dễ làm trước, khó thì làm sau.
Hình thức trình bày cũng khá quan trọng. Nếu chữ bạn không đẹp, thì cứ viết thưa ra, chỉ cần sáng sủa dễ đọc là được. Ngoài ra, câu cú phải gẫy gọn, mạch lạc, đừng có viết lộn xộn, chồng chéo sự kiện. Sẽ rối lắm đấy.
Môn sử sẽ không còn là ám ảnh nếu như bạn học và thi đúng cách. Chúc mọi người thi tốt nhé!
Đặng Thị Hạnh Dung
http://www.muctim.com.vn/article/media/2010/3-26/36630//bac.jpg
Chăm chỉ nghe giảng và ghi chép
Nghe có vẻ bình thường, nhưng đây là việc đầu tiên, cũng là khá quan trọng cho việc chinh phục môn sử đấy. Hãy tập trung nghe thầy cô giảng và ghi chép tất cả những gì bạn cảm thấy cần thiết. Ngoài ra, những câu hỏi nhỏ hay trao đổi trên lớp đôi khi cũng giúp bạn khá nhiều trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, vì thế đừng bỏ qua nhé.
Làm một dàn ý hệ thống kiến thức.
Vẽ lại một sự kiện bằng sơ đồ hình ảnh, càng ít chữ càng tốt, sử dụng luôn những ký hiệu của riêng bạn để đơn giản hóa bài học, và phân chia ra các nhánh nhỏ để có thể có một cái nhìn tổng quát về sự kiện.
Ví dụ như khi học về một cuộc khởi nghĩa, bạn vẽ một sơ đồ, đi từ hoàn cảnh lịch sử -> sự chuẩn bị -> diễn biến -> kết quả -> ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này.
Nhớ từng nhóm sự kiện
Để có thể nhớ được những cột mốc thời gian, cách đơn giản nhất là “nhóm” những sự kiện nhỏ có liên quan lại thành một sự kiện lớn và nhớ theo đơn vị là năm.
Ví dụ như khi xảy ra một sự kiện nào đó, đầu tiên bạn phải nắm chắc chắn về năm. Sau đó, từ năm, chúng ta có thể gợi mở ra tháng theo thứ tự diễn tiến: tháng 1 thì có chuyện gì, đến cuối tháng 3 thì tổ chức nào được thành lập, và tháng 5 thì xảy ra cuộc tranh đấu nào? Và cuối cùng là nhớ ngày giờ.
Những sự kiện thường đi kèm theo nhau trong một giai đoạn, nên nếu học theo kiểu này, bạn sẽ được lợi là nhớ 1 thì nhớ luôn 2, 3, và sẽ nhớ rất sâu, lại tránh được trường hợp bỏ sót một vài sự việc nào đó.
Khảo bài bằng cách viết
Khi nhờ ai đó khảo bài dùm, thay vì đọc, bạn nên thử ghi ra giấy.
Khá hiệu quả để có thể nhớ lâu, và bạn cũng rèn được cách sắp xếp câu cú, ý tứ và trình tự sự kiện, cũng có cái để đọc lại và rút ra những thiếu sót luôn.
Đặt mục tiêu và cố gắng thực hiện
Đừng có ghi ra một đống mục tiêu trên mây rồi…để đó. Bạn hãy phân chia thời gian để ôn tập từ bây giờ đến ngày thi, mỗi ngày một ít sẽ tốt hơn học nhồi nhét.
Mỗi ngày học bao nhiêu câu, hôm nay học thêm câu mới thì cũng dành ra một ít thời gian ôn lại câu cũ. Hết một tuần lại tổng kết lại, ôn qua một lượt và có cái nhìn tổng quát về những gì trong tuần qua đã học.
Làm bài thi thử
Sưu tầm một số đề thi của những năm trước để có thể có hướng ôn tập đúng. Hãy canh chỉnh đồng hồ và bắt tay vào làm thử, điều đó giúp bạn phân bố thời gian phù hợp, và cũng biết được khả năng của mình tới đâu để có thể điều chỉnh phương pháp học kịp thời.
Khi làm bài thi
Cẩn thận kẻo lạc đề. Teen nhà mình thường không đọc kỹ đề, tìm được một ý gì đấy trong câu hỏi là viết hết tất cả những gì có liên quan. Tuy viết dư không bị trừ điểm, nhưng bạn sẽ bị trừ mất thòi gian vào những câu hỏi khác. Thế nên, hãy phân tích xem trọng tâm câu hỏi ở đâu, và chỉ đi thẳng vào ý chính là được rồi.
Lập dàn ý. Đừng lo lắng sẽ không đủ thời gian. Thật ra khi bạn lập một dàn ý với những gạch đầu dòng sơ lược ngoài giấy nháp, bạn sẽ không bỏ sót sự kiện, diễn biến, cũng như tránh luôn việc thiếu đầu thiếu đuôi hay thỉnh thoảng nhớ được gì đấy lại gặp cảnh phải viết chèn vào trên.
Chủ động phân bố thời gian hợp lý. Bạn nên xem qua số điểm ở mỗi câu và từ đó phân chia thời gian làm bài. Tránh trường hợp dừng lại quá lâu ở một câu hỏi và bỏ quên những câu khác. Câu dễ làm trước, khó thì làm sau.
Hình thức trình bày cũng khá quan trọng. Nếu chữ bạn không đẹp, thì cứ viết thưa ra, chỉ cần sáng sủa dễ đọc là được. Ngoài ra, câu cú phải gẫy gọn, mạch lạc, đừng có viết lộn xộn, chồng chéo sự kiện. Sẽ rối lắm đấy.
Môn sử sẽ không còn là ám ảnh nếu như bạn học và thi đúng cách. Chúc mọi người thi tốt nhé!
Đặng Thị Hạnh Dung